Ngứa vùng kín nữ gây nhiều lo lắng cho chị em
Tình trạng ngứa vùng kín nữ không còn là điều lạ lẫm đối với chị em. Tuy nhiên, vấn đề này lại luôn là tâm điểm thu hút sự quan tâm của phái yếu do nó gây cảm giác khó chịu, thiếu tự tin. Bên cạnh đó ngứa vùng kín nữ còn là mối đe dọa đến sức khỏe sinh sản bởi làm tăng nguy cơ viêm nhiễm nếu không được điều trị kịp thời. Vậy ngứa vùng kín nữ là bệnh gì? Làm thế nào để hết ngứa? Bài viết dưới đây sẽ giúp giải đáp tất cả các thắc mắc của chị em. Hãy cùng tìm hiểu!
I. Những biểu hiện ngứa vùng kín nữ thường gặp
Theo các bác sĩ chuyên khoa, ngứa vùng kín nữ xuất hiện một cách đột ngột, có khả năng tự khỏi mà không cần phải can thiệp nội khoa, tuy nhiên tỷ lệ tái phát rất cao. Đây có thể là một cảnh báo của các bệnh phụ khoa nguy hiểm, do vậy, chị em không thể xem nhẹ những dấu hiệu của ngứa vùng kín nữ để tránh để lại hậu quả khó lường. Những dấu hiệu trên lâm sàng cần chú ý:
– Xuất hiện những cơn ngứa ở bộ phận sinh dục ngoài với mức độ từ nhẹ đến dữ dội, phải dùng tay gãi mạnh dẫn đến tổn thương vùng kín.
– “Cô bé” xuất hiện những mụn nhỏ li ti hoặc tổn thương lớn hơn mà mắt có thể nhìn thấy được.
– Sưng tấy, viêm đỏ hay phù nề vùng kín. Triệu chứng này càng trở nên nghiêm trọng hơn nếu dùng tay gãi hoặc tác động kỳ cọ nhằm làm giảm ngứa.
– Khí hư ra nhiều, có mùi hôi khó chịu.
– Đau rát vùng kín khi quan hệ tình dục…
Ngứa vùng kín gây nhiều khó chịu, thiếu tự tin
II. Ngứa vùng kín nữ – Nguyên nhân do đâu?
Tình trạng ngứa vùng kín nữ xảy ra phổ biến ở chị em, có thể là do thói quen sinh hoạt hàng ngày hoặc bệnh lý phụ khoa, bệnh lây qua đường tình dục. Cụ thể:
1. Những thói quen sinh hoạt dẫn đến ngứa vùng kín nữ
Những sinh hoạt cá nhân hằng ngày chị em thường ít chú ý đến nhưng lại vô tình gây khó chịu cho “cô bé” như:
– Mặc quần lót quá chật:. Vùng sinh dục cũng cần “hít thở không khí” nên chất liệu vải sợi tổng hợp sẽ làm ẩm ướt, gây khó chịu và ngứa ngáy bộ phận nhạy cảm. Các chuyên gia khoa sản khuyến cáo nên sử dụng vải lót cotton, dễ thấm, thông thoáng.
Quần lót quá chật gây ngứa vùng kín nữ
– Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, không đúng cách, thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo. Điều này gây mất cân bằng pH âm đạo, tạo môi trường cho vi khuẩn, nấm phát triển gây viêm, ngứa.
– Dung dịch vệ sinh phụ nữ đang sử dụng không phù hợp với cá nhân người tiêu dùng cũng là một trong nguyên nhân gây ngứa vùng kín nữ.
– Dị ứng vùng kín với hóa chất hay gặp nhất là việc sử dụng bao cao su, băng vệ sinh chất lượng kém.
2. Nguyên nhân bệnh lý dẫn đến ngứa vùng kín nữ
Nấm Candida gây viêm âm đạo
Trong môi trường âm đạo, nấm men tồn tại hòa bình và được kiểm soát nhờ các loại lợi khuẩn khác. Tuy nhiên, khi nào gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ nhân lên nhanh chóng, gây mất kiểm soát dẫn đến viêm âm đạo làm cho phụ nữ ngứa ngáy. Các triệu chứng thường gặp:
– Âm đạo ngứa ngáy.
– Sưng tấy, đau đỏ niêm mạc âm đạo.
– Khí hư ra nhiều bất thường, có màu trắng đục, vón cục và mùi chua.
– Đau buốt khi tiểu tiện hay quan hệ tình dục, thậm chí chảy máu.
Nấm Candida gây viêm âm đạo
Viêm âm đạo gây ra bởi các vi khuẩn khác
Đây cũng là một trường hợp viêm âm đạo không đặc hiệu, gây ra bởi các vi khuẩn xấu tăng sinh quá mức trong môi trường âm đạo. Các triệu chứng hay gặp như:
– Ngứa âm đạo.
– Khí hư ra bất thường, có thể đặc quánh hay loãng gần như nước, màu xanh lá cây hoặc xám, mùi hôi rất khó chịu.
– Cảm thấy nóng rát khi tiểu.
– Nhiều chị em bị viêm âm đạo bởi vi khuẩn thường khá chủ quan do triệu chứng của bệnh không rầm rộ. Tuy nhiên, đối với phụ nữ có thai, đây là một tình trạng nguy hiểm. Do đó, mẹ bầu cần đến thăm khám và khai báo với bác sĩ chuyên khoa sản để được tư vấn điều trị đúng cách.
Viêm lộ tuyến tử cung
Viêm lộ tuyến tử cung là sự tăng sinh quá mức và xâm lấn ra ngoài của các tế bào tuyến ở ống cổ tử cung, đồng thời tăng tiết dịch âm đạo tạo môi trường phát triển cho vi khuẩn gây viêm. Những biểu hiện khí hư ra nhiều, màu trắng đục, mùi hôi, ngứa vùng kín, chảy máu âm đạo bất thường,… hay gặp trong bệnh lý này và gây ra ngứa vùng kín nữ.
Dấu hiệu viêm lộ tuyến tử cung không thể chủ quan
Viêm tử cung
Giống như viêm âm đạo, đây cũng là một trong những bệnh phụ khoa thường gặp với các triệu chứng ngứa cơ quan sinh dục ngoài, ra nhiều khí hư màu trắng đục, đau bụng dưới,…
Thông qua thủ thuật thăm khám, bác sĩ quan sát thấy cổ tử cung sần sùi, biến dạng. Viêm cổ tử cung cần được phát hiện và điều trị kịp thời, nếu không bệnh sẽ tái phát lại rất dễ phát triển thành ung thư.
Cơ quan sinh dục xuất hiện mụn rộp
Đây là bệnh xã hội phổ biến do virus Herpes Simplex Virus (HSV) gây ra. Các tổn thương ở sinh dục chủ yếu là nổi mụn nước hay vết loét gây ngứa, bỏng rát, khó chịu. Ngoài ra còn kèm theo các biểu hiện khác như:
– Âm đạo tiết nhiều khí hư có mùi hôi.
– Đau vùng xương chậu, sau khi quan hệ vợ chồng.
– Triệu chứng toàn thân: Mệt mỏi, sốt, nổi hạch bạch huyết, kém ăn, nóng rát khi đi tiểu,…
Herpes Simplex Virus gây mụn nước ở vùng kín
Hầu hết các chị em thường cảm thấy tự ti, e ngại khi biết mình mắc bệnh nên giấu giếm không đi khám làm cho bệnh càng tiến triển nặng thêm và có thể là nguồn lây nhiễm cho người xung quanh. Do đó, hãy chủ động đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và đưa các phác đồ điều trị hợp lý tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm.
Rận lông mu
Bệnh rận lông mu do con rận mu (Pthirus pubis) sống kí sinh trên lông vùng kín gây tình trạng ngứa vùng kín nữ. Theo khảo sát, khoảng 2% dân số trên toàn thế giới chịu ảnh hưởng từ bệnh này. Mặc dù nguyên nhân do loài ký sinh trùng nhưng tình trạng này lại được xếp vào các nhóm bệnh lây qua đường tình dục.
Rận mu sống kí sinh trên người gây ngứa vùng kín
Sau khi bị nhiễm khoảng 5 ngày, người bệnh bắt đầu cảm thấy ngứa, nhất là vào ban đêm. Kèm theo sốt nhẹ, cơ thể thiếu năng lượng, xuất hiện những chấm màu xanh xám hoặc xám đen tại vùng chịu tổn thương.
Sùi mào gà
Bệnh do virus HPV (Human papilloma virus) gây nên với triệu chứng điển hình ngứa vùng kín và xuất hiện u nhú bên trong và bên ngoài âm hộ. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (Center For Disease Control and Prevention – CDC) có tới một nửa nam và nữ giới có hoạt động tình dục bị nhiễm HPV 1 lần trong đời. Vì thế, hãy trang bị kiến thức y khoa cần thiết về sùi mào gà để bảo vệ mình và “người ấy” khỏi căn bệnh này.
Bệnh lý khác
Một số bệnh ngoài da như nấm, hắc lào, lang ben,…cũng là nguyên nhân khiến cho “cô bé” ngứa ngáy, khó chịu.
3. Ngứa vùng kín nữ do thay đổi sinh lý cơ thể
Tình trạng ngứa vùng kín nữ có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi đối tượng.
Ngứa vùng kín nữ ở tuổi dậy thì
Một số nguyên nhân chính gây nên tình trạng này ở các bé gái gồm:
– Tiết nhiều dịch âm đạo:
Đây là chất lỏng, trắng trong, không mùi giúp làm ẩm âm đạo, bôi trơn khi quan hệ tình dục và tạo môi trường thuận lợi để tinh trùng bơi đến gặp trứng, quá trình thụ thai được diễn ra. Tuy nhiên, dịch tiết này thường gây ẩm ướt, đặc biệt khi tiếp xúc với nước tiểu sẽ tạo điều kiện cho viêm nhiễm xảy ra và gây ngứa vùng kín nữ.
Khi cơ thể khỏe mạnh, người ta gọi là dịch tiết sinh lý. Trong các bệnh lý về phụ khoa thường được gọi là khí hư.
– Xuất hiện kinh nguyệt:
+ Tình trạng ngứa ngáy vùng kín nữ có thể diễn ra ngay trước, trong hay sau khi hành kinh xong khoảng vài ngày. Chính do nội tiết tố trong cơ thể thay đổi là nguyên nhân làm cho “cô bé” trở nên nhạy cảm hơn.
+ Bên cạnh đó các yếu tố về vệ sinh hay thói quen cũng là một lý do như lười thay băng vệ sinh, đóng băng vệ sinh quá chặt, vệ sinh không sạch sẽ, nước sinh hoạt bị ô nhiễm,…cũng là nguyên nhân làm ngứa vùng kín.
– Không chỉ thấy viêm nang lông những vị trí da khác trên cơ thể mà còn xuất hiện cả ở lông mu. Từ đó tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn sinh trưởng, tạo mùi hôi, gây ngứa ngáy và ở vùng này.
Ngứa vùng kín ở phụ nữ mang thai
– Cơ thể bà bầu xuất hiện nhiều biến đổi sinh lý rõ rệt, trong đó có dịch âm đạo tiết nhiều hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm,…tăng trưởng. Do đó, nếu biện pháp vệ sinh kém có thể gây ra các tình trạng viêm nhiễm phụ khoa.
– Cấu trúc cổ tử cung mở rộng khi có thai làm cho các tác nhân gây bệnh bên ngoài dễ dàng tiến sâu vào bên trong.
– Nồng độ Estrogen tăng cao, thai nhi ngày càng to gây chèn ép vùng chậu cũng là nguyên nhân làm cho khí hư ra nhiều hơn, vùng kín dễ bị kích ứng,…
III. Những hậu quả nguy hiểm của ngứa vùng kín nữ
Ngứa vùng kín không chỉ khiến phụ nữ cảm thấy ngứa ngáy, bứt rứt, chất lượng cuộc sống giảm sút mà còn gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe sinh sản. Nếu nguyên nhân do bệnh phụ khoa, bệnh tình dục không được điều trị ngay lập tức sẽ để lại hậu quả rất nghiêm trọng. Không chỉ vậy, virus, vi khuẩn, nấm có thể lây lan từ vùng tổn thương sang vùng lành gây viêm tắc vòi trứng, viêm nội mạc tử cung,…
Đặc biệt, phụ nữ có thai không thể chủ quan, bệnh phụ khoa nặng có thể làm tăng tỷ lệ dị tật bẩm sinh, sinh non, sức đề kháng thai nhi kém. Nhất là khi sinh thường, các loại nấm, vi khuẩn ở âm đạo dính lên trẻ sơ sinh gây viêm nhiễm các bộ phận như niêm mạc miệng, mắt, da,… Với những trẻ sơ sinh nữ, âm đạo có thể bị viêm, tình trạng này rất khó chữa trị do hệ miễn dịch của trẻ còn kém để sử dụng các loại thuốc như người lớn.
IV. Phải làm sao khi bị ngứa vùng kín nữ?
Việc điều trị tình trạng này dựa vào nguyên nhân gây bệnh để tìm biện pháp phù hợp:
– Nếu nguyên nhân gây bệnh đến từ các hóa mỹ phẩm, dung dịch rửa vùng kín, thuốc uống hãy dừng sử dụng những sản phẩm này, triệu chứng ngứa sẽ giảm dần và dần biến mất.
– Trường hợp do các bệnh ngoài da, bác sĩ có thể kê đơn điều trị bằng các thuốc uống kết hợp với thuốc bôi diệt nấm, vi khuẩn. Một số thuốc bôi thường được chỉ định như Nizoral, Clindamycin, Neomycin,…
– Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục gây ngứa vùng kín nữ như mụn rộp sinh dục, sùi mào gà,… có thể điều trị bằng phương pháp đốt laser ALA – PDT phối hợp với dùng thuốc nội khoa.
– Viêm nấm âm đạo, viêm lộ tuyến tử cung,… cần được điều trị phù hợp bằng thuốc uống, thuốc đặt, thuốc bôi, thuốc rửa hay đốt lộ tuyến.
Bên cạnh việc lưu ý đến các cơ sở phụ khoa thăm khám, chị em cần quan tâm đến một số vấn đề sau để ngăn ngừa tình trạng không nặng thêm:
– Lựa chọn quần áo thoải mái, chất liệu cotton, nhất là đồ lót để vùng kín luôn khô thoáng.
– Sử dụng dung dịch vệ sinh phù hợp, thành phần dịu nhẹ.
– Tuyệt đối không gãi vì hành động này càng làm cho tổn thương vùng kín hơn.
– Vệ sinh bộ phận sinh dục thường xuyên, sạch sẽ, đặc biệt trong những ngày hành kinh.
– Thay băng vệ sinh và rửa sạch vùng kín ít nhất 4 – 6 tiếng/ngày trong chu kỳ kinh nguyệt.
– Định kỳ 3 – 6 tháng/lần nên đi khám phụ khoa tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín.
V. Các cách điều trị ngứa vùng kín tại nhà an toàn, hiệu quả
Nếu tình trạng bệnh nhẹ, chị em có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian sau để tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, hãy đi khám phụ khoa ngay nến các triệu chứng ngứa ngáy không thuyên giảm.
Trị ngứa vùng kín tại nhà có thật sự hiệu quả?
1. Dùng lá trầu không điều trị ngứa vùng kín nữ
Trong lá trầu không chứa các thành phần có tác dụng chống viêm nhiễm và kháng khuẩn Vitamin, protein, khoáng chất, muối và tinh dầu. Do đó, từ xa xưa dân gian ta đã truyền tai nhau sử dụng trầu không để vệ sinh, giảm mùi hôi và khắc phục ngứa âm đạo.
Cách dùng:
– Rửa sạch lá trầu không, đem đun sôi lên với nước.
– Có thể dùng để xông hoặc lau rửa, vệ sinh vùng kín mỗi ngày.
– Để tăng hiệu quả sát khuẩn, có thể sử dụng kết hợp với muối.
2. Sử dụng muối vệ sinh vùng kín
Muối có tính sát khuẩn cao, làm phá vỡ môi trường tồn tại của vi khuẩn, ngăn cản sự phát triển của nó, do đó, có thể sử dụng muối để chấm dứt tình trạng ngứa âm đạo.
Cách dùng: Hòa tan một lượng muối vừa đủ với nước. Sau đó, vệ sinh vùng kín hằng ngày với nước muối. Tình trạng ngứa ngáy “cô bé” sẽ chấm dứt sau 1 – 2 tuần thực hiện.
Tuy nhiên, nếu lạm dụng quá thì có thể dẫn đến một số tình trạng sau:
– Tính kiềm của nước muối làm mất cân bằng pH trong âm đạo, dẫn đến tăng khả năng nhiễm khuẩn nặng hơn.
– Quan hệ tình dục đau rát do âm đạo bị khô
3. Trị ngứa vùng kín nữ bằng sữa chua
Nấm Candida gây ngứa vùng kín có thể bị tiêu diệt bởi Hydrogen Peroxide được phóng thích từ vi khuẩn Lactobacillus trong sữa chua. Bên cạnh đó, nó còn giúp cân bằng pH âm đạo, kiểm soát vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
Cách dùng:
– Ăn sữa chua mỗi ngày.
– Dùng bông hoặc tay đã rửa sạch chấm sữa chua vào âm đạo. Sau 10 phút, rửa sạch bằng nước.
4. Dùng lá ổi trị ngứa vùng kín nữ
Lá ổi là một vị thuốc trong đông y có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn tốt, lấy lại cân bằng pH âm đạo, chống lại sự nhân lên và phát triển của vi khuẩn.
Cách dùng:
– Rửa sạch lá ổi, đun sôi khoảng 10 phút trong nước.
– Để nguội, dùng nước lá ổi vệ sinh “cô bé”. Có thể sử dụng 3 lần/tuần.
5. Tỏi chữa ngứa vùng kín
Tỏi không chỉ là một gia vị trong bữa ăn mà còn được dùng để chữa được nhiều bệnh như viêm xoang, viêm họng,… đặc biệt có khả năng diệt vi khuẩn, chống viêm nhiễm bộ phận sinh dục ngoài rất tốt.
Cách dùng: Sử dụng tỏi trong các bữa cơm hằng ngày, uống nước tỏi hay nấu nước tỏi vệ sinh vùng kín.
Ngoài các cách nêu trên, chị em có thể sử dụng những nguyên liệu có sẵn trong nhà như lá chè, lá húng quế, lá bạc hà, nha đam, giấm táo,… để làm giảm tình trạng ngứa ngáy vùng kín.
VI. Lời khuyên từ các chuyên gia phụ sản để điều trị ngứa vùng kín nữ
Mặc dù các phương pháp dân gian đều là những cách điều trị dễ thực hiện, nguyên liệu rẻ tiền dễ kiếm nhưng chỉ khắc phục được triệu chứng, không giải quyết được tận gốc. Do đó cần thăm khám để điều trị dứt điểm. Các chuyên gia khuyên khi áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà:
– Chỉ nên áp dụng trong các trường hợp bệnh nhẹ. Đối với các bạn nữ viêm nhiễm lâu ngày sẽ không có tác dụng.
– Cần hết sức cẩn thận để tránh làm cho viêm nhiễm trở nặng hơn.
– Khi sử dụng một khoảng thời gian mà không thấy có cải thiện, thậm chí xuất hiện thêm những triệu chứng bất thường, chị em hãy đi khám phụ khoa ngay để được bác sĩ chẩn đoán bệnh và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
Nhìn chung, ngứa vùng kín nữ là một tình trạng mà chị em không nên thờ ơ và bỏ qua. Nhất là khi xuất hiện thêm các triệu chứng như ra nhiều khí hư, chảy máu vùng kín, đau rát, sưng đau,… thì hãy tới ngay cơ sở y tế hay phòng khám phụ khoa để được chẩn đoán bệnh và điều trị kịp thời.