Thuốc Cotrimstada là thuốc gì?
Nhà sản xuất
Công ty TNHH liên doanh Stada – Việt Nam.
Quy cách đóng gói
Hộp 10 vỉ x 10 viên.
Dạng bào chế
Viên nén.
Thành phần
Mỗi viên thuốc Cotrimstada có chứa các thành phần sau:
– Sulfamethoxazole 400mg.
– Trimethoprim 80mg.
– Tá dược vừa đủ.
Tác dụng của thuốc
Tác dụng của các hoạt chất chính có trong công thức
– Thuốc Cotrimstada thuộc nhóm kháng sinh phối hợp chứa 1 phần Trimethoprim và 5 phần Sulfamethoxazole.
– Cả hai kháng sinh này đều hoạt động theo cơ chế ngăn cản quá trình tổng hợp Acid Folic – thành phần quan trọng để vi khuẩn phát triển và tồn tại. Trong đó:
+ Enzyme Dihydrofolate reductase bị ức chế bởi Trimethoprim.
+ Enzyme Dihydrofolate synthetase bị ức chế bởi Sulfamethoxazol.
+ Đây là 2 enzym quan trọng nhất và tham gia xúc tác 2 giai đoạn liên tiếp của quá trình tổng hợp Acid Folic vi khuẩn. Cả hai kháng sinh này làm cho vi khuẩn thiếu Acid Folic chứ không làm chết vi khuẩn, do đó, chỉ có tác dụng kìm khuẩn.
+ Tuy nhiên, khi phối hợp chúng lại với nhau lại có tác dụng diệt khuẩn do ức chế tổng hợp Acid Folic ở 2 khâu liên tiếp. Hơn nữa, Sulfamethoxazol còn làm giảm lượng Acid Dihydrofolic cạnh tranh trên enzym Dihydrofolate reductase, làm tăng tác dụng của Trimethoprim.
Chỉ định
Thuốc được sử dụng trong các trường hợp nhiễm khuẩn sau:
– Nhiễm trùng đường tiết niệu:
+ Không xuất hiện các triệu chứng cấp tính.
+ Mạn tính hoặc tái phát.
– Cơn cấp tính của bệnh viêm phế quản mạn tính.
– Nhiễm trùng đường tiêu hóa:
+ Nhiễm khuẩn Shigella.
+ Tiêu chảy ở người đi du lịch.
– Viêm tai giữa cấp tính.
– Bệnh tả trên bệnh nhân chống chỉ định Tetracyclin hoặc nhiễm Vibrio cholerae đã thất bại khi điều trị bằng Tetracyclin.
– Viêm phổi do Pneumocystis jiroveci.
– Bệnh do Nocardia.
– Dự phòng nhiễm Toxoplasma.
Cách dùng
Cách sử dụng
– Uống trong bữa ăn.
– Uống cả viên thuốc với 1 cốc nước đầy.
– Sử dụng thuốc đúng liều lượng và số ngày chỉ định kể cả khi bệnh đã thuyên giảm nhiều.
Liều dùng
Liều dùng được điều chỉnh phù hợp với từng đối tượng sử dụng:
Người lớn
– Nhiễm trùng đường tiết niệu.
+ Không xuất hiện các triệu chứng cấp tính: 2 viên x 2 lần/ngày trong 10 ngày hoặc 4 viên x 1 lần/ngày trong 3 – 7 ngày.
+ Mạn tính hoặc tái phát: 2 viên x 2 lần/ngày trong 10 – 14 ngày.
+ Viêm tuyến tiền liệt: 2 viên x 2 lần/ngày trong 3 – 6 tháng.
– Cơn cấp tính của bệnh viêm phế quản mạn tính: 2 viên x 2 lần/ngày trong 10 – 14 ngày.
– Nhiễm trùng đường tiêu hóa:
+ Nhiễm khuẩn Shigella: 2 viên x 2 lần/ngày trong 5 ngày.
+ Tiêu chảy ở người đi du lịch: 2 viên x 2 lần/ ngày trong 3 – 5 ngày.
– Viêm tai giữa cấp tính: 2 viên x 2 lần/ngày trong 10 ngày.
– Bệnh tả: 2 viên x 2 lần/ngày trong 3 ngày, phối hợp với bù dịch và điện giải.
– Viêm phổi do Pneumocystis jiroveci:
+ Uống 120mg/kg/ngày, chia làm 2 – 4 lần, uống trong 2 – 3 tuần.
+ Phòng ngừa trên bệnh nhân từ 13 tuổi trở lên bị nhiễm HIV: 2 viên/ngày trong 3 ngày liên tiếp.
– Bệnh do Nocardia và dự phòng nhiễm Toxoplasma: 2 viên/ngày trong 2 – 3 tuần.
Trẻ em: 48mg/kg/ngày, chia làm 2 lần uống.
Bệnh nhân suy thận:
Khuyến cáo chỉ sử dụng cho bệnh nhân từ 12 tuổi trở lên. Điều chỉnh giảm liều theo độ thanh thải Creatinin.
– Độ thanh thải Creatinin > 30ml/phút: Không cần giảm liều.
– Độ thanh thải Creatinin 15 – 30ml/phút: giảm ½ liều khuyến cáo.
– Độ thanh thải Creatinin <15ml/phút: Chống chỉ định.
Cách uống thuốc: Đối với trường hợp uống 2 lần 1 ngày thì chỉ định cách 12 tiếng uống 1 lần.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều
Khi quên liều.
Uống ngay khi nhớ ra và vẫn tiếp tục uống liều tiếp theo như kế hoạch. Đừng uống gấp đôi liều với mục đích bù liều đã quên, sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Trong trường hợp nhớ ra liều đã quên gần với lúc uống liều tiếp theo thì bỏ qua.
Khi quá liều.
– Các tác dụng ngoài ý muốn có thể gặp như:
+ Rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, nôn, tiêu chảy).
+ Suy giảm trí tuệ, lú lẫn.
+ Nhức đầu.
+ Suy tủy xương.
+ Sưng mặt.
+ Tăng nhẹ Aminotransferase.
– Đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở ý tế gần nhất khi gặp các tác dụng bất lợi trên để được thăm khám và điều trị hợp lý. Bệnh nhân nên được theo dõi các chỉ số cận lâm sàng như nồng độ các chất điện giải trong huyết thanh và công thức máu.
Chống chỉ định
Thuốc không được sử dụng trên các đối tượng sau:
– Quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
-Bệnh gan nghiêm trọng.
– Suy thận nặng, độ thanh thải Creatinin < 15ml/phút.
– Thiếu máu ưu sắc do thiếu hụt Folate.
– Trẻ em < 2 tháng tuổi.
-Phụ nữ có thai và cho con bú.
Tác dụng không mong muốn
Các tác dụng phụ có thể gặp trong quá trình sử dụng thuốc:
– Thường gặp các trường hợp rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
– Các phản ứng dị ứng:
+ Hay gặp: Sốt, phát ban da, nhạy cảm với ánh sáng, hồng ban, viêm da tróc vảy, ngứa.
+ Có thể dẫn tới tình trạng nghiêm trọng như hoại tử biểu bì, hội chứng Stevens – Johnson, thậm chí tử vong.
+ Viêm da, lupus ban đỏ hệ thống, làm nặng thêm các bệnh nền đã có sẵn.
+ Hoại tử ống thận, viêm thận kẽ và một số triệu chứng như đau thắt lưng, tiểu ít, tiểu khó, tiểu ra máu.
+ Rối loạn máu: Thiếu máu bất sản, tăng bạch cầu ái toan, giảm bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu,…
+ Vàng da ứ mật và rối loạn men gan.
– Hiếm gặp: Thiếu máu tán huyết cấp tính, da xanh tím.
Hãy liên hệ ngay với bác sĩ hoặc dược sĩ khi gặp bất kỳ tác dụng ngoài ý muốn nào trong quá trình sử dụng để được tư vấn hợp lý.
Tương tác thuốc
Trong quá trình sử dụng thuốc Cotrimstada có thể xảy ra tương tác với các thuốc khác và đồ uống như:
– Làm tăng nguy có chảy máu khi sử dụng cùng Warfarin, đặc biệt ở người cao tuổi và bệnh nhân suy gan, suy thận. Hãy liên hệ ngay với bác sĩ khi quan sát thấy các triệu chứng sau bầm tím bất thường, nôn, sưng, đại tiểu tiện ra máu, đau đầu, chóng mặt, yếu mệt.
– Trimethropim ức chế enzym CYP450, làm giảm chuyển hóa Phenytoin. Nồng độ Phenytoin trong huyết thanh tăng cao, dẫn đến tăng độc tính của thuốc gồm: co giật mắt, mất thăng bằng, run, cứng cơ, yếu mệt, buồn nôn, đau đầu nhẹ, thở chậm và nông,…
– Dùng đồng thời với Methotrexate làm tăng ức chế men khử Dihydrofolate, dẫn đến tăng nguy cơ suy tủy nặng và thiếu máu hồng cầu khổng lồ (đặc biệt trên bệnh nhân suy thận và người cao tuổi). Các dấu hiệu và triệu chứng có thể gặp như sốt, ớn lạnh, đau họng, dễ bầm tím, da xanh xao, chóng mặt, mệt mỏi, lờ đờ, ngứa ran tay hoặc chân,…
– Làm giảm đáng kể nồng độ Cyclosporin huyết thanh khi dùng kết hợp, tăng nguy cơ thải ghép nội tạng. Hơn nữa, sự kết hợp này còn dẫn đến tăng nguy cơ tác dụng phụ nguy hiểm trên thận.
– Đã có báo cáo thiếu máu hồng cầu khổng lồ trên bệnh nhân dùng kết hợp với thuốc Cotrimstada với Pyrimethamin quá 25mg/tuần.
– Làm giảm hiệu quả điều trị của thuốc chống trầm cảm 3 vòng khi dùng phối hợp.
– Ngộ độc mê sảng đã được báo có khi dùng chung với Amantadin.
– Các báo cáo tương tác thuốc ở trên vẫn chưa được đầy đủ. Do đó, báo cáo ngay với bác sĩ những thuốc bạn đang sử dụng kể cả Vitamin và thực phẩm chức năng để được kê đơn hợp lý.
Lưu ý khi sử dụng và cách bảo quản
Đối với phụ nữ có thai và đang cho con bú
– Thuốc vượt qua được hàng rào nhau thai và gây ảnh hưởng đến chuyển hóa Acid Folic làm tăng dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Hơn nữa, Sulfamethoxazole làm tăng đẩy Bilirubin ra khỏi Albumin nên có thể gây vàng da ở trẻ sơ sinh. Do đó, không sử dụng thuốc trên nhóm đối tượng này.
– Thuốc được đào thải một phần qua sữa mẹ. Trẻ em sơ sinh rất nhạy cảm với độc tính của thuốc như Sulfamethoxazole có thể gây vàng da trên trẻ dưới 2 tháng tuổi. Quyết định ngừng sử dụng thuốc trên mẹ hoặc ngừng cho con bú là cần thiết.
Đối với người lái xe và vận hành máy móc
Có thể xuất hiện các dấu hiệu mệt mỏi, chóng mặt, căng thẳng, đau đầu. Thận trọng sử dụng thuốc đối với người lái xe và vận hành máy móc.
Bảo quản
Để thuốc nơi có nhiệt độ tháng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và độ ẩm không khí cao.
Thuốc Cotrimstada giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Hiện nay thuốc đã được phân phối tại các cơ sở bán lẻ thuốc trên toàn quốc với giá dao động khoảng 75.000 VNĐ/hộp.
Để mua được sản phẩm chính hãng, với giá cả hợp lý, được dược sĩ tư vấn tận tình, kết hợp với dịch vụ giao hàng nhanh chóng, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline hoặc đặt hàng trực tiếp ngay trên website.
Chúng tôi cam kết luôn là địa chỉ uy tín cung cấp cho khách hàng các sản phẩm chất lượng nhất, giả cả hợp lý với dịch vụ giao hàng nhanh nhất.
Review của khách hàng về chất lượng sản phẩm
Nhiều người đặt câu hỏi Thuốc Cotrimstada có tốt không? Để trả lời câu hỏi trên, hãy cùng chúng tôi Dược Điển Việt Nam điểm lại những ưu nhược điểm chính của sản phẩm này như sau:
Ưu điểm
– Nếu dùng riêng rẽ 2 loại kháng sinh Sulfamethoxazole và Trimethoprim chỉ có tác dụng kìm khuẩn. Nhưng khi phối hợp chúng trong thuốc Cotrimstada lại có tác dụng diệt khuẩn.
– Phổ tác dụng rộng.
– Giá cả phù hợp với kinh tế người sử dụng.
Nhược điểm
– Không phải là kháng sinh ưu tiên để điều trị nhiễm khuẩn trên phụ nữ có thai và cho con bú.
– Xảy ra nhiều tương tác nghiêm trọng với các thuốc khác.
– Tăng nguy cơ sỏi thận, thuốc khó tan sẽ lắng đọng và kết tinh thành sỏi ở thận hoặc niệu quản. Do đó, phải uống nhiều nước trong quá trình sử dụng thuốc.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.