Xét nghiệm chỉ số Triglyceride
Chỉ số mỡ máu Triglyceride là một trong những chỉ số quan trọng để xét nghiệm toàn bộ mỡ máu trong cơ thể. Nếu chỉ số này cao có thể gây ra tình trạng gì và biến chứng nguy hiểm. Xác định chỉ số Triglyceride như thế nào? Mục đích của xác định chỉ số này ra sao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số thông tin về giải pháp kiểm soát nồng độ mỡ máu hiệu quả, ngăn ngừa tăng Triglycerid máu?
1. Chỉ số Triglyceride là gì?
Triglyceride là một dạng chất béo mà cơ thể sử dụng mỗi ngày. Chúng là sản phẩm cuối của quá trình tiêu hóa và phân hủy chất béo trong thức ăn. Cơ thể chuyển hóa toàn bộ calo không sử dụng đến thành Triglyceride, sau đó nó được lưu trữ trong tế bào mỡ. Khi ăn nhiều calo hơn mức cơ thể đốt cháy, có thể làm tăng Triglyceride, đặc biệt từ thực phẩm giàu carbohydrate.
Khi Triglyceride cao trong máu có thể làm cứng hoặc dày thành động mạch, dẫn đến tăng nguy cơ đột quỵ hoặc các bệnh liên quan đến tim mạch. Ngoài ra, hiện tượng này còn gây ra tình trạng tuyến tụy bị viêm cấp tính.
Chỉ số Triglyceride làm cứng và dày thành động mạch
2. Giá trị của chỉ số mỡ máu Triglyceride
Bằng các xét nghiệm thông thường sẽ cho một bảng chỉ số mỡ máu, thể hiện các loại cholesterol khác nhau, bao gồm cả loại tốt và loại xấu. Chỉ số này có ý nghĩa quan trọng trong việc cảnh báo tình trạng sức khỏe của mỗi người. Từ bảng chỉ số Triglyceride phân loại các mức độ như sau:
– Mức bình thường: nhỏ hơn 150 mg/dl hay 1,7 mmol/l.
– Mức ranh giới cao: 150 – 199 mg/dl hay 1,7 – 2 mmol/l.
– Mức cao: 200 – 499 mg/dl hay 2 – 6 mmol/l.
– Mức rất cao: trên 500 mg/dl hay trên 6 mmol/l.
Ngoài ra, bảng còn có một số chỉ số sau:
– HDL.
– LDL.
– Cholesterol.
Để xác định kết quả chính xác nhất, cần nhịn ăn từ 9 -14 tiếng và không được uống rượu bia trong 24 giờ trước khi xét nghiệm. Trong khoảng thời gian này chỉ được uống nước lọc. Cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ nếu được yêu cần ngừng một số loại thuốc.
3. Biến chứng nguy hiểm khi tăng chỉ số mỡ máu Triglyceride
Chỉ số Triglyceride cao dẫn đến một số biến chứng cực kỳ nguy hiểm như sau:
– Viêm tụy: Tuyến tụy là cơ quan cung cấp dịch tiêu hóa để phân hủy và tiêu thụ thức ăn. Khi chỉ số này cao dẫn đến sưng tụy làm đau bụng dữ dội, sốt và nôn. Đặc biệt nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh khi dịch tiêu hóa rò rỉ ra bên ngoài tuyến tụy.
– Tiểu đường tuýp 2: hội chứng chuyển hóa bao gồm Triglyceride cao, huyết áp cao, Cholesterol tốt thấp (HDL), nồng độ đường trong máu cao. Khi chỉ số Triglyceride cao cộng với những bất thường ở trên đều làm tăng nguy cơ phát triển thành tiểu đường tuýp 2.
– Các vấn đề về tim mạch: những người trẻ với Triglyceride ở mức rất cao có nguy cơ mắc bệnh tim 4 lần.
– Đột quỵ: Chỉ số Triglyceride tăng cao làm giảm lượng máu trong các động mạch. Khi giảm đột ngột trong tế bào não sẽ gây tổn thương não, dẫn tới đột quỵ.
– Ảnh hưởng đến gan: Do gan là cơ quan lưu trữ nhiều mỡ trong cơ thể. Nên khi mắc bệnh đái tháo đường, thừa cân hoặc nồng độ chỉ số Triglyceride cao đều là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ.
– Đau và tê chân: Cơ thể chứa quá nhiều mỡ tạo ra mảng bám trong động mạch chảy đến chân, từ đó phát triển thành bệnh động mạch vành ngoại biên.
4. Các phương pháp để kiểm soát chỉ số mỡ máu hiệu quả
Chìa khóa của việc kiểm soát chỉ số mỡ máu là xây dựng lối sống lành mạnh, bao gồm các giải pháp điều trị dưới đây:
– Tập thể dục thường xuyên: dành ít nhất 30 phút mỗi ngày, tất cả các ngày trong tuần để hoạt động thể chất. Hoạt động này có thể giúp cải thiện tình trạng Triglyceride cao và tăng Cholesterol tốt. Có thể bằng những hoạt động nhỏ như đi bộ trong giờ nghỉ hoặc leo cầu thang tại nơi làm việc.
Tập thể dục thường xuyên giúp kiểm soát mỡ máu
– Hạn chế tiêu thụ đường hoặc carbohydrate tinh chế: một số thực phẩm như đường fructose, bột mì trắng có thể là nguyên nhân làm tăng Triglyceride.
– Lựa chọn chất béo lành mạnh hơn: Thay chất béo bão hòa trong thịt bằng chất béo lành mạnh trong thực vật như dầu hạt cải, dầu ô liu,… Thay thịt đỏ bằng cá chứa nhiều omega-3 như cá thu, cá hồi,… Tránh ăn các đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ.
– Hạn chế uống rượu: trong rượu có chứa nhiều calo và đường, gây tác động mạnh mẽ lên Triglyceride. Nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu uống nhiều hơn 1 ly mỗi ngày ở phụ nữ hoặc 2 ly đối với nam làm tăng mức độ của Triglyceride rất nhiều.
5. Xét nghiệm kiểm soát chỉ số mỡ máu
Một số đối tượng nên tiến hành xét nghiệm tầm soát chỉ số mỡ máu như người ở độ tuổi trung niên, cao tuổi, có chẩn đoán nguy cơ cao mắc các vấn đề về tim mạch. Một số chỉ số khác như:
Các chỉ số khác liên quan đến mỡ máu
5.1 Chỉ số Cholesterol toàn phần
– Nhỏ hơn 200 mg/dl (5,1mmol/l): Cơ thể khỏe mạnh, nguy cơ thấp mắc các bệnh tim mạch.
– Từ 200 – 239 mg/dl (5,1 – 6,2 mmol/l): có vấn đề về sức khỏe, cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt để kiểm soát chỉ số.
– Lớn hơn 240 mg/dl (6,2 mmol/l): Nguy cơ cao mắc các vấn đề về tim mạch.
Chỉ số Cholesterol cao với tỷ lệ bằng nhau ở cả nam và nữ trên 50 tuổi. Tuy nhiên, khi dưới 50 tuổi thì nam giới thường xuất hiện tình trạng này nhiều hơn.
5.2 Chỉ số LDL-cholesterol
Chỉ số chỉ cần được xét nghiệm khi mắc xơ vữa động mạch, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu,…
Mức bình thường nhỏ hơn 130 mg/dl (3,3 mmol/l). Khi lớn hơn 160 mg/dl (4,1 mmol/l) xuất hiện tác hại cho cơ thể.
5.3 Chỉ số HDL-cholesterol
Chỉ số được thực hiện trong trường hợp rối loạn mỡ máu, cao huyết áp, xơ vữa động mạch hoặc trên 40 tuổi kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Mức bình thường lớn hơn 50 mg/dl (1,3mmol/l). Khi dưới 40 mg/dl (1mmol/l) là ngưỡng gây hại cho cơ thể.
Do đó, bệnh nhân cần lưu ý khám bệnh định kỳ để định lượng chính xác chỉ số Triglycerid của cơ thể cùng các chỉ số khác. Từ đó, có biện pháp khắc phục các vấn đề về sức khỏe hiệu quả, tránh nguy cơ xuất hiện các bệnh lý nguy hiểm.
Cơ thể tích tụ Triglyceride vào các tế bào mỡ và gan gây ra những biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, viêm tuy, đột quỵ,… rất nguy hiểm cho cơ thể. Chính vì vậy, chúng tôi mong rằng, quý bạn đọc có thêm hiểu biết và những biện pháp thích hợp để kiểm soát chỉ số mỡ máu ở mức bình thường.