Đau ruột thừa: Dấu hiệu nguy hiểm của viêm ruột thừa

Nếu nội dung bài viết chưa chính xác, vui lòng thông báo cho chúng tôi tại đây

Đau ruột thừa: Dấu hiệu nguy hiểm của viêm ruột thừa

Đau ruột thừa: Dấu hiệu nguy hiểm của viêm ruột thừa

Đau ruột thừa là dấu hiệu cảnh báo sớm của các bệnh lý liên quan đến ruột thừa, thường gặp nhất là viêm ruột thừa. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể nguy hiểm đến tính mạng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu đầy đủ về triệu chứng đau ruột thừa để kịp thời phát hiện và xử trí hiệu quả.

1. Vị trí của ruột thừa?

Ruột thừa thuộc ống tiêu hóa, nằm sau manh tràng. Đó là 1 ống mỏng, dài khoảng 5 – 10cm, được nối sau ruột già. Đối chiếu lên trên bụng, vị trí thông thường nằm ở vùng bụng dưới phía bên phải, tuy nhiên một số trường hợp đặc biệt, nó nằm ở các vị trí khác.

2. Nguyên nhân dẫn đến đau ruột thừa

Có hai nguyên nhân chính dẫn đến đau ruột thừa:

– Viêm ruột thừa: nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đau ruột thừa bên phải.

– Khối u ruột thừa: hiếm gặp hơn so với viêm ruột thừa.

Hiện chưa biết rõ chức năng của ruột thừa. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, ruột thừa có một số vai trò như chứa các lợi khuẩn có ích, cải thiện chức năng ống tiêu hóa sau các lần tiêu chảy do nguyên nhân nhiễm trùng đường tiêu hóa. Nó không giữ chức năng quan trọng và nếu không may phải phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa, chúng ta có thể sống khỏe mạnh. Tuy nhiên, khi ruột thừa bị viêm, nếu không được chữa bệnh kịp thời, có thể bị vỡ và giải phóng các vi khuẩn nguy hiểm vào ổ bụng, ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. 

Viêm ruột thừa là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến phẫu thuật ổ bụng khẩn cấp. Thường xảy ra khi có dị vật, chất nhày chắn vị trí liên kết giữa ruột già và ruột thừa. Sự tắc nghẽn này dẫn đến kích ứng, viêm, nhiễm trùng, cảnh báo viêm ruột thừa cấp tính. 

Ruột thừa bị vỡ hiếm khi xảy ra trong 24 giờ đầu sau khi xuất hiện các dấu hiệu, nhưng nguy cơ tăng cao sau 48 giờ. Không phải tất cả mọi người viêm ruột thừa đều có triệu chứng giống nhau, tuy nhiên một số dấu hiệu thường gặp được liệt kê dưới đây.

3. Dấu hiệu nhận biết sớm viêm ruột thừa

3.1 Điểm đau ruột thừa

Vị trí đau ruột thừa ở phía bụng dưới bên tay phải

Vị trí đau ruột thừa ở phía bụng dưới bên tay phải

Những cơn đau đầu tiên của viêm ruột thừa thường âm ỉ khắp vùng bụng. Khi ruột thừa phát triển viêm và sưng nhiều hơn, lớp niêm mạc (hay còn gọi là phúc mạc) bị kích thích dẫn đến những cơn đau cục bộ, đau nhói phần bụng dưới phía bên phải. Dần dần cơn đau trở nên dữ dội, liên tục và nhức nhối hơn. Cơn đau cũng trầm trọng hơn khi di chuyển, ho, hắt hơi hoặc hít thở sâu.

Một số trường hợp đặc biệt ruột thừa nằm sau ruột già, viêm ruột thừa khiến những đối tượng này đau lưng hoặc vùng chậu. Hoặc đau dưới sườn phải nếu ruột thừa nằm dưới gan,…

Ngoài ra, mức độ đau ruột thừa còn ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau như khả năng chịu đau của người bệnh, các thuốc đang được sử dụng, sức đề kháng và tình trạng bệnh lý.

3.2 Rối loạn tiêu hóa, bụng cảm thấy khó chịu kèm nôn mửa kéo dài

Viêm ruột thừa có thể gây buồn nôn và nôn mửa. Ngoài ra, còn có một số triệu chứng khác như chán ăn, táo bón hoặc tiêu chảy nặng.

Một dấu hiệu khác cho thấy viêm ruột thừa tiềm ẩn là đi ngoài chứa nhiều khí do tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ ruột.

Các triệu chứng này xuất hiện theo thứ tự sau: Chán ăn, đau ruột thừa, sau đó nôn ói. Nếu nôn trước khi thấy đau thì xem xét những triệu chứng khác để chẩn đoán được chính xác.

3.3 Run và sốt

Viêm ruột thừa thường gây ra sốt nhẹ từ 37,2 – 38 độ C kèm theo các cơn ớn lạnh. Khi ruột thừa bị vỡ, nhiễm trùng xảy ra khiến cơ thể sốt cao hơn, nhịp tim có thể tăng.

Sốt - Một trong những dấu hiệu của viêm ruột thừa

Sốt – Một trong những dấu hiệu của viêm ruột thừa

3.4 Thành bụng co cứng

Cùng với những cơn đau ruột thừa điển hình, có xuất hiện tình trạng thành bụng co cứng hơn.

Một số triệu chứng khác ít phổ biến hơn, bao gồm đi tiểu đau hoặc khó khăn, chuột rút nghiêm trọng,…

4. Thời gian ủ bệnh của viêm ruột thừa

Triệu chứng đầu tiên và luôn xuất hiện của viêm ruột thừa là đau ruột thừa. Thời gian đau phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, thể trạng của từng người.

Thông thường khi mới bắt đầu viêm ruột thừa, người bệnh đau kéo dài 1 – 12 tiếng, chủ yếu phần bụng dưới bên phải, khu vực quanh rốn, thượng vị. Các triệu chứng khác của viêm ruột thừa xuất hiện trong vòng 24 giờ. Nếu viêm ruột thừa gây biến chứng vỡ, có thể trong 48 giờ.

Do đó, khi nhận thấy những dấu hiệu trên cần đến bệnh viện để chẩn đoán và có phương án điều trị kịp thời. Tuyệt đối không được ăn, uống hoặc sử dụng các thuốc giảm đau, thuốc nhuận tràng mà chưa được xác định chính xác nguyên nhân.

5. Khối u ruột thừa

Một số ít người đau ruột thừa do khối u ở bộ phận này. Dấu hiệu của bệnh là ruột thừa viêm, sưng do khối u tiết các chất hóa học. Đau ruột thừa do khối u thường nhẹ hơn, phát triển chậm và không yêu cầu can thiệp cấp cứu.

Để chẩn đoán trường hợp này thường dễ dàng hơn, có thể bằng siêu âm, MRI hoặc CT Scan.

Ruột thừa trên ảnh chụp CT

Ruột thừa trên ảnh chụp CT

6. Triệu chứng nhận biết đau ruột thừa ở trẻ em

Dấu hiệu nhận biết đau ruột thừa ở trẻ em

Dấu hiệu nhận biết đau ruột thừa ở trẻ em

Không phải lúc nào trẻ cũng nói rõ hoặc mô tả chính xác cảm xúc của mình. Trẻ cũng gặp khó khăn trong việc xác định vị trí đau, điều này khiến cha mẹ không thể xác định nguyên nhân do viêm ruột thừa hay không. Từ đó, rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý đường tiêu hóa khác hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu.

Viêm ruột thừa gây nguy hiểm với bất cứ đối tượng nào, đặc biệt nguy cơ tử vong cao nhất thường xảy ra ở trẻ sơ sinh, trẻ đang tập đi hoặc mới biết đi.

Triệu chứng nhận biết đau ruột thừa ở trẻ, bao gồm:

– Trẻ dưới 2 tuổi: Nôn mửa, chướng bụng hoặc bụng mềm.

– Trẻ lớn hơn: buồn nôn và nôn, đau ở phía bên phải của phần bụng dưới.

7. Triệu chứng đau ruột thừa khi mang thai là gì?

Phụ nữ mang thai vào những tháng cuối của thai kỳ có tử cung phát triển, đẩy ruột thừa lên cao. Chính vì vậy, cơn đau có thể xảy ra ở vùng bụng trên thay vì phần bụng dưới.

Kèm theo dấu hiệu đau bụng, bà bầu cũng dễ ợ chua, đầy hơi, các đợt tiêu chảy, táo bón xen kẽ nhau.

 

Nhận biết sớm viêm ruột thừa ở bà bầu

Nhận biết sớm viêm ruột thừa ở bà bầu

8. Điều trị viêm ruột thừa

Chẩn đoán viêm ruột thừa gặp khó khăn do các dấu hiệu thường không điển hình, có thể nhầm lẫn với những bệnh lý khác như nhiễm trùng đường tiết niệu, bàng quang, sỏi mật,… Dựa vào việc thăm khám, bác sĩ còn yêu cầu một số xét nghiệm nhất định để chẩn đoán có mắc bệnh viêm ruột thừa hay không. Những biện pháp chẩn đoán, bao gồm:

– Khám bụng: Kiểm tra mức độ đau ở phần bụng dưới bên phải, đồng thời có sưng hay chướng bụng không?

– Tìm dấu hiệu nhiễm trùng bằng xét nghiệm máu.

– Xét nghiệm nước tiểu được thực hiện để loại trừ cơn đau do nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc sỏi thận.

– Nội soi ổ bụng hoặc chụp CT Scan.

Viêm ruột thừa được điều trị như một trường hợp khẩn cấp, do nguy cơ đe dọa đến tính mạng. Nếu chính xác mắc viêm ruột thừa, các bác sĩ sẽ quyết định phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa. Hiện nay có thể thực hiện cắt ruột thừa mở hoặc bằng nội soi.

Viêm ruột thừa điều trị bao lâu? Sau khi mổ, cơ thể sẽ phục hồi dần dần, có thể đứng lên và đi lại trong khoảng 12 giờ sau đó. Người bệnh trở lại cuộc sống thường ngày sau 2 – 3 tuần. Nếu nội soi ổ bụng khả năng phục hồi nhanh hơn.

Chi phí để mổ ruột thừa

– Ngày nay, mổ ruột thừa bằng nội soi chủ yếu được áp dụng.

– Chi phí mổ ruột thừa ở mỗi bệnh viện khác nhau sẽ có mức phí khác nhau. Tuy nhiên, mức phí cơ bản mổ nội soi ruột thừa theo bảo hiểm y tế là 2.564.000 VNĐ theo thông tư 13/2019/TT-BYT.

9. Đau ruột thừa nên ăn gì và không nên ăn gì?

Sau khi mổ ruột thừa cần phải có chế độ dinh dưỡng phù hợp, lành mạnh, bao gồm thức ăn nhiều chất xơ, thực phẩm giúp mau lành vết thương và tăng cường hệ miễn dịch. 

– Ngay sau khi mổ ruột thừa, hệ tiêu hóa vẫn còn nhạy cảm và yếu ớt. Do đó cần bổ sung những thực phẩm dễ tiêu hóa như súp, cháo, sữa chua, canh,… 

– Khi vết thương đã lành hơn phải ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho người bệnh. Một số loại thực phẩm giàu đạm và kẽm như trứng cũng thích hợp cho người mới mổ ruột thừa.

– Để cơ thể mau lành vết thương hơn, cần cung cấp đủ 4 nhóm dưỡng chất: chất đạm, chất béo, đường và vitamin. Mỗi nhóm giữ vai trò khác nhau trong quá trình hồi phục. Thực phẩm giàu đạm giúp liên kết các mô và tổng hợp protein cần thiết. Chất béo giúp hình thành màng tế bào và giảm viêm. Đường cung cấp năng lượng để tái tạo các mô và mạch máu mới. Cuối cùng, vitamin giúp chuyển hóa chất dinh dưỡng một cách dễ dàng hơn.

– Bổ sung nước và những thực phẩm giàu chất xơ từ rau củ như: bông cải xanh, quả mâm xôi, đậu xanh, lúa mạch, cháo bột yến mạch,… Chế độ ăn nhiều chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón và tích tụ phân. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm ruột thừa.

– Cung cấp thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch, đặc biệt là bổ sung kẽm giúp hình thành kháng thể, bạch cầu, góp phần vào phát triển hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Thực phẩm mau lành vết thương

Thực phẩm mau lành vết thương

Cùng với việc bổ sung thực phẩm để bảo vệ vết thương cũng cần hạn chế thức ăn, đồ uống ảnh hưởng xấu đến hệ thống tiêu hóa, bao gồm:

– Sữa và các sản phẩm từ sữa (trừ sữa chua): Sau khi uống sữa sẽ tạo mảng dày ở niêm mạc ruột, làm tăng nguy cơ gây độc tố, ảnh hưởng không tốt cho đường ruột.

– Không được sử dụng chất kích thích như rượu, bia, nước có gas,… do chậm quá trình lành vết thương và phòng tránh nguy cơ nhiễm trùng.

– Thực phẩm lên men như dưa muối, cà muối,… có chứa nhiều acid gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa còn đang yếu.

Nếu không xử lý kịp thời, viêm ruột thừa có thể bị vỡ dẫn đến tràn phân và vi khuẩn xâm nhập vào khoang bụng, ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Chính vì vậy, chúng ta cần biết những dấu hiệu cơ bản của đau ruột thừa để điều trị kịp thời và hiệu quả nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *