Sán chó là ký sinh trùng nguy hiểm có thể lây nhiễm vào người thông qua chó. Nhận biết nhiễm sán chó như thế nào? Phải làm gì khi phát hiện nhiễm sán chó? Cùng tìm hiểu ngay với chúng tôi qua bài viết sau đây!
1. Sán chó là gì?
Sán chó có tên khoa học là Toxocara canis, lây nhiễm vào cơ thể người thông qua sự tiếp xúc với chó. Đây là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ hơn do thường xuyên chơi với chó nhưng lại không biết cách tự vệ sinh thân thể.
Thông thường, hậu môn chó chứa khá nhiều trứng sán, khi chó liếm hậu môn rồi lại liếm lên tay người hay các vật dụng trong nhà sẽ làm phát tán trứng sán gây ra sự lây nhiễm. Khi trứng sán xâm nhập vào cơ thể người, chúng sẽ phát triển thành nang sán rồi vỡ ra tạo thành hàng triệu đầu sán non di chuyển khắp cơ thể đến các hệ cơ quan khác như gan, não, mắt,…
Đường đi của sán chó
2. Triệu chứng bệnh sán chó
Người bị nhiễm sán chó có các đặc điểm sau đây:
– Sút cân nhanh: sán chó ký sinh sẽ hút các chất dinh dưỡng có trong cơ thể người để sinh sống. Đây chính là nguyên nhân gây sút cân nhanh ở người bị nhiễm, dù đang trong chế độ ăn thông thường. Khi triệu chứng sút cân bắt đầu xảy ra, hãy theo dõi tiếp trong vòng 1 đến 2 tháng. Nếu cân nặng càng ngày càng tụt, hãy đến bệnh viện ngay vì có thể bạn đang mắc bệnh giun sán.
– Táo bón: giun sán có thể làm cho nước không hấp thu được vào cơ thể, từ đó gây ra táo bón. Người bị nhiễm sán chó sẽ có triệu chứng táo bón xảy ra thường xuyên, kể cả khi chế độ ăn có nhiều chất xơ. Ngoài ra, còn có thể xuất hiện thêm các rối loạn tiêu hóa khác như chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy,…
– “Ăn không no, không ăn cũng no”: nghe có vẻ đối nghịch nhưng đây lại là tình trạng thực tế của nhiều người bị nhiễm sán chó. Ăn không no là do sán chó đã ăn hết các loại thức ăn bạn vừa ăn vào. Còn không ăn cũng no là do chúng làm cho bụng bạn bị đầy hơi, gây ra tình trạng đầy chướng khó chịu, chán ăn.
– Mệt mỏi, chóng mặt: do sán chó đã hút hết thức ăn trong cơ thể nên người bệnh sẽ bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng. Vì vậy, nguồn năng lượng cho cơ thể bị suy giảm. Từ đó, gây ra các biểu hiện mệt mỏi, chóng mặt, buồn ngủ, suy nhược thần kinh…
– Màu da nhợt nhạt: triệu chứng này xảy ra là do sán chó hút máu của bạn khiến cho cơ thể bị thiếu máu. Vì thế nên màu da sẽ trở nên nhợt nhạt và xanh xao.
– Kích ứng da: sán chó có thể bài tiết độc tố vào cơ thể. Vì vậy, tình trạng dị ứng, ngứa ngáy, nổi mẩn sẽ xuất hiện ở những vị trí chúng đang ký sinh. Tình trạng này xuất hiện nhiều hơn về đêm.
Viêm da, mẩn ngứa trên da là dấu hiệu của bệnh sán chó
Hãy đến gặp bác sĩ nếu gặp phải bất cứ triệu chứng nào kể trên để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời, tránh các biến chứng nghiêm trọng.
3. Cách trị dứt điểm sán chó
Tùy theo tình trạng bệnh của mỗi người mà cách điều trị sẽ khác nhau. Nếu sán chó xuất hiện ở não hoặc mắt thì thời gian điều trị dài hơn và quá trình điều trị sẽ phức tạp hơn.
Thông thường, bác sĩ sẽ cho người bệnh dùng Albendazole để kiểm soát các triệu chứng. Người bệnh cũng có thể phải tiến hành phẫu thuật nếu quá trình dùng thuốc không đem lại hiệu quả.
Cần lưu ý rằng ấu trùng giun sán vẫn có thể tồn tại ngay cả khi đã được điều trị bằng thuốc. Vì thế, người bệnh cần phải đi xét nghiệm định kỳ mỗi 3 tháng cho tới khi có kết quả âm tính hoàn toàn để chắc chắn rằng sán chó đã được loại bỏ.
Sau khi đã trị dứt điểm sán chó, người bệnh không được chủ quan vì bệnh có thể quay lại nếu vẫn giữ thói quen ăn uống và sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh. Đặc biệt là khi trong nhà có nuôi chó mà không được tắm rửa thường xuyên thì nguy cơ nhiễm bệnh trở lại là rất lớn.
Ăn uống hợp vệ sinh để phòng ngừa nguy cơ tái nhiễm
4. Các biện pháp phòng ngừa sán chó
Một số biện pháp phòng ngừa sán chó như sau:
– Việc giữ an toàn vệ sinh trong ăn uống và sinh hoạt đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa sán chó. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, tuân thủ nguyên tắc ăn chín uống sôi,… là những việc đầu tiên cần phải làm để phòng ngừa sán chó.
– Nếu trong nhà có trẻ em, thì phải phòng ngừa sán chó cho trẻ vì trẻ còn bé chưa biết cách tự vệ sinh thân thể: thường xuyên cắt móng tay, móng chân, rửa tay cho bé trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ cho bé hàng ngày,…
– Đối với thực phẩm, nên chọn thực phẩm tươi sạch, rửa kỹ trước khi chế biến. Nhất là với các loại rau, đặc biệt là rau sống vì đây là nơi giun sán thường xuyên đẻ trứng.
– Đến gặp bác sĩ nếu có bất cứ biểu hiện bất thường nào nghi là liên quan đến giun sán.
– Nếu trong nhà nuôi chó thì cần phải tắm rửa cho chúng thường xuyên, xử lý phân sạch sẽ để ngăn ngừa ấu trùng giun sán phát tán ra. Tốt hơn hết là nên tránh tiếp xúc nhiều với chó.
Vệ sinh cho chó để phòng ngừa sán
Trên đây là những thông tin của chúng tôi về bệnh sán chó. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, quý khán giả sẽ có cái nhìn tổng quát hơn và có được cách điều trị hiệu quả khi mắc phải căn bệnh phiền toái này.