Chảy máu cam xảy ra khi các mạch máu trong mũi bị tổn thương. Biêu hiện này rất thường gặp nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều căn bệnh nguy hiểm. Cùng tìm hiểu ngay với chúng tôi qua bài viết sau đây!
1. Chảy máu cam là gì?
Chảy máu cam (chảy máu mũi) là tình trạng các mạch máu trong mũi bị tổn thương khiến máu thoát ra khỏi mạch máu và chảy ra ngoài. Biểu hiện này thường chỉ xảy ra ở 1 bên mũi mỗi lần bị và thường hết sau khoảng một vài phút. Đôi khi máu mũi có thể chảy xuống họng và gây nên tình trạng ho ra máu. Nếu máu mũi chảy liên tục không ngừng bạn nên tới các cơ sở y tế để nhận được sự giúp đỡ.
Chảy máu cam thường chỉ xảy ra ở một bên mũi và chỉ kéo dài trong vài phút
2. Nguyên nhân gây chảy máu cam ở người lớn
Khó mà có thể xác định chính xác nguyên nhân gây chảy máu cam cho từng lần, tuy nhiên dưới đây là những nguyên nhân thường gặp:
2.1. Stress và lo âu
Có thể bạn đã gặp phải tình trạng chảy máu khi học tập hoặc làm việc quá độ trong một thời gian dài. Đây được coi là một trong những nguyên nhân gây ra chảy máu cam ở người lớn. Trong một vài trường hợp căng thẳng không phải là nguyên nhân trực tiếp gây chảy máu cam mà nó khiến con người ta có những hành động khác gây chảy máu cam như dùng một số loại thuốc.
2.2. Ngoáy mũi hoặc xì mũi quá nhiều và mạnh
Một vài người thường ngoáy mũi mỗi khi gặp căng thẳng hoặc có thể chỉ là ngoáy mũi do thói quen, cũng chính hành vi này có thể làm rách niêm mạc mũi và gây ra tình trạng chảy máu cam.
Thường xuyên ngoáy mũi, hắt hơi mạnh cũng là nguyên nhân gây chảy máu cam
2.3. Một số tình trạng bệnh lý
Ngoài những nguyên nhân thông thường như căng thẳng, lo âu, ngoái mũi quá mạnh thì chảy máu cam cũng là dấu hiệu quả nhiều bệnh lý khác nhau như:
– Bệnh rối loạn đông máu (Haemophilia): Ở những người mắc Haemophilia, máu của họ thường khó đông hơn người bình thường. Điều này khiến cơ thể thường xuyên chảy máu ở cả trong lẫn ngoài cơ thể.
– Bệnh Von Willebrand: Đây cũng là một căn bệnh khác làm cho máu khó đông.
– Tăng huyết áp: Tăng huyết áp không chỉ khiến cơ thể thường xuyên chảy máu cam mà còn khiến lượng máu chảy ra mỗi lần nhiều hơn bình thường. Ngoài ra, một số thuốc điều trị tăng huyết áp cũng gây tác dụng phụ dẫn đến chảy máu cam.
– Viêm mũi, bệnh lý giảm tiểu cầu, các khối u ở trong mũi cũng có thể gây ra tình trạng chảy máu cam.
2.4. Thuốc và một số hóa chất
– Một số thuốc cũng gây ra triệu chứng chảy máu cam như thuốc chống đông (Warfarin), thuốc chống kết tập tiểu cầu (Aspirin),…
– Một số hóa chất khi tiếp xúc cũng xảy ra tình trạng chảy máu cam như: Amoniac, xăng, khói thuốc lá, Acid Sulfuric.
2.5. Thời tiết
Thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh khiến các mạch máu giãn nở hoặc co lại quá mức gây ra tình trạng chảy máu cam. Tình trạng này đặc biệt hay gặp vào thời tiết khô hanh.
3. Khi nào cần tới gặp bác sĩ?
Chảy máu cam thường sẽ hết sau vài phút nếu bạn đè mũi. Tuy nhiên một vài trường hợp có thể kéo dài hơn. Hãy tới ngay bệnh viện, phòng khám y khoa để nhận được sự giúp đỡ nếu bạn bị chảy máu cam mà:
– Máu chảy nhiều và mạnh từ mũi hoặc có thể là cả nôn ra từ mồm.
– Đang dùng các thuốc chống đông máu (Warfarin) hoặc các thuốc khác tương tự làm giảm quá trình đông máu.
– Chảy máu kèm theo sốt cao trên 39°C.
– Chảy máu liên tục trong thời gian dài (> 30 phút) kể cả khi đã đè mũi.
– Triệu chứng chảy máu diễn ra thường xuyên.
Chảy máu cam cũng là dấu hiệu của những căn bệnh như:
– U xơ lành tính.
– U ác tính như ung thư vòm họng.
– Xơ cứng động mạch, đột quỵ, tai biến mạch máu não.
– Người mắc các bệnh lý về tim mạch như hẹp van tim, tăng huyết áp tĩnh mạch, tắc nghẽn ứ huyết…
– Sốt truyền nhiễm cấp tính.
– Một số chấn thương ở khoang mũi, gây ra các chứng viêm, phù nề và chảy máu cam ở mũi.
4. Xử trí đúng cách khi chảy máu cam
Chảy máu cam cần được xử trí như thế nào? Chảy máu cam không quá nguy hiểm nhưng nó thường khiến cho bản thân người bị và những người xung quanh trở nên lo lắng. Dù chảy máu cam do bất cứ nguyên nhân gì cũng hãy thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Ngồi thẳng người hoặc đứng yên một chỗ.
Bước 2: Hơi cúi đầu về phía trước. Tránh ngả về phía sau khiến máu chảy xuống họng và gây nôn.
Bước 3: Lấy tay bóp chặt mũi và tiến hành thở bằng mồm trong khoảng 10 – 15 phút cho tới khi máu chảy chậm lại hoặc ngừng hẳn.
Ngả người về phía trước để máu không chảy ngược xuống họng và gây nôn
Ngoài việc thực hiện các biện pháp sơ cứu cũng cần giữ bản thân bình tĩnh. Mọi người thường có xu hướng hoảng hốt khi nhìn thấy máu. Vì vậy để người chảy máu cam ở một mình hoặc một vài người thân sẽ khiến họ bớt căng thẳng. Ngoài ra hãy cố gắng thư giãn bằng cách hít thở đều.
5. Phòng ngừa chảy máu cam hiệu quả
5.1. Giảm căng thẳng
Làm việc, học tập trong một thời gian dài khiến cơ thể trở nên căng thẳng. Hãy dành một chút thời gian để thư giãn giúp cơ thể trở nên sảng khoái hơn. Yoga là một liệu pháp tuyệt vời giúp cơ thể giảm bớt căng thẳng. Ngoài ra, tập yoga còn giúp cơ thể trở nên dẻo dai, phòng chống nguy cơ mắc các bệnh tim mạch khác.
Tập yoga giúp giảm căng thẳng và cơ thể trở nên dẻo dai
5.2. Thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh
Một số thay đổi nhỏ trong chế độ sinh hoạt cũng giúp cải thiện đáng kể tình trạng chảy máu mũi ở người lớn:
– Uống nhiều nước.
– Không ngoáy mũi thường xuyên.
– Bổ sung Vitamin K vì Vitamin K giúp ổn định quá trình đông máu.
– Không sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất ma túy.
– Vào những ngày khô hanh nên sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà để tránh mũi quá khô.
– Khi tham gia các hoạt động thể thao mạnh nên có đồ bảo hộ để tránh đập vào vùng mũi gây chảy máu.
– Tránh ăn đồ ăn cay nóng vì nó có thể làm hỏng cấu trúc niêm mạc mạch máu.
Chảy máu cam không quá nguy hiểm, tuy nhiên nó có thể là dự báo cho những bệnh lý khác. Nếu chảy máu cam quá nhiều hãy tới gặp bác sĩ, các chuyên gia y tế để được kiểm tra, đánh giá tình trạng bệnh. Ngoài ra hãy giữ cho cơ thể khỏe mạnh bằng cách thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để phòng ngừa bệnh tật.
Mong rằng bài viết này sẽ giúp cho quý bạn đọc hiểu rõ hơn về chảy máu cam, Trả lời được câu hỏi cần làm gì để chữa khỏi chảy máu cam, giúp đẩy lùi nguy cơ tái phát