Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh viêm phổi ở trẻ em

Nếu nội dung bài viết chưa chính xác, vui lòng thông báo cho chúng tôi tại đây

Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng phổi, gây ra bởi phế cầu khuẩn và một số loại virus khác. Khi các loại vi khuẩn, virus này xâm nhập vào bên trong phổi, chúng sẽ sinh sôi nảy nở và tạo ra các ổ nhiễm trùng ở phổi. Từ đó tác động trực tiếp đến chức năng của phổi và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm khác.

Bệnh có thể phát triển khi trẻ đang bị ho hoặc cảm cúm. Khi đó, dịch tiết ra từ phổi trở thành nguồn dinh dưỡng dồi dào cho vi khuẩn. Chúng sẽ sinh sản và phát triển nhanh chóng, tạo nên các túi phế nang chứa đầy mủ. Ho là một phản xạ tự vệ quan trọng của cơ thể, giúp đẩy các chất nhầy ra khỏi các phế nang, giúp ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng ở phổi.

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, ở các nước đang phát triển, hằng năm có khoảng 150 triệu đợt viêm phổi xảy ra ở trẻ em, trong đó khoảng 11 triệu trẻ nhập viện. Viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi là nguyên nhân gây ra tử vong hàng đầu. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 2,9 triệu trẻ mắc bệnh này, Việt Nam đang là một trong số các quốc gia có tỷ lệ trẻ mắc viêm phổi nhiều nhất thế giới. Do vậy, cha mẹ cần nắm rõ các nguyên nhân, triệu chứng, cách xử trí và phòng ngừa để bảo vệ con trẻ một cách tốt nhất.

2.1 “Thủ phạm” gây bệnh

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm phổi ở trẻ, nhưng thủ phạm nguy hiểm và phổ biến nhất là các loại vi khuẩn, virus.

– Trẻ trên 5 tuổi mắc bệnh do các vi khuẩn: Mycoplasma Pneumoniae, Chlamydia Pneumoniae, phế cầu,…

– Trẻ dưới 5 tuổi thường mắc bệnh do: phế cầu khuẩn, tụ cầu vàng, liên cầu, pyogenes, HiB. HiB có thể lây nhiễm từ môi trường hoặc truyền từ mẹ sang thai nhi.

Phế cầu khuẩn gây viêm phổi ở trẻ nhỏ

Phế cầu khuẩn gây viêm phổi ở trẻ nhỏ

– Trẻ dưới 2 tháng tuổi bị viêm phổi ngoài nguyên nhân từ các vi khuẩn trên, còn do các vi khuẩn đường ruột như E.Coli, Proteus,.. từ mẹ truyền qua.

Ngoài nguyên nhân do vi khuẩn, viêm phổi còn thường gặp ở trẻ có sức đề kháng yếu, đẻ non, suy dinh dưỡng, trẻ ở các nước nghèo, điều kiện vệ sinh, chăm sóc y tế kém. Trẻ hít phải khói thuốc lá thụ động từ người lớn,…

2.2 Dấu hiệu nhận biết

Để có thể ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm từ bệnh viêm phổi ở trẻ, việc nắm rõ các dấu hiệu nhận biết sớm là điều cần thiết. Khi thấy các triệu chứng dưới đây, cha mẹ cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế để có hướng xử trí kịp thời.

– Ho vừa đến nặng, ho nặng tiếng, chảy nước mũi.

– Trẻ thở nhanh liên tục. Cha mẹ dùng đồng hồ hiển thị giây để đếm nhịp thở của trẻ trong 1 phút. Trẻ được coi là thở nhanh nếu:

+ Với trẻ dưới 2 tháng tuổi: thở trên 60 lần/phút.

+ Với trẻ từ 2 – 12 tháng tuổi: thở trên 50 lần/phút.

+ Với trẻ trên 12 tháng tuổi: thở trên 40 lần/phút.

– Sốt cao trên 39 độ, đối với trẻ nhỏ hoặc có hệ miễn dịch yếu có thể không sốt hoặc giảm thân nhiệt.

Sốt cao ở trẻ bị viêm phổi

Sốt cao ở trẻ bị viêm phổi

– Khó thở, cánh mũi phập phồng, cơ liên sườn và hõm ức lõm vào khi thở. Nếu không điều trị kịp thời, trẻ có thể bị suy hô hấp, kiệt sức, thở chậm lại và ngừng thở.

– Mắt môi và các đầu chi tím tái do thiếu oxy.

– Trẻ đau ngực khi ho.

– Trẻ nôn nhiều sau khi ho và giữa các cơn ho.

– Trẻ bỏ ăn, bỏ bú, không chơi đùa, quấy phá.

– Có thể gặp các cơn co giật và dẫn đến tử vong.

Khi trẻ có các dấu hiệu trên, cha mẹ cần nhanh chóng đưa con đi khám ở các cơ sở y tế để có biện pháp can thiệp kịp thời. Ho là phản xạ có lợi nhằm tống xuất chất đờm ra khỏi túi phế nang ở phổi, làm thông thoáng đường thở, cha mẹ không tự ý cho trẻ dùng thuốc giảm ho mà chưa hỏi ý kiến bác sĩ. 

Một số cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi cha mẹ có thể tham khảo như sau:

– Hạ sốt: chườm khăn ấm cho trẻ (nhiệt độ nước được xác định bằng cách nhúng cùi chỏ vào nước, cảm thấy ấm là được). Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ, có thể dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. Cho trẻ uống nhiều nước để giảm sốt và loãng đờm.

Chườm ấm để hạ sốt cho trẻ

Chườm ấm để hạ sốt cho trẻ

– Vỗ lưng cho trẻ: phương pháp này giúp máu ở phổi được lưu thông dễ dàng hơn, dễ long đờm và tống xuất đờm ra ngoài hơn. Cha mẹ thực hiện thao tác này trước bữa ăn hoặc sau ăn 1 giờ để tránh gây nôn, bằng cách nắm nhẹ bàn tay lại, ngón cái đè lên ngón trỏ, vỗ nhẹ vào lưng trẻ từ bên trái sang bên phải, mỗi bên khoảng 3 – 5 phút. Chú ý không được vỗ mạnh, vỗ vào vùng dạ dày, xương ức hay xương cột sống.

– Hỗ trợ trẻ khi ho:

+ Cho trẻ đứng dậy hoặc ngồi thẳng lưng, người hơi hướng về phía trước.

+ Hít vào.

+ Mở miệng ra và hóp cơ bụng để ho thật sâu.

+ Tiếp tục hít vào.

+ Tiếp tục ho đến khi nào trẻ khạc được đờm ra ngoài.

+ Đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, cần can thiệp bằng máy hút đờm.

– Vệ sinh sạch sẽ và chế độ ăn cho trẻ:

+ Vệ sinh mũi miệng: nếu sử dụng khăn giấy để lau sạch nước mũi, nước dãi của trẻ thì phải bỏ đi ngay sau sử dụng. Nếu dùng khăn xô thì phải đặc biệt giữ vệ sinh của khăn, không lau đi lau lại nhiều lần.

+ Vệ sinh sạch sẽ đồ chơi, đồ dùng của trẻ.

+ Nên cho trẻ ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu, dễ nuốt. Cho trẻ ăn theo nhu cầu, chia thành nhiều bữa trong ngày, không nên ép trẻ ăn.

+ Có thể sử dụng một số mẹo dân gian như quất hấp mật ong, gừng, chanh cho trẻ uống để giảm ho.

Trẻ bị viêm phổi nên ăn gì?

Trẻ bị viêm phổi nên ăn gì?

– Nguyên nhân gây bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất là phế cầu khuẩn, vi khuẩn này còn có thể gây viêm màng não, nhiễm trùng huyết,…Vì vậy, trẻ cần được tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch các vacxin như: bạch hầu – ho gà – uốn ván, phế cầu, HiB,…

Tiêm phòng vacxin để phòng tránh viêm phổi ở trẻ

Tiêm phòng vacxin để phòng tránh viêm phổi ở trẻ

– Vệ sinh sạch sẽ, tránh để trẻ tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh.

– Chú ý các dấu hiệu nhận biết sớm của bệnh viêm phổi như: ho, chảy nước mũi, sốt, khó thở,…để kịp thời đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế.

– Nên cho trẻ bú sữa mẹ đến 2 tuổi để trẻ được phát triển toàn diện và có sức đề kháng tốt hơn.

– Đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung rau xanh, hoa quả giàu vitamin C, thịt cá,…cho trẻ.

Trên đây là những thông tin cần biết về viêm phổi ở trẻ, hãy nhận biết sớm và xử trí kịp thời để bảo vệ sức khỏe con yêu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *