Vitamin D là gì?
Vitamin D có vai trò vô cùng quan trọng với cơ thể con người, nhưng không phải ai cũng biết cách dùng hiệu quả thế nào và nó ẩn chứa những tác dụng không mong muốn gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây để được giải đáp đầy đủ nhất.
1. Hiểu biết về Vitamin D
Vitamin D có ý nghĩa quan trọng với cơ thể, chúng ta có thể bổ sung từ chế độ ăn uống hoặc sản phẩm vitamin và khoáng chất.
1.1 Vitamin D là gì?
Vitamin D thuộc nhóm vitamin tan trong dầu, bao gồm từ D2 – D7, trong đó D2 và D3 là 2 chất có hoạt tính mạnh nhất.
1.2 Nguồn gốc Vitamin D
Vitamin D có thể được sản xuất, tổng hợp hoặc từ thực phẩm như sau:
– Từ thức ăn: Một số thực phẩm nguồn gốc động vật giàu Vitamin D như sữa, trứng, thịt, gan,…
– Trong cơ thể người, Vitamin D3 (Cholecalciferol) được tổng hợp từ 7 dehydrocholesterol ở các tế bào dưới da nhờ ánh sáng tử ngoại. Lượng Vitamin D3 được tạo ra từ các tế bào dưới da có thể cung cấp đủ nhu cầu về Vitamin D cho cơ thể nếu da được tiếp xúc đủ với ánh sáng mặt trời.
– Vitamin D2 (ergocalciferol) được tổng hợp từ ergosterol có trong nấm và men bia.
Thực phẩm chứa hàm lượng cao Vitamin D
2. Nguyên tắc 3C – 4L – 3P
2.1. Nguyên tắc 3C (3 công dụng của Vitamin D)
– Vitamin D tham gia vào quá trình tạo xương nhờ vào khả năng sau:
+ Tham gia vào phản ứng chuyển hóa các chất vô cơ thành dạng có thể hấp thu chủ yếu là canxi và phosphat ở ruột.
+ Giảm việc thải trừ canxi qua đường tiểu nhờ tăng cường tái hấp thu canxi ở ống lượn gần, giúp xương phát triển chiều dài do tham gia vào quá trình canxi hóa sụn tăng trưởng.
+ Vì vậy, Vitamin D rất cần thiết cho sự phát triển bình thường của trẻ em.
– Điều hòa nồng độ canxi trong máu:
Giúp cho nồng độ của canxi trong máu không bị thay đổi mà luôn hằng định. Nếu các quá trình trên không cung cấp đủ canxi, làm nồng độ canxi máu giảm thì Vitamin D (kết hợp với hormon tuyến cận giáp) sẽ huy động canxi từ xương ra.
– Tham gia quá trình biệt hóa tế bào biểu mô và gần đây đang nghiên cứu về tác dụng ức chế tăng sinh tế bào. Từ đó góp phần hỗ trợ chữa trị ung thư như ung thư vú, ung thư tuyến tiết melanin,…
– Ngoài 3 tác dụng chính ở trên, Vitamin D còn có tác dụng trên da thông qua sự điều hòa quá trình tăng sinh (tạo các tế bào mới) và biệt hóa biểu bì (lớp ngoài của da).
Vai trò của Vitamin với xương
2.2. Nguyên tắc 4L (4 chú ý về liều dùng của Vitamin D)
Liều dùng của thuốc bổ sung Vitamin D phụ thuộc vào mức độ và tình trạng bệnh tật cũng như sức khỏe của người sử dụng:
– Phòng còi xương: 500 – 1000 IU/ngày vào bữa ăn hoặc 6 tháng tiêm bắp hoặc uống 1 ống (300.000 IU) Vitamin D3.
– Trị còi xương: 10.000 – 20.000 IU chia 2-3 lần x 6-8 tuần.
– Chữa trị loãng xương: 600.000 IU cứ 6 tháng tiêm 1 lần.
– Trị tạng dễ co giật: 50.000-200.000 IU/24 giờ x 2 lần/tuần hoặc uống 1-3 ống/ tuần (ống 600.000 IU).
Chú ý: Điều quan trọng trong việc chọn liều dùng của Vitamin D còn phải dựa trên một đối tượng cụ thể từ tuổi, chỉ số BMI (chỉ số đo sự béo phì), đối tượng đặc biệt (phụ nữ mang thai, cho con bú),… Nên việc chỉ định liều dành cho những đối tượng này cũng như bất cứ ai cần có sự thăm khám của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng.
2.3. Nguyên tắc 3P (3 tác dụng phụ khi dùng Vitamin D)
Ngoài những tác dụng hữu ích cho cơ thể thì khi sử dụng không đúng cách chúng có thể để lại những tác động tiêu cực dưới đây:
– Chứng tăng canxi huyết gây ra nhiều vấn đề như:
Mạch máu bị vôi hóa (giảm tính đàn hồi của thành mạch máu), rối loạn chức năng tiêu hóa, vị giác (chán ăn, khô miệng, táo bón, buồn nôn), giảm chương lực cơ (chuột rút, đau cơ), đau xương gây giảm hoạt động , đau đầu, chóng mặt,…
– Nếu dùng kéo dài Vitamin D có thể gây sỏi thận do tăng lắng đọng canxi ở thận, tăng huyết áp.
– Biến chứng ở mắt (hay gặp chủ yếu ở trẻ em): Viêm giác mạc hình dải băng, còn ở kết mạc có những nốt màu trắng nhỏ, sắp xếp thành đường cong hay hàng ngang rồi đổ vào rìa của lòng đen.
Khi xuất hiện các tác dụng phụ, chứng tỏ cơ thể bạn đã có bị ngộ độc Vitamin D, cần ngay lập tức ngừng sử dụng và khẩn cấp đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời điều trị. Tham khảo ý kiến bác sĩ để có chỉ định liều phù hợp, tuyệt đối không được sử dụng tùy ý.
3. Việc thiếu vitamin D gây ra bệnh gì?
3.1. Tác hại
Khi thiếu Vitamin D, ruột không hấp thu đủ canxi và phospho làm canxi máu giảm, khi đó canxi bị huy động từ xương ra để ổn định nồng độ canxi máu nên gây ra hậu quả:
– Trẻ em chậm lớn, còi xương, chân vòng kiềng, chậm biết đi, chậm kín thóp.
– Người lớn sẽ bị loãng xương, xốp xương, mật độ xương thấp dễ gãy (đặc biệt ở các xương lớn như xương đùi).
– Phụ nữ mang thai thiếu Vitamin D có thể sinh ra trẻ khuyết tật ở xương.
Dấu hiệu chân vòng kiềng của trẻ thiếu Vitamin D
3.2. Đối tượng dễ có nguy cơ bị thiếu Vitamin D
– Tình trạng thiếu Vitamin D thường gặp ở trẻ em hơn người lớn do nhu cầu sử dụng lớn trong quá trình tạo xương, nhưng lại ít được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
– Phụ nữ có thai cần bổ sung Vitamin D (do chế độ ăn uống, sinh hoạt có thể không đáp ứng đủ nhu cầu Vitamin D cho cả mẹ và thai nhi). Việc dùng thêm các chế phẩm chứa Vitamin D cho bà bầu là cần thiết nhưng không phải tùy ý mà phải theo chỉ định của bác sĩ do việc dùng Vitamin D ở mỗi giai đoạn thai kỳ là không giống nhau.
Cần bổ sung Vitamin D cho phụ nữ có thai
3.3. Dấu hiệu cho thấy cơ thể thiếu Vitamin D
Là một Vitamin tan trong dầu, do đó có khả năng tích lũy ở gan và các mô mỡ, nên khi cơ thể bị thiếu hụt Vitamin D thì các dấu hiệu không phải ngay lập tức mà xuất hiện từ từ và thể hiện rõ nét sau một thời gian. Một số triệu chứng dễ gặp như:
– Đau nhức xương.
– Mệt mỏi, đau cơ.
– Sức đề kháng kém, thường xuyên mắc các bệnh thông thường như cảm cúm, ho, sốt,…
– Chậm lành vết thương.
Nếu thấy xuất hiện những biểu hiện bất thường trên nên đến cơ sở y tế (phòng khám, bệnh viện) để được các chuyên gia kiểm tra và chẩn đoán chính xác mức độ thiếu hụt vitamin. Có thể tiến hàng xét nghiệm, chụp x quang… nếu cần thiết. Từ đó có biện pháp bổ sung kịp thời.
Cơ thể bị thiếu vitamin D
3.2. Ngăn ngừa thiếu hụt Vitamin D
– Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đa dạng các loại thực phẩm khác nhau như cá, sữa, lòng đỏ trứng, ngũ cốc… Đây là các “lợi hại” nhất để cải thiện tình trạng thiếu hút vitamin D. Đặc biệt đối với những người có nguy cơ cao.
– Tắm nắng trong khoảng 15- 20 phút mỗi ngày vào buổi sáng (trước 8 giờ) hoặc buổi chiều (4-5 giờ).
– Sử dụng những sản phẩm bổ sung vitamin D theo chỉ định của bác sĩ.
– Hạn chế sử dụng rượu bia, những đồ uống có cồn khác gây hại khác cho cơ thể.
4. Lưu ý về cách dùng của Vitamin D
– Uống Vitamin D thì nên ăn gì?
Do là nhóm Vitamin tan trong dầu nên quá trình hấp thu đòi hỏi phải có axit mật làm chất nhũ hóa, do đó, muốn hấp thu tốt thì nên uống trong hoặc sau bữa ăn, nhất là các thức ăn có chứa nhiều chất béo.
– Uống Vitamin D như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất?
Không dùng Vitamin D vào buổi tối vì sẽ có nguy cơ gây cặn canxi ở thận (lâu ngày gây sỏi thận) và ảnh hưởng tiêu cực tới giấc ngủ của bạn.
– Cho trẻ uống Vitamin D trong bao lâu?
Theo khuyến cáo thì việc tắm nắng cho trẻ vào buổi sáng sẽ được ưu tiên hơn, nhưng trong điều kiện mùa đông (ít ánh nắng mặt trời), nhà chật chội,… thì cần bổ sung Vitamin D cho trẻ từ 1 tuần sau sinh đến khi trẻ được 24 tháng tuổi.
– Tương tác thuốc? Nếu đang sử dụng bất cứ loại thuốc, thực phẩm bổ sung nào khác nên thông báo cho chuyên giả để thảo luận tránh những tương tác gây hại cho cơ thể.
– Bảo quản chế phẩm bổ sung đúng cách để đảm bảo chất lượng của sản phẩm.
Lưu ý cách dùng Vitamin D
Chúng ta luôn bận rộn trong guồng quay của cuộc sống với những áp lực từ công việc, học tập khiến đôi khi bản thân dù biết là tốt nhưng cũng không thể duy trì được một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Có người sẽ “Ừ, thôi mặc kệ”, nhưng có người lại lo lắng quá mức và tùy ý lạm dụng một số chế phẩm có sẵn trên thị trường để dự phòng. Nhưng dù là ở trường hợp nào thì việc thiếu hay thừa đều mang đến những hậu quả nguy hiểm.
Hãy chia sẻ về cẩm nang này với gia đình để có thêm nhiều người biết cách sử dụng của Vitamin D hơn.