Thuốc Indclav 156 là thuốc gì?
Nhà sản xuất
Indchemie Health Specialities Pvt. Ltd – India.
Quy cách đóng gói
Hộp 1 lọ bột để pha 100ml hỗn dịch.
Dạng bào chế
Bột pha hỗn dịch uống.
Thành phần chính
Mỗi 5ml hỗn dịch đã pha có chứa:
– Amoxicillin (dưới dạng Amoxicillin Trihydrat) 125mg.
– Acid Clavulanic (dưới dạng Kali Clavulanat) 31,25mg.
– Tá dược vừa đủ.
Tác dụng của thuốc
Tác dụng của các thành phần chính
– Amoxicillin:
+ Là một kháng sinh bán tổng hợp, thuộc nhóm Beta – Lactam, có tác dụng diệt khuẩn đối với nhiều trường hợp vi khuẩn cả Gram dương và âm.
+ Cơ chế hoạt động: Ức chế quá trình tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. Tuy nhiên, Amoxicillin dễ bị phá hủy bởi enzym Beta – Lactamase nên không gây tác dụng đối với các vi khuẩn có khả năng sản sinh ra enzym này.
– Acid Clavulanic:
+ Hình thành do sự lên men của chủng Streptomyces clavuligerus, cũng có cấu trúc Beta – Lactam, tương tự với Penicillin. Nhưng khác biệt ở khả năng ức chế enzym Beta – Lactamase được sinh ra do các vi khuẩn Gram âm và các Staphylococcus.
– Nhờ có sự kết hợp với Acid Clavulanic mà Amoxicillin không bị enzym Beta – Lactamase phá hủy, thuốc được mở rộng phổ kháng khuẩn, có tác dụng với nhiều trường hợp nhiễm khuẩn hơn.
Chỉ định
Thuốc được dùng để điều trị trong thời hạn ngắn các trường hợp nhiễm khuẩn do chủng vi khuẩn sản sinh B-lactamase mà nhạy cảm với Amoxicillin gây ra, bao gồm:
– Nhiễm khuẩn ở đường hô hấp trên (cụ thể tai, mũi, họng) gây bệnh viêm tai giữa, viêm xoang hoặc viêm Amidan tái phát.
– Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới như: viêm phế quản, viêm phổi cấp tính, đợt cấp của viêm phế quản mạn.
– Nhiễm khuẩn nơi ổ bụng và hệ thống sinh dục – tiết niệu (viêm bàng quang, nhiễm khuẩn sau khi phá thai, sau khi sinh) và nhiễm khuẩn vùng chậu.
– Nhiễm khuẩn vùng da và mô mềm do tổn thương, áp xe răng nặng kết hợp viêm mô tế bào lan tỏa.
– Đa nhiễm khuẩn gây ra bởi hỗn hợp vi khuẩn nhạy cảm với hỗn hợp thành phần.
Cách dùng
Cách sử dụng
– Trước tiên, lắc mạnh chai thuốc để làm tơi bột.
– Sau đó, thêm từ từ nước đã đun sôi để nguội vào chai đến vị trí vạch đã đánh dấu.
– Lắc đều để thuốc phân tán thành hỗn dịch.
– Uống thuốc ngay trước khi ăn để hấp thu được tối ưu, giảm hiện tượng không dung nạp thuốc ở dạ dày – ruột.
Liều dùng
Liều dùng khuyến cáo được biểu thị theo lượng Amoxicilin trong thuốc như sau:
– Điều trị nhiễm khuẩn thông thường:
+ Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Nên sử dụng các chế phẩm viên nén cùng thành phần và tác dụng, không nên dùng dạng bột pha hỗn dịch uống.
+ Trẻ em dưới 12 tuổi: Dùng liều 25mg/kg/ngày, chia thành nhiều lần uống, cách nhau mỗi 8 giờ. Nếu trường hợp nhiễm khuẩn nặng, có thể tăng liều lên 50mg/kg/ngày.
– Điều trị ở bệnh nhân suy thận: Khởi đầu dùng liều như bình thường, sau đó có thể điều chỉnh liều tùy vào chức năng thận:
+ Độ thanh thải Creatinin > 30ml/phút: Không cần phải giảm liều dùng.
+ Độ thanh thải Creatinin từ 10-30ml/phút: Giảm liều còn một nửa, giãn liều cách nhau mỗi 12 giờ.
+ Độ thanh thải Creatinin < 10ml/phút: Giảm liều bằng 1⁄2 liều khởi đầu, cách nhau mỗi 24 giờ.
– Điều trị ở bệnh nhân suy gan: Chưa đủ dữ liệu để khuyến cáo giảm liều, cần dùng thuốc thận trọng, có theo dõi chức năng gan thường xuyên.
Thời gian điều trị được cân nhắc tùy theo từng trường hợp bệnh. Sau 14 ngày dùng thuốc, phải đánh giá hiệu quả điều trị để được chỉ định tiếp theo cho phù hợp.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều
– Quên liều:
+ Sử dụng thuốc ngay khi nhớ ra. Trong trường hợp gần đến lúc dùng liều thuốc tiếp theo thì có thể bỏ qua liều đã quên và dùng các lần sau ở thời điểm như bình thường.
+ Không được dùng gấp đôi liều trong một lần uống với mục đích bù liều.
– Quá liều:
+ Triệu chứng: Có thể xuất hiện những rối loạn về đường tiêu hóa và mất cân bằng nước – điện giải.
+ Cách xử trí: Tiến hành điều trị triệu chứng, thiết lập lại cân bằng nội môi trong cơ thể. Có thể thẩm phân máu để nhanh chóng loại bỏ thuốc ra khỏi hệ tuần hoàn.
Chống chỉ định
Không được sử dụng thuốc trong các trường hợp bệnh nhân:
– Có mẫn cảm bất cứ thành phần nào của thuốc hoặc tiền sử dị ứng với Penicillin.
– Cần thiết phải chú ý đến khả năng dị ứng chéo với các kháng sinh khác cũng thuộc nhóm B-lactam.
– Bệnh nhân từng xuất hiện vàng da hoặc suy giảm chức năng gan khi dùng Amoxicillin và Acid Clavulanic hoặc Penicillin.
Tác dụng không mong muốn
Tác dụng phụ ở bệnh nhân thường ít gặp phải, hầu hết ở mức độ nhẹ, thoáng qua, bao gồm:
– Rối loạn hệ tiêu hóa: Thường gặp nhất là tiêu chảy, khó tiêu, buồn nôn, nôn. Để giảm các triệu chứng này có thể uống thuốc ngay trước bữa ăn.
– Đường tiết niệu và thận: Thấy xuất hiện tinh thể thuốc trong nước tiểu (rất hiếm khi).
– Hệ sinh dục – tiết niệu: Ngứa âm đạo, đau, ra khí hư.
– Gan: Thỉnh thoảng gây tăng nồng độ các enzym. Hiếm khi viêm gan và vàng da ứ mật.
– Phản ứng dị ứng: Mày đay và ban đỏ trên da, hiếm gặp ban đỏ đa dạng, hội chứng Stevens – Johnson, viêm mạch quá mẫn,… Khi thấy các triệu chứng này, bệnh nhân nên ngưng dùng thuốc.
– Ngoài ra, có thể gặp một số biểu hiện khác về huyết học hay hệ thần kinh trung ương nhưng với tần suất rất hiếm.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc.
Tương tác thuốc
Cần lưu ý một số tương tác đáng kể sau để tránh gặp phải trong quá trình sử dụng:
– Thuốc làm tăng thời gian chảy máu và thời gian prothrombin, cần thận trọng nếu dùng đồng thời với các thuốc chống đông máu.
– Giảm hiệu quả của các thuốc tránh thai đường uống.
– Dùng thuốc kết hợp với Allopurinol tăng nguy cơ xuất hiện các phản ứng dị ứng da.
Lưu ý khi sử dụng thuốc và cách bảo quản
Sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Với đối tượng là phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con bằng sữa mẹ, nên sử dụng các chế phẩm có cùng hoạt chất được sản xuất dưới dạng viên nén, không nên dùng dạng bột pha hỗn dịch.
Người lái xe và vận hành máy móc
Thuốc chỉ được khuyến cáo sử dụng trong trường hợp bệnh nhân là trẻ em dưới 12 tuổi, đối với người lái xe và vận hành máy móc nên dùng các chế phẩm viên nén có cùng thành phần và hàm lượng khác.
Lưu ý đặc biệt khác
– Dùng thuốc trong thời gian quá dài có thể gây nguy cơ tăng sự phát triển quá mức của các chủng vi khuẩn không nhạy cảm.
– Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
– Trước mỗi lần uống, cần lắc kỹ để hỗn dịch được phân tán đều, sự phân chia liều chính xác hơn.
Điều kiện bảo quản
– Đối với bột chưa pha thành hỗn dịch:
+ Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời chiếu vào.
+ Nhiệt độ dưới 30oC.
– Đối với hỗn dịch đã pha:
+ Bảo quản thuốc trong tủ lạnh (chú ý không để đông đá vì làm thay đổi cấu trúc dạng thuốc).
+ Chỉ dùng trong thời gian 7 ngày kể từ ngày pha.
– Để thuốc xa tầm tay của trẻ em.
Thuốc Indclav 156 mua ở đâu? Giá bao nhiêu?
Hiện nay, thuốc Indclav 156 đang được bày bán rộng rãi tại các quầy thuốc và cơ sở y tế được cấp phép trên toàn quốc với giá bán dao động. Vì vậy, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo số Hotline hoặc website của công ty để được tư vấn và mua hàng với chất lượng tốt, giá cả ưu đãi nhất.
Review của khách hàng về thuốc
Thuốc Indclav 156 có tốt không? Để được giải đáp thắc mắc, hãy cùng chúng tôi điểm lại những ưu nhược điểm chính của sản phẩm này như sau:
Ưu điểm
– Thuốc ở dạng kết hợp, phổ kháng khuẩn mở rộng hơn, hiệu quả điều trị cao.
– Pha thành hỗn dịch uống, dễ dàng sử dụng cho đối tượng là trẻ em khó nuốt được cả viên thuốc thông thường.
– Giá thành tương đối thấp.
Nhược điểm
– Có thể xuất hiện một số phản ứng bất lợi và tương tác khi dùng thuốc, cần chú ý thận trọng.
– Phân liều kém chính xác hơn, phải lắc kỹ lọ trước khi sử dụng để giảm thiểu tối đa sự sai lệch.
– Sau khi pha chỉ sử dụng được trong thời gian ngắn.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.