Thuốc Ondansetron – hameln 2mg/ml là thuốc gì?
Nhà sản xuất
hameln Pharmaceuticals GmbH – Đức.
Quy cách đóng gói
Hộp 10 ống x 2ml.
Dạng bào chế
Dung dịch tiêm.
Thành phần
Mỗi ống tiêm chứa:
– Ondansetron Hydrochloride Dihydrate 5mg tương đương Ondansetron 4mg.
– Tá dược vừa đủ 2ml.
Tác dụng của thuốc
Tác dụng của Ondansetron Hydrochloride Dihydrate
– Thuộc nhóm thuốc cạnh tranh chọn lọc với 5 – HT3.
– Cơ chế tác dụng trên người chưa được chứng minh đầy đủ. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu trên động vật cho thấy hoạt tính:
+ Ức chế sự liên kết của 5 – Hydroxytryptamine vào thụ thể 5 – HT3 trên dây thần kinh phế vị nội tạng cũng như hệ thần kinh trung ương. Nhờ vậy, tác dụng chống nôn hiệu quả.
+ Không gây an thần trong thí nghiệm dược tâm lý đầu hệ.
Chỉ định
Thuốc được dùng để phòng ngừa buồn nôn và nôn mửa trong các trường hợp sau:
– Sử dụng liệu pháp tế bào tĩnh hay tia X.
– Hậu phẫu thuật.
Cách dùng
Cách sử dụng
– Dùng theo đường tiêm hoặc pha loãng để truyền tĩnh mạch.
– Nếu truyền tĩnh mạch: Pha loãng thuốc với các dung dịch như:
+ Dung dịch muối 0,9%.
+ Dung dịch Glucose 5%.
+ Dung dịch Manitol 10%.
+ Dung dịch Ringer Lactat.
Giữ ổn định ở 25℃ trong 48 giờ. Chỉ nên pha ngay trước sử dụng.
– Chú ý:
+ Không sử dụng nồi hấp để tiệt trùng thuốc tiêm.
+ Loại bỏ những dung dịch không dùng đến sau khi đã mở ống.
+ Không nên pha chung một bơm kim tiêm hoặc chai dịch truyền với dung dịch chứa các loại thuốc khác nhau hoặc các dung dịch truyền chưa được nghiên cứu.
Liều dùng
Người trưởng thành:
Hóa trị liệu gây nôn cao như Cisplatin (Có 3 cách dùng thuốc):
– Sử dụng ngay trước ngày thực hiện hóa trị liệu.
– Cách 1:
+ Liều khởi đầu: Tiêm chậm 2 ống theo đường tĩnh mạch hoặc truyền dịch trên 15 phút.
+ Tiếp tục truyền tĩnh mạch 1 ống/giờ, kéo dài đến 24 giờ hoặc tiêm hay truyền tĩnh mạch chậm trong 15 phút với liều 2 ống/lần, dùng 2 lần, mỗi lần cách nhau 2- 4 tiếng.
– Cách 2: Pha loãng 8 ống với 50 – 100ml nước muối sinh lý hay một dung dịch truyền phù hợp khác, rồi truyền trong ít nhất 15 phút.
– Cách 3:
+ Tiêm chậm 2 ống theo đường tĩnh mạch.
+ Có thể dùng thêm 1 liều 20mg Dexamethason – 21 – Dihydro Phosphat Dinitrat dạng muối qua đường tĩnh mạch để tăng hiệu quả chống nôn.
+ Sau khi hóa trị, tiếp tục dùng 8mg Ondansetron/lần x 2 lần/ngày theo đường uống trong 5 ngày.
Hóa trị liệu gây nôn mức trung bình như Carboplatin, Cyclophosphamide, Doxorubicin,…:
– Cách 1:
+ Dùng ngay trước khi hóa trị.
+ Tiêm tĩnh mạch chậm 2 ống hoặc truyền dịch trên 15 phút.
– Cách 2: Uống 1 viên nén bao phim chứa 8mg Ondansetron trong 1 – 2 giờ trước khi thực hiện hóa trị. Điều trị kéo dài: Dùng Ondansetron theo đường uống với liều 8mg/lần x 2 lần/ngày (sáng và chiều) trong 5 ngày.
Liệu pháp X – quang:
– Trước khi bắt đầu điều trị: Tiêm 2 ống theo đường tĩnh mạch chậm hoặc truyền dịch trong 15 phút.
– Liều kéo dài: Uống 1 viên bao phim chứa 8mg Ondansetron mỗi 12 tiếng (sáng và chiều).
Phòng ngừa và điều trị chứng nôn và buồn nôn sau phẫu thuật:
– Sau khi mổ: Tiêm chậm 1 ống qua đường tĩnh mạch khi bắt đầu gây mê.
– Điều trị hậu phẫu thuật: Tiêm 1 ống theo đường tĩnh mạch chậm.
Trẻ em:
– Trẻ em trên 2 tuổi:
+ Sử dụng liều 5mg/m2 diện tích cơ thể, tiêm tĩnh mạch trong 15 phút.
+ Cách sau đó 12 giờ dùng 4mg Ondansetron.
+ Sau đó uống tiếp 8mg Ondansetron dạng bào chế viên, chia ra thành 2 lần sáng và tối trong 5 ngày.
– Phòng ngừa và điều trị chứng nôn và buồn nôn sau phẫu thuật:
+ Sau khi mổ: Tiêm chậm 0,1mg/kg thể trọng, tiêm tĩnh mạch chậm lúc khởi mê. Tối đa 4mg Ondansetron.
+ Hậu phẫu thuật: Tiêm chậm 1 ống theo đường tĩnh mạch.
Bệnh nhân suy gan mức độ trung bình tới nặng: Tổng liều điều trị hằng ngày không nên vượt quá 8mg.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều
– Khi quên liều: Thuốc được sử dụng và theo dõi bởi các nhân viên y tế có trình độ chuyên môn, do đó, hầu như không xảy ra quên liều.
– Khi quá liều:
Đã có báo cáo lâm sàng về các triệu chứng quá liều trên một số ít bệnh nhân như:
+ Táo bón nặng.
+ Rối loạn thị giác.
+ Nghẽn AV cấp 2 nhất thời ở phân đoạn mạch thần kinh phế vị, tụt huyết áp.
Cho đến nay vẫn chưa có thuốc giải độc đặc hiệu. Vậy nên, khi thấy xuất hiện bất cứ biểu hiện khác thường nào, đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc trong các trường hợp sau:
– Quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào có trong thuốc.
– Trẻ em dưới 2 tuổi.
Tác dụng không mong muốn
Trong quá trình dùng, có thể xảy ra một số tác dụng ngoài ý muốn như:
– Phổ biến: Nhức đầu.
– Cảm giác nóng, đỏ mặt, nấc cụt.
– Tăng men gan.
– Táo bón, tắc ruột bán cấp.
– Co giật, phản ứng ngoại tháp như rối loạn chức năng vận động ở mắt, loạn trương lực.
– Hiếm gặp:
+ Quá mẫn, nguy cơ gây tử vong.
+ Đau thắt ngực, có thể kèm theo giảm khoảng ST trên EKG, hạ huyết áp đột ngột, chậm hoặc loạn nhịp tim.
– Kích ứng tại chỗ tiêm không thường xuyên xảy ra.
– Trường hợp truyền dịch nhanh, các rối loạn thị giác nhất thời (ví dụ nhìn mờ) và chóng mặt có thể xảy ra.
Thông báo ngay với bác sĩ khi thấy bất cứ biểu hiện bất thường nào để được tư vấn hợp lý.
Tương tác với thuốc khác
Có thể xảy ra tương tác với các thuốc khác khi phối hợp cùng nhau như:
– Bupropion, Lithium, Tramadol, Tryptophan, Dextromethorphan,… làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Serotonin. Mặc dù tình trạng này hiếm gặp nhưng nghiêm trọng, thậm chí tử vong.
– Amiodarone, Amisulpride, Anagrelide, Bedaquiline,… tăng nhịp tim không đều.
– Apomorphine gây tác dụng phụ như cảm giác nặng nề hoặc run, choáng váng, mất ý thức, đau ngực.
– Không thấy báo cáo tương tác khi dùng chung với các thuốc khác như Temazepam, Propofol, Furosemid hoặc Thiopental, cồn.
– Ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị của Tramadol nếu điều trị đồng thời khi thực hiện thí nghiệm trên thỏ.
Các báo cáo trên có thể chưa đầy đủ, do đó, không tự ý sử dụng chung khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ.
Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
Đối với phụ nữ có thai và cho con bú
– Phụ nữ mang thai:
+ Chưa có đầy đủ nghiên cứu khi dùng trong thai kỳ trên người.
+ Nghiên cứu trên động vật không cho thấy ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự phát triển của thai nhi, quá trình mang thai, sinh sản và hậu sản.
Do đó, chỉ sử dụng khi đã cân nhắc kỹ giữa lợi ích và nguy cơ tiềm tàng có thể xảy ra, nhất là trong quý đầu mang thai.
– Phụ nữ cho con bú: Các kết quả thử nghiệm cho thấy thuốc đi qua sữa mẹ ở những loài động vật đang có con bú. Chưa rõ thuốc có gây phản ứng bất lợi trên trẻ bú mẹ hay không. Vậy nên, ngừng sử dụng hay dừng cho con bú được quyết định.
Đối với người lái xe và vận hành máy móc
Thuốc có thể gây chóng mặt, nhức đầu, rối loạn thị giác nên thận trọng dùng cho các đối tượng trên.
Lưu ý đặc biệt khác
– Thuốc nên được sử dụng với mục đích dự phòng do Ondansetron có hoạt tính phòng nôn và buồn nôn, không dùng điều trị nôn.
– Tiêm truyền trong vòng 24 – 48 tiếng đầu khi thực hiện liệu pháp hóa trị. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, thuốc không tăng hiệu quả khi dùng để phòng nôn và buồn nôn xuất hiện muộn.
– Thận trọng khi sử dụng cho các đối tượng sau:
+ Người cao tuổi hoặc nghi ngờ tắc ruột.
+ Hiện tượng kéo dài khoảng QTs như bệnh nhân có QT dài bẩm sinh, người bị rối loạn điện giải, đang sử dụng thuốc gây kéo dài QT.
Bảo quản
– Để trong bao bì kín, khô ráo, tránh ánh sáng.
– Nhiệt độ dưới 30℃, không để đông lạnh.
– Để xa tầm tay trẻ em.
Thuốc Ondansetron – hameln 2mg/ml giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Thuốc hiện đã được phân phối ở một số cửa hàng thuốc lớn, nhỏ trên toàn quốc. Tùy vào từng cơ sở, giá có thể thay đổi ít nhiều.
Để mua được sản phẩm chính hãng, với giá cả hợp lý, được dược sĩ tư vấn tận tình, kết hợp với dịch vụ giao hàng nhanh chóng, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline hoặc đặt hàng trực tiếp ngay trên website.
Chúng tôi cam kết: Ở ĐÂU RẺ NHẤT, CHÚNG TÔI RẺ HƠN.
Review của khách hàng về chất lượng thuốc
Thuốc Ondansetron – hameln 2mg/ml có tốt không? Để được giải đáp thắc mắc, hãy cùng Dược Điển Việt Nam điểm lại những ưu nhược điểm chính của sản phẩm này như sau:
Ưu điểm
– Nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đã được Bộ Y tế kiểm định chặt chẽ tính an toàn cũng như hiệu quả khi dùng trên người trước khi cấp phép lưu hành trên toàn quốc.
– Hiệu quả phòng chống buồn nôn và nôn mửa được các chuyên gia công nhận và đánh giá cao.
Nhược điểm
– Không tự sử dụng được thuốc mà phải cần đến sự trợ giúp của nhân viên y tế.
– Xảy ra một số tác dụng phụ trong quá trình điều trị.
– Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và điều khiển máy móc.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.