Thuốc Lipidtab 20 là thuốc gì?
Nhà sản xuất
Công ty cổ phần dược phẩm Gia Nguyễn.
Quy cách đóng gói
Hộp 3 vỉ x 10 viên.
Dạng bào chế
Viên nén bao phim.
Thành phần
Mỗi viên có chứa:
– Atorvastatin calci trihydrat tương đương Atorvastatin 20mg.
– Tá dược: Calci carbonat, Lactose monohydrat, Microcrystalline cellulose, Povidon K30, Polysorbat 80, Natri Croscarmellose, Magnesi Stearat, Talc, Titan dioxid, Hydroxypropyl methylcellulose, Polyethylen glycol 4000 vừa đủ 1 viên.
Tác dụng của thuốc
Tác dụng của Atorvastatin
– Làm giảm Cholesterol toàn phần, Triglycerid, LDL-C, Apolipoprotein B. Đồng thời làm tăng HDL-Cholesterol ở người có tăng Lipid máu nguyên phát, Lipid máu hỗn hợp và Cholesterol máu có tính gia đình dị hợp tử.
– Điều trị hỗ trợ trong trường hợp tăng Triglycerid máu và rối loạn Betalipoprotein máu mà chế độ ăn không thể đáp ứng đầy đủ.
– Ngoài ra còn giúp giảm Cholesterol toàn phần và giảm LDL-C ở đối tượng tăng Lipid máu ở gia đình đồng hợp tử, được sử dụng như một thuốc hỗ trợ cho các biện pháp điều trị khác hoặc là khi không thực hiện được các biện pháp điều trị khác.
– Không chỉ có tác dụng trong việc giảm mỡ máu, nó còn ngăn ngừa biến cố tim mạch ở người có nguy cơ cao bị bệnh tim mạch lần đầu.
Chỉ định
Thuốc được dùng cho những trường hợp sau:
– Tăng mỡ máu.
– Phòng biến cố tim mạch.
Cách dùng
Cách sử dụng
– Dùng đường uống.
– Uống nguyên viên không được nhai hoặc bẻ viên thuốc.
– Cần có chế độ ăn làm giảm cholesterol máu theo tiêu chuẩn trước khi sử dụng thuốc. Đồng thời duy trì chế độ ăn này trong suốt quá trình điều trị.
Liều dùng
Theo chỉ định của bác sĩ. Liều dùng khuyến cáo được đưa ra như sau:
– Tăng cholesterol máu (có tính gia đình dị hợp tử và không có tính gia đình) và rối loạn Lipid máu hỗn hợp (nhóm IIa và IIb theo phân loại Fredrickson):
+ Liều khởi đầu: 10 mg hoặc 20 mg/lần/ngày. Trong trường hợp cần thiết (giảm cholesterol nhiều trên 45%) dùng liều 40 mg/lần/ngày.
+ Khoảng liều điều trị: 10 – 80 mg/lần/ngày.
– Tăng cholesterol máu có tính chất gia đình đồng hợp tử:
+ Liều điều trị: 10 – 80 mg/lần/ngày.
+ Đồng thời phải hối hợp với những biện pháp hạ Lipid khác (như biện pháp lọc LDL).
– Phòng ngừa biến cố tim mạch:
+ Liều ban đầu: 10 mg/ngày.
+ Liều cao hơn cần theo chỉ định của bác sĩ.
– Suy thận, người cao tuổi: Không cần thay đổi liều.
– Suy gan: Thận trọng khi sử dụng. Không dùng cho người bị bệnh gan tiến triển.
– Trên bệnh nhi:
+ Từ 10 tuổi trở lên: Liều khởi đầu là 10 mg/ngày và có thể tăng lên đến 20 mg/ngày. Với liều trên 20 mg, tương ứng với khoảng 0,5 mg/kg còn hạn chế thông tin.
+ Dưới 10 tuổi: Không sử dụng.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều
– Khi quên liều:
+ Bỏ qua liều đã quên, uống liều tiếp theo như dự định.
+ Không uống gấp đôi liều.
– Khi quá liều:
+ Triệu chứng: Không có báo cáo nào về các triệu chứng khi quá liều.
+ Nếu lỡ dùng quá liều và xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng, đến ngay trung tâm y tế để được xử lý kịp thời.
Chống chỉ định
Thuốc Lipidtab 20 không được sử dụng cho những trường hợp sau:
– Quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong công thức.
– Bệnh lý về gan đang tiến triển.
– Tăng nồng độ Aminotransferase huyết thanh kéo dài chưa tìm được nguyên nhân.
– Phụ nữ mang thai, đang cho con bú, nghi ngờ có thai.
– Phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ không sử dụng các biện pháp tránh thai thích hợp.
Tác dụng không mong muốn
Một số tác dụng phụ có thể gặp phải trong quá trình sử dụng:
– Thường gặp: Phản ứng dị ứng, tăng đường huyết, đau họng – thanh quản, chảy máu cam, tăng HbA1c, táo bón, đầy hơi, khó tiêu, đau cơ, chức năng gan bất thường, Creatine kinase máu tăng lên, đau khớp, đau ở chi, co thắt cơ, sưng khớp, đau lưng, buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu,…
– Ít gặp: Hạ đường huyết, tăng cân, biếng ăn, gặp ác mộng, mất ngủ, giảm cảm giác, loạn vị giác, nhìn mờ, chóng mặt, ù tai, cảm giác khác thường, suy giảm nhận thức (lú lẫn, mất trí nhớ), mệt mỏi, suy nhược, nước tiểu dương tính các tế bào bạch cầu, đau ngực, phù ngoại biên, mệt mỏi, sốt,…
– Hiếm gặp: Giảm tiểu cầu, sốc phản vệ, rối loạn thị giác, bệnh thần kinh ngoại biên, bệnh cơ, viêm cơ, tiêu cơ vân, đau gân, đôi khi phức tạp do thoát vị,…
– Rất hiếm gặp: Vú to ở đàn ông.
– Không được biết đến: Bệnh hoại tử cơ do miễn dịch trung gian.
Nếu thấy bất kỳ tác dụng phụ nào, thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn để được xử lý kịp thời.
Tương tác thuốc
– Ảnh hưởng của các thuốc khác đến Atorvastatin:
+ Chất ức chế CYP3A4 hoặc vận chuyển Protein, thuốc khác có khả năng gây bệnh cơ: Tăng nồng độ Atorvastatin trong huyết tương và tăng nguy cơ bệnh cơ.
+ Các chất ức chế mạnh CYP3A4: Tăng nồng độ Atorvastatin rõ rệt. Cần điều chỉnh liều cho thích hợp.
+ Các chất ức chế CYP3A4 vừa, Erythromycin: Tăng nồng độ Atorvastatin trong huyết tương.
+ Thuốc gây cảm ứng CYP3A4, Cholestyramin, Antacid: Giảm nồng độ của Atorvastatin trong huyết tương.
+ Các chất ức chế vận chuyển protein: Tăng phơi nhiễm toàn thân của Atorvastatin, giảm liều và cẩn thận theo dõi bệnh nhân.
+ Ezetimib, Acid fusidic: Nguy cơ tiêu cơ vân.
+ Colestipol: Giảm nồng độ Atorvastatin và các chất chuyển hóa có hoạt tính trong huyết tương.
– Ảnh hưởng của Atorvastatin đến thuốc khác:
+ Digoxin: Tăng nồng độ digoxin huyết tương.
+ Thuốc tránh thai: Tăng nồng độ của Norethindron và Ethinyl estradiol.
+ Warfarin: Nguy cơ giảm thời gian prothrombin.
– Tăng nguy cơ tổn thương cơ khi phối hợp với:
+ Niacin liều cao (> 1g/ngày).
+ Gemfibrozil/dẫn chất của Acid fibric.
+ Colchicin.
+ Các thuốc hạ Cholesterol máu nhóm Fibrat khác.
+ Thuốc điều trị HIV và viêm gan siêu vi C (HCV).
– Rượu: Tránh uống quá nhiều rượu khi đang dùng thuốc.
– Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, hãy báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang dùng và các bệnh khác đang mắc phải.
Lưu ý khi sử dụng thuốc và cách bảo quản
Sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
– Phụ nữ mang thai: Gây ảnh hưởng đến thai nhi, nguy cơ tăng dị tật và tổn thương không hồi phục do giảm tổng hợp Cholesterol và các chất hoạt tính sinh học khác có nguồn gốc từ Cholesterol. Vì vậy, không dùng cho đối tượng này.
– Bà mẹ cho con bú: Hiện nay chưa rõ thuốc này có bài tiết qua sữa mẹ hay không. Nguy cơ gây phản ứng bất lợi cho trẻ bú mẹ, cân nhắc ngừng thuốc hoặc ngừng cho con bú.
Những người lái xe và vận hành máy móc
Tác dụng phụ ảnh đau đầu, chóng mặt, cảm giác bất thường hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Thận trọng trong trường hợp này.
Lưu ý đặc biệt khác
– Trước khi điều trị bằng thuốc cần xác định nguyên nhân chính xác tình trạng bệnh của mình. Và kiểm tra lại không dưới 4 tuần/lần chỉ số Lipid.
– Sử dụng thuốc có thể gây một số tác dụng phụ nguy hiểm như đau cơ xương, bệnh cơ, ảnh hưởng lên gan, bệnh phổi kẽ, tăng đường huyết.
– Thuốc chứa Lactose: Không sử dụng cho người có vấn đề di truyền hiếm gặp không dung nạp Galactose, thiếu hụt Lapp lactase hoặc kém hấp thu Glucose-galactose.
Điều kiện bảo quản
– Nơi khô ráo, nhiệt độ dưới 30 độ C.
– Tránh ánh sáng.
– Để xa tầm nhìn và tầm với của trẻ.
– Không sử dụng khi hết hạn sử dụng in trên bao bì.
Thuốc Lipidtab 20 giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Thuốc được bán rộng rãi ở nhiều nhà thuốc, quầy thuốc trên cả nước. Nếu có thắc mắc về sản phẩm, có thể trực tiếp liên hệ cho chúng tôi qua số hotline để có ngay thuốc chính hãng với giá cả ưu đãi và giao hàng nhanh nhất có thể.
Chúng tôi cam kết hàng chính hãng, Ở ĐÂU RẺ NHẤT, CHÚNG TÔI RẺ HƠN.
Review của khách hàng về chất lượng sản phẩm
Thuốc Lipidtab 20 có tốt không? Để được giải đáp thắc mắc, hãy cùng chúng tôi điểm lại những ưu nhược điểm chính của sản phẩm này như sau:
Ưu điểm
– Dạng viên thuận tiện khi sử dụng và mang theo.
– Hiệu quả trong điều trị tăng mỡ máu. Đồng thời ngăn ngừa hiệu quả biến cố tim mạch
Nhược điểm
– Nguy cơ gặp nhiều tác dụng ngoài ý muốn như bệnh lý về cơ, đau đầu, chóng mặt,…
– Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân suy giảm chức năng gan.
– Không dùng cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.