Thuốc Plofed 1% là thuốc gì?
Nhà sản xuất
Warsaw Pharmaceutical Works Polfa – Ba Lan.
Quy cách đóng gói
Hộp 5 lọ 20ml.
Dạng bào chế
Nhũ dịch tiêm.
Thành phần
Mỗi lọ thuốc chứa:
– Propofol 200mg.
– Tá dược vừa đủ 1 lọ.
Tác dụng của thuốc
Tác dụng của Propofol
Propofol có khả năng gây mê nhanh trong khoảng 30 giây, thời gian tác dụng ngắn. Cơ chế hoạt động vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, một số thí nghiệm cho rằng hoạt tính gây mê, an thần là do tác động vào chất dẫn truyền thần kinh GABA.
Chỉ định
Thuốc được dùng để gây mê toàn thân với tác dụng ngắn trong những trường hợp sau:
– Người trưởng thành và trẻ em trên 1 tháng tuổi:
+ Khởi mê và duy trì mê toàn thân.
+ An thần trong phẫu thuật hoặc chẩn đoán, có thể kết hợp với các thuốc gây mê vùng.
– Bệnh nhân trên 16 tuổi: An thần trong các cơ sở chăm sóc đặc biệt.
Cách dùng
Cách sử dụng
– Sử dụng theo đường tiêm truyền, tiêm thẳng vào tĩnh mạch hoặc truyền liên tục khi dịch chưa pha loãng hoặc đã pha.
– Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc Plofed 1%, yêu cầu cần dùng kèm theo các thuốc giảm đau.
– Thuốc chỉ được dùng tại các bệnh viện hay cơ sở điều trị ban ngày có đầy đủ trang thiết bị thích hợp và được thực hiện bởi nhân viên y tế có trình độ chuyên môn nhất định.
– Cần theo dõi thường xuyên các chức năng tuần hoàn và hô hấp trong quá trình sử dụng thuốc. Đồng thời, các thiết bị duy trì đường hô hấp, thông khí nhân tạo hay hồi tỉnh khác phải luôn được sẵn sàng.
– Hướng dẫn truyền tĩnh mạch:
+ Dung môi pha loãng nhũ dịch tiêm bao gồm Glucose 5% w/v; Natri Clorid 0,9% w/v; Natri Clorid 0,18% w/v và Glucose 4% w/v.
+ Phải chuẩn bị ống nhỏ giọt, bộ phận đếm giọt, bơm tiêm điện hoặc bơm truyền dịch có vạch chia thể tích khi thực hiện truyền liên tục.
Truyền dung dịch chưa pha loãng:
+ Thời gian truyền liên tục: Không quá 12 tiếng. Sau đó, phải loại bỏ và thay dây truyền cũng như bình đựng mới.
+ Tất cả các dịch truyền còn lại phải được loại bỏ.
Truyền dung dịch đã pha loãng:
+ Không pha loãng vượt quá tỷ lệ 1 phần thuốc Plofed 1% với 4 phần dung môi.
+ Hỗn hợp này phải được vô trùng ngay trước khi truyền và dùng ngay trong vòng 6 giờ.
+ Có thể trộn với dung dịch tiêm Lidocain 1% không chứa chất bảo quản với tỷ lệ 20 phần thuốc Plofed 1% với tối đa 1 phần Lidocain 1% để giảm đau khi bắt đầu tiêm.
+ Phải rửa sạch dây truyền sau khi truyền Propofol trước khi sử dụng thuốc giãn cơ Mivacurium hay Atracurium trên cùng một dây chuyền.
+ Có thể dùng hệ thống gây mê tĩnh mạch có kiểm soát nồng độ đích để sử dụng Propofol.
– Chú ý:
+ Lắc kỹ trước khi dùng.
+ Dùng cồn y tế vệ sinh sạch cổ ống tiêm, bề mặt nút cao su của chai trước khi dùng. Ống tiêm đã qua sử dụng phải được vứt bỏ.
+ Sử dụng xilanh hay bộ truyền dịch vô trùng khi tiêm truyền thuốc. Phải dùng ngay khi mở ống tiêm hoặc nắp chai. Tất cả các thao tác từ rút hay pha thuốc đến suốt quá trình truyền phải được thực hiện trong môi trường vô trùng.
+ Phải thêm thuốc vào chỗ sát với kim luồn tĩnh mạch. Không được thực hiện qua bộ dây truyền dịch có lọc vi khuẩn.
+ Lượng thuốc trong mỗi ống tiêm hoặc chai truyền chỉ được sử dụng 1 lần cho mỗi bệnh nhân.
Liều dùng
– Liều dùng phải được điều chỉnh tùy theo tình trạng và phản ứng của mỗi người bệnh.
– Thời gian điều trị: Tối đa 7 ngày.
Người lớn:
– Khởi mê:
+ Truyền nhỏ giọt 20 – 40mg trong mỗi 10 giây.
+ Ở bệnh nhân dưới 55 tuổi: Có thể truyền 1,5 – 2,5mg/kg thể trọng.
+ Bệnh nhân trên 55 tuổi và người có ASA độ III hay IV, nhất là trong trường hợp chức năng tim suy yếu: Giảm xuống 1mg/kg thể trọng hoặc nhỏ hơn và truyền với tốc độ chậm hơn (khoảng 2ml nhũ dịch tiêm trong mỗi 10 giây).
– Duy trì mê bằng phương pháp tiêm tĩnh mạch liên tục hoặc tiêm nhanh 1 liều lặp lại:
+ Trường hợp tiêm tĩnh mạch liên tục: 4 – 12mg/kg thể trọng/giờ.
+ Trường hợp tiêm nhanh một liều lặp lại: Có thể tiêm liều tăng dần 25 – 50mg nếu cần thiết.
+ Người già, bệnh nhân thể trạng kém hoặc có ASA độ III và IV hay giảm thể tích máu: Có thể điều chỉnh giảm liều tùy thuộc vào tình trạng bệnh và kỹ thuật tiêm.
– An thần trong phẫu thuật và chẩn đoán:
+ Truyền 0,5 – 1mg/kg thể trọng trong 1 – 5 phút để bắt đầu an thần.
+ Duy trì an thần: 1,5 – 4,5mg/kg thể trọng/giờ.
+ Có thể truyền bổ sung một liều 10 – 20mg, tiêm nhanh để tăng độ an thần sâu.
+ Điều chỉnh liều và tốc độ truyền đối với bệnh nhân trên 55 tuổi hay có ASA độ III và IV.
Bệnh nhân trên 16 tuổi (An thần trong các cơ sở chăm sóc đặc biệt):
– Truyền liên tục 0,3 – 4,0mg/kg thể trọng/giờ.
– Không khuyến khích dùng hệ thống gây mê tĩnh mạch có kiểm soát nồng độ đích (TCI) trong tiêm truyền Propofol.
Trẻ em trên 1 tháng tuổi:
– Khởi mê:
+ Truyền nhỏ giọt chậm với tốc độ tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân.
+ Trẻ từ 8 tuổi trở lên: 2,5mg/kg thể trọng.
+ Trẻ dưới 8 tuổi, đặc biệt từ 1 tháng tuổi – 3 tuổi: Có thể dùng liều cao hơn 2,5 – 4mg/kg thể trọng.
– Duy trì mê:
+ Truyền tĩnh mạch hoặc tiêm nhanh một liều lặp lại.
+ Sử dụng liều 9 – 15mg/kg thể trọng/giờ với tốc độ truyền khác nhau tùy thuộc vào từng cá thể.
+ Bệnh nhân nhỏ tuổi hơn, đặc biệt từ 1 tháng tuổi đến 3 tuổi: Có thể dùng liều cao hơn.
+ Điều chỉnh giảm liều ở bệnh nhân có ASA độ III và IV.
– An thần trong chẩn đoán và phẫu thuật:
+ Bắt đầu an thần: 1 – 2mg/kg thể trọng.
+ Duy trì mê: 1,5 – 9mg/kg/giờ, truyền nhỏ giọt.
+ Có thể thực hiện tiêm một liều với 1mg/thể trọng nếu muốn tăng nhanh độ sâu an thần.
+ Đối với bệnh nhân ASA độ III và IV: Cần giảm liều.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều
– Khi quên liều: Thuốc được sử dụng và theo dõi bởi các nhân viên y tế có trình độ chuyên môn, do đó, hầu như không xảy ra quên liều.
– Khi quá liều: Có thể gây suy hô hấp và tim mạch. Do đó, theo dõi kỹ các biểu hiện của người dùng. Khi có nghi ngờ ngộ độc thuốc, đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời.
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Plofed 1% trong các trường hợp sau:
– Quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào có trong thuốc.
– Tiền sử dị ứng với đậu tương, lạc.
– An thần cho bệnh nhân dưới 16 tuổi trong trường hợp cần chăm sóc đặc biệt.
– Khởi mê và duy trì mê cho trẻ dưới 1 tháng tuổi.
Tác dụng không mong muốn
Trong quá trình dùng, có thể xảy ra một số tác dụng ngoài ý muốn như:
– Rất hay gặp: Đau cục bộ khi khởi mê.
– Thường gặp:
+ Đau đầu, nôn, buồn nôn trong giai đoạn hồi tỉnh.
+ Nhịp tim chậm.
+ Hạ huyết áp.
+ Ngưng thở thoáng qua trong khởi mê.
– Ít gặp: Huyết khối, viêm tĩnh mạch.
– Hiếm gặp: Co giật, động kinh trong giai đoạn khởi mê, duy trì mê và hồi tỉnh.
Thông báo ngay với bác sĩ khi thấy bất cứ tác dụng phụ nào để được tư vấn hợp lý.
Tương tác với thuốc khác
Chưa ghi nhận hiện tượng tương tác nào xảy ra khi dùng chung với các thuốc sau:
– Thuốc gây mê tủy sống và màng cứng hay các thuốc chuẩn mê thường dùng.
– Thuốc giảm đau.
– Thuốc dạng hít.
– Thuốc ức chế thần kinh cơ.
Tuy nhiên, cơ địa mỗi người khác nhau. Do đó, không tự ý phối hợp với các thuốc khác khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ. Có thể giảm liều nếu điều trị đồng thời với thuốc gây mê toàn thân hoặc an thần bổ sung trong các kỹ thuật gây mê vùng.
Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
Đối với phụ nữ có thai và cho con bú
– Phụ nữ mang thai: Tính an toàn cũng như rủi ro đối với sự phát triển của trẻ bú mẹ chưa được xác định rõ. Vậy nên, không nên sử dụng thuốc nếu chưa thật sự cần thiết.
– Phụ nữ cho con bú: Propofol được tìm thấy trong sữa mẹ với nồng độ nhỏ. Do vậy, không khuyến cáo cho con bú trong vòng 12 giờ sau khi truyền thuốc.
Đối với người lái xe và vận hành máy móc
Thuốc có thể gây tác dụng phụ đau đầu, ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Do đó, thận trọng khi sử dụng cho các đối tượng này.
Lưu ý đặc biệt khác
– Tiêm Propofol phải được thực hiện bởi nhân viên y tế được đào tạo về gây mê, không phải là người tiến hành thủ thuật chẩn đoán hay phẫu thuật.
– Đã có báo cáo về tình trạng lạm dụng Propofol. Có thể dẫn đến các biến chứng hô hấp nghiêm trọng nếu chủ quan.
– Theo dõi bệnh nhân liên tục để nhận biết các triệu chứng ban đầu của tắc đường hô hấp, hạ huyết áp hay giảm độ bão hòa Oxy.
– Có thể xuất hiện những cử động tự phát nếu sử dụng thuốc với mục đích an thần trong phẫu thuật. Điều này có thể gây nguy hiểm cho khu vực mổ trong các thủ thuật đòi hỏi sự bất động.
– Phải đảm bảo người bệnh hồi tỉnh hoàn toàn sau khi sử dụng Propofol trước khi xuất viện.
– Thông thường, không xuất hiện sự suy yếu sau khi dùng thuốc sau 12 tiếng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng, độ tuổi, thủ thuật đã tiến hành, các thuốc đi kèm để tư vấn hợp lý cho người bệnh.
– Thận trọng khi tiêm tĩnh mạch trong các trường hợp sau:
+ Suy hô hấp, suy tim.
+ Suy gan, suy thận.
+ Suy nhược.
+ Giảm thể tích máu.
– Khi dùng chung với các thuốc làm giảm hiệu suất của tim sẽ gây ảnh hưởng đến độ thanh thải của Propofol.
– Tình trạng co giật có thể xảy ra nếu tiêm cho người bị động kinh.
– Cân nhắc khi sử dụng:
+ Tiêm truyền tĩnh mạch các chất chống tiết Cholin trước khi khởi mê hoặc duy trì mê, nhất là khi trương lực phế vị mạnh hơn.
+ Phối hợp với các thuốc làm chậm nhịp tim khác.
– Đối với người bị rối loạn chuyển hóa chất béo phải được chăm sóc hợp lý.
– Ở bệnh nhân thừa mỡ máu nên theo dõi lượng chất béo trong máu. Trường hợp được nhận đồng thời chất béo theo đường tĩnh mạch khác thì cần xem xét giảm liều thuốc Plofed 1%.
Bảo quản
– Để trong bao bì kín, nơi khô ráo, tránh ánh sáng.
– Nhiệt độ không quá 25℃, không bảo quản lạnh.
– Để xa tầm tay trẻ em.
Thuốc Plofed 1% giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Hiện nay, thuốc được bán rộng rãi tại các nhà thuốc trên toàn quốc với giá dao động khoảng 520.000 VND/hộp, giá bán thay đổi tùy theo từng cơ sở bán và phân phối.
Để tránh mua phải hàng giả, hành nhái, hãy liên hệ với chúng tôi theo số hotline ở bên cạnh hoặc đặt hàng trực tiếp ngay trên website.
Sự hài lòng của khách hàng là mục tiêu xuyên suốt mọi hoạt động của Dược Điển Việt Nam.
Review của khách hàng về chất lượng thuốc
Thuốc Plofed 1% có tốt không? Sản phẩm có một số ưu nhược điểm dưới đây:
Ưu điểm
– Tác dụng gây mê nhanh, tỉnh sớm.
– Nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đã được Bộ Y tế kiểm định chặt chẽ về an toàn cũng như hiệu quả dùng trên người trước khi cấp giấy phép lưu hành trên toàn quốc.
– Được sản xuất tại nhà máy GMP đạt tiêu chuẩn quốc tế nên người dùng có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng của thuốc.
Nhược điểm
– Thuốc phải được thực hiện bởi nhân viên y tế có chuyên môn, không tự ý sử dụng.
– Chưa có đầy đủ nghiên cứu trên phụ nữ mang thai.
– Có thể gặp một số tác dụng phụ trong quá trình điều trị.
– Tác dụng phụ đau đầu, ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
– Giá thành khá cao.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.