Thuốc Cefotaxime 1g là thuốc gì?
Nhà sản xuất
Công ty Cổ phần Hóa – Dược phẩm Mekophar.
Quy cách đóng gói
Hộp 10 lọ x 1g.
Dạng bào chế
Thuốc bột pha tiêm.
Thành phần chính
Mỗi lọ thuốc bột chứa hoạt chất có hàm lượng: Cefotaxime (dưới dạng Cefotaxime Sodium) 1g.
Tác dụng của thuốc là gì?
Công dụng của Cefotaxime
– Là một kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin thế hệ 3, có phổ kháng khuẩn rộng và thường được sử dụng dưới dạng thuốc tiêm.
– Cơ chế diệt khuẩn do ức chế quá trình tổng hợp thành tế bào của chúng bằng cách gắn kết với các Protein thiết yếu.
– Cefotaxime bền vững với hầu hết các Beta-lactamase (bao gồm cả Penicilinase và Cephalosporinase) do vi khuẩn Gram âm và dương tiết ra với mục đích đề kháng thuốc. Nhờ đó, phổ kháng khuẩn được mở rộng đáng kể so với các hoạt chất khác cùng nhóm.
Chỉ định
Thuốc Cefotaxime 1g được sử dụng trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng gây ra bởi chủng vi khuẩn nhạy cảm với Cefotaxime gây ra, bao gồm:
– Áp xe não.
– Viêm phổi, viêm màng trong tim, viêm màng não (trừ trường hợp nguyên nhân do chủng Listeria Monocytogenes).
– Nhiễm khuẩn huyết.
– Bệnh lậu, bệnh thương hàn.
– Nhiễm khuẩn nặng trong ổ bụng (dùng phối hợp với Metronidazole).
– Dự phòng nhiễm khuẩn sau khi mổ tuyến tiền liệt, các trường hợp mổ nội soi hoặc sinh mổ.
Cách dùng
Cách sử dụng
– Dùng đường tiêm bao gồm tiêm bắp sâu hay tiêm hoặc truyền tĩnh mạch chậm (tiêm tĩnh mạch trong thời gian 3 – 5 phút, truyền tĩnh mạch từ 20 – 60 phút).
– Nên dùng các dung dịch Cefotaxime 1g mới pha. Công thức pha tiêm cụ thể như sau:
+ Tiêm bắp: hòa tan 1g Cefotaxime trong 3ml nước cất vô khuẩn.
+ Tiêm tĩnh mạch: Hòa tan 1g Cefotaxime trong ít nhất 4 ml nước cất vô khuẩn.
+ Truyền tĩnh mạch: Hòa tan 1 – 2g Cefotaxime trong 50 – 100ml dung dịch tiêm truyền như Sodium Chloride 0.9%, Glucose 5%. Sau đó, có thể pha loãng đến 1000ml với Sodium Chloride 0.9%, Glucose 5%, hỗn hợp Glucose 5% và Sodium Chloride 0.45%, hỗn hợp Glucose 5% và Sodium Chloride 0.9%, Ringer Lactate.
– Để phòng ngừa viêm tĩnh mạch do tiêm thuốc, nên tiêm hoặc truyền tĩnh mạch chậm. Có thể giảm đau khi tiêm bắp bằng cách pha thêm thuốc tê Lidocain ngay trước khi tiêm.
Liều dùng
Theo chỉ định cụ thể của bác sĩ điều trị trong từng trường hợp cho an toàn và hiệu quả. Liều lượng thường dùng khuyến cáo như sau:
– Đối với người lớn:
+ Điều trị các nhiễm khuẩn nhẹ và trung bình: Thường dùng liều 2 – 6g/24 giờ, chia thành 2 – 3 lần.
+ Điều trị các nhiễm khuẩn nặng: Có thể dùng đến 12g/24 giờ, truyền tĩnh mạch chia thành 3 – 6 lần.
+ Ở người bệnh suy thận nặng (có độ thanh thải Creatinin dưới 10ml/phút), sau khi dùng liều tấn công ban đầu thì giảm đi nửa liều và giữ nguyên số lần dùng thuốc trong ngày. Liều tối đa cho phép là 2g/ngày.
+ Điều trị bệnh lậu: Dùng liều duy nhất 1g.
+ Dự phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật: Tiêm 1g trước khi mổ từ 30-90 phút. Riêng với trường hợp sinh mổ thì tiêm 1g vào tĩnh mạch người mẹ ngay khi kẹp cuống rau, sau đó 6 và 12 giờ thì tiêm thêm 2 liều nữa vào bắp thịt hoặc tĩnh mạch.
– Đối với trẻ em: Dùng liều 100 – 150mg/kg thể trọng mỗi ngày (ở trẻ sơ sinh là 50mg/ kg), chia làm 2 – 4 lần. Nếu cần thiết có thể tăng liều lên tới 200mg/kg/ngày (từ 100 – 150mg/kg ở trẻ sơ sinh).
Thời gian điều trị: Sau khi thân nhiệt trở về mức bình thường hoặc chắc chắn đã diệt hết vi khuẩn, nên dùng thuốc thêm 3 – 4 ngày nữa. Đối với điều trị liên cầu khuẩn tan máu Beta nhóm A, thời gian cần thiết tối thiểu là 10 ngày.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều
– Quên liều:
Thuốc được sử dụng dưới sự hỗ trợ trực tiếp của nhân viên y tế, cần hạn chế tối đa việc quên liều, nếu có thì phải được xem xét và xử lý phù hợp.
– Quá liều:
Trường hợp quá liều cấp, cần theo dõi cẩn thận các triệu chứng của bệnh nhân và điều trị hỗ trợ. Có thể áp dụng thẩm phân máu để làm giảm nhanh chóng nồng độ Cefotaxime trong huyết tương.
Chống chỉ định
Không được sử dụng thuốc trong các trường hợp bệnh nhân:
– Có tiền sử mẫn cảm với kháng sinh nhóm Cephalosporin hay phản ứng phản vệ với Penicillin.
– Dị ứng với Lidocaine (trong trường hợp có dùng Lidocaine làm dung môi pha tiêm).
Tác dụng không mong muốn
Bên cạnh khả năng diệt khuẩn, thuốc làm tăng nguy cơ gây ra một số phản ứng bất lợi cho cơ thể, bao gồm:
– Thường gặp: Tình trạng tiêu chảy, viêm tắc tĩnh mạch tại vị trí tiêm, sưng đau hoặc phản ứng viêm vùng bắp đã tiêm thuốc.
– Ít gặp:
+ Giảm bạch cầu ưa Eosin hoặc giảm bạch cầu toàn phần làm cho test Coombs dương tính.
+ Loạn khuẩn đường ruột, dễ bội nhiễm do vi khuẩn kháng thuốc như Pseudomonas aeruginosa, Enterobacter spp…
– Hiếm gặp:
+ Sốc phản vệ, các phản ứng quá mẫn cảm.
+ Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu hạt, thiếu máu tan máu.
+ Viêm đại tràng có màng giả do Clostridium difficile.
+ Tăng Bilirubin và các Enzym của gan trong huyết tương.
Nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu trên hay bất kỳ triệu chứng phụ nào khác khi sử dụng thuốc, hãy thông báo ngay cho bác sĩ hoặc nhân viên y tế để được hỗ trợ kịp thời.
Tương tác thuốc
Trong quá trình dùng thuốc, cần chú ý một số tương tác có khả năng làm thay đổi hoạt lực và độc tính điều trị, thận trọng khi phối hợp, bao gồm:
– Khi dùng đồng thời Cephalosporin với kháng sinh nhóm Aminoglycoside hoặc Colistin (kháng sinh Polymyxin) có thể làm tăng tác dụng độc đối với thận.
– Cefotaxime cũng đẩy mạnh tính chất gây độc của Cyclosporine với thận.
– Cefotaxime bị giảm thải trừ khỏi cơ thể nếu dùng kết hợp với các Ureidopenicillin (Azlocillin, Mezlocillin). Cần điều chỉnh giảm liều sử dụng hàng ngày, nhất là ở bệnh nhân suy thận.
– Cefotaxime có thể gây dương tính giả với test Coombs.
– Trường hợp dùng các dung dịch kiềm như Sodium Bicarbonate để pha tiêm Cefotaxime, dễ dẫn đến hiện tượng tương kỵ vật lý gây kết tủa hay biến đổi trạng thái. Do đó, nên tránh dùng đồng thời.
– Tuyệt đối không được trộn lẫn và tiêm cùng lúc Cefotaxime với Aminoglycoside hay Metronidazole hoặc bất kỳ kháng sinh nào khác.
Báo cho bác sĩ thông tin về tất cả loại thuốc đang sử dụng.
Lưu ý khi sử dụng thuốc và cách bảo quản
Sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
– Trong thời kỳ mang thai:
Thuốc có khả năng đi qua nhau thai trong 3 tháng giữa thai kỳ, đồng thời chưa có dữ liệu khẳng định tính an toàn đối với thai nhi khi sử dụng trên phụ nữ đang mang thai. Vì vậy, cần tuân thủ nghiêm ngặt ý kiến chỉ đạo của bác sĩ điều trị trong trường hợp này và theo dõi chặt chẽ suốt quá trình.
– Cho con bú:
Do Cefotaxime đã được tìm thấy trong sữa mẹ với nồng độ thấp nên không được khuyến cáo sử dụng trên bà mẹ cho con bú. Nếu có chỉ định dùng trong trường hợp này, cần thiết phải quan tâm và giám sát các dấu hiệu tiêu chảy, tưa và nổi ban ở trẻ bú mẹ.
Người lái xe và vận hành máy móc
Cho đến nay chưa thấy báo cáo về ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe hay vận hành máy móc phức tạp.
Lưu ý đặc biệt khác
– Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc.
– Thuốc chỉ được dùng dưới sự hướng dẫn và tiến hành thao tác của bác sĩ hoặc nhân viên y tế có chuyên môn phù hợp.
– Trước khi dùng thuốc, bệnh nhân cần được xác định về nguy cơ phản ứng với Penicillin hay các kháng sinh khác cùng nhóm vì có thể xảy ra hiện tượng dị ứng chéo.
Điều kiện bảo quản
– Lọ bột pha tiêm cất trong bao bì kín, để nơi khô ráo (độ ẩm ≤ 70%), nhiệt độ không quá 30 độ C, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp.
– Nên tiêm, truyền dung dịch thuốc ngay sau khi pha. Dung dịch Cefotaxime đã pha chỉ ổn định ở nhiệt độ phòng (25oC ± 2oC) trong 18 giờ hoặc 6 ngày ở trong tủ lạnh (5oC ± 2oC). Tuyệt đối không sử dụng đưa vào cơ thể sau khoảng thời gian này.
– Tránh xa tầm với của trẻ em.
Thuốc Cefotaxime 1g mua ở đâu? Giá bao nhiêu?
Thuốc hiện được bán ở nhiều nhà thuốc, quầy thuốc trên toàn quốc với giá khoảng 180.000 đồng/hộp. Trên trang web của chúng tôi đang có mức giá tri ân khách hàng, chỉ 157.000 VNĐ/hộp.
Bạn hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo số Hotline hoặc Website của công ty để được tư vấn và mua hàng với chất lượng tốt, giá cả ưu đãi nhất.
Nhà thuốc Dược Điển Việt Nam cam kết: SẢN PHẨM CHÍNH HÃNG, GIÁ CẢ HỢP LÝ.
Review của khách hàng về thuốc như thế nào?
Thuốc Cefotaxime 1g có tốt không? Để được giải đáp thắc mắc, hãy cùng chúng tôi điểm lại những ưu nhược điểm chính của sản phẩm này bao gồm:
Ưu điểm
– Phổ kháng khuẩn rộng, bền vững với đa số các Enzym kháng thuốc do vi khuẩn sinh ra. Vì vậy, điều trị viêm nhiễm hiệu quả.
– Dùng đường tiêm truyền, phát huy tác dụng nhanh chóng, lựa chọn tối ưu trong các trường hợp nhiễm khuẩn nặng và bệnh nhân sức khỏe yếu.
– Giá thành khá thấp so với các kháng sinh cùng đường dùng.
Nhược điểm
– Phải tiến hành thao tác đưa vào cơ thể bởi nhân viên y tế có trình độ chuyên môn nhất định, bệnh nhân không tự mình sử dụng được.
– Nguy cơ dẫn đến một số tác dụng phụ bất lợi, cần chú ý theo dõi trong quá trình tiêm thuốc.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.