Thuốc Levofloxacin Cooper là thuốc gì?
Nhà sản xuất
Cooper S.A. Pharmaceuticals.
Quy cách đóng gói
Hộp 1 chai 100ml.
Dạng bào chế
Dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch.
Thành phần
Mỗi ml thuốc chứa các thành phần sau:
– Levofloxacin hemihydrate 5,1246mg tương đương Levofloxacin 5mg.
– Tá dược: Natri clorid, Acid hydroclorid, Natri hydroxid, nước cất pha tiêm vừa đủ.
Tác dụng của thuốc
Tác dụng của thành phần chính Levofloxacin
– Là kháng sinh tổng hợp thuộc nhóm Quinolon, có tác dụng ức chế vi khuẩn dựa vào cơ chế tác động đến phức hợp Gyrase và Topoiso-merase IV ADN, từ đó ức chế sự tổng hợp ADN của vi khuẩn.
– Các vi khuẩn thường nhạy cảm:
+ Vi khuẩn hiếu khí Gram dương: Bacillus anthracis, Streptococci, Staphylococcus aureus nhạy cảm với methicillin, Streptococcus pneumoniae,…
+ Vi khuẩn hiếu khí Gram âm: Haemophilus influenzae, Klebsiella oxytoca, Moraxella catarrhalis, Proteus vulgaris, Providencia rettgeri,…
+ Vi khuẩn khác: Chlamydophila pneumoniae, Legionella pneumophila, Mycoplasma pneumoniae, Mycoplasma hominis,…
Chỉ định
Thuốc tiêm Levofloxacin Cooper được dùng để điều trị các nhiễm khuẩn sau đây ở người lớn:
– Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng.
– Nhiễm khuẩn ở da và mô mềm có biến chứng.
– Viêm tuyến tiền liệt mạn tính do vi khuẩn.
– Viêm bể thận và nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng.
Cách dùng
Cách sử dụng
– Chỉ dùng để tiêm truyền tĩnh mạch chậm.
– Thời gian truyền ít nhất 60 phút đối với chai chứa 500mg Levofloxacin.
– Sau khi điều trị bước đầu bằng đường tiêm truyền tĩnh mạch, chuyển sang dùng dạng uống (viên nén bao phim), cân nhắc phụ thuộc theo tình trạng lâm sàng của từng bệnh nhân.
Liều dùng
– Dùng 1 – 2 lần/ngày.
– Liều khuyến cáo dùng cho bệnh nhân có chức năng thận bình thường (độ thanh thải Creatinin > 50ml/phút):
+ Viêm phổi cộng đồng: 500 – 1000mg/ngày, dùng trong 7 – 14 ngày.
+ Nhiễm khuẩn da và mô mềm có biến chứng: 500mg/ngày, kéo dài 7 – 14 ngày.
+ Nhiễm khuẩn da và mô mềm không có biến chứng: 250mg/ngày, kéo dài 7 – 14 ngày.
+ Viêm tuyến tiền liệt mạn: 500mg/ngày, dùng trong 28 ngày.
+ Viêm bể thận và nhiễm khuẩn đường niệu có biến chứng: 250mg/ngày, kéo dài 10 ngày.
– Bệnh nhân suy thận (độ thanh thải Creatinin < 50ml/phút): Phác đồ điều trị thay đổi tùy theo độ thanh thải Creatinin của từng bệnh nhân.
+ Độ thanh thải 50 – 20ml/phút:
*Với liều 250mg/24h: Liều đầu 250mg, sau đó 125mg/24h.
*Với liều 500mg/24h: Liều đầu 500mg, sau đó 250mg/24h.
*Với liều 500mg/12h: Liều đầu 500mg, sau đó 250mg/12h.
+ Độ thanh thải 19 – 10ml/phút:
*Với liều 250mg/24h: Liều đầu 250mg, sau đó 125mg/48h.
*Với liều 500mg/24h: Liều đầu 500mg, sau đó 125mg/24h.
*Với liều 500mg/12h: Liều đầu 500mg, sau đó 125mg/12h.
+ Độ thanh thải < 10ml/phút (bao gồm chạy thận nhân tạo và thẩm phân phúc mạc liên tục):
*Với liều 250mg/24h: Liều đầu 250mg, sau đó 125mg/48h.
*Với liều 500mg/24h: Liều đầu 500mg, sau đó 125mg/24h.
*Với liều 500mg/12h: Liều đầu 500mg, sau đó 125mg/24h.
– Không cần thiết phải bổ sung liều sau chạy thận hoặc thẩm phân phúc mạc liên tục.
– Bệnh nhân suy gan, người cao tuổi: Không cần chỉnh liều, tuy nhiên cần chú ý chức năng thận ở người già.
– Bệnh nhi: Chống chỉ định.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều
– Quên liều: Thuốc được sử dụng dưới sự giám sát của nhân viên y tế, không có trường hợp quên liều.
– Quá liều:
+ Triệu chứng: Tình trạng lú lẫn, co giật, ảo giác, chóng mặt, suy giảm ý thức, tăng khoảng QT.
+ Điều trị: Tiến hành theo dõi điện tâm đồ ECG. Điều trị triệu chứng dựa vào tình trạng lâm sàng của từng bệnh nhân, không có thuốc giải độc đặc hiệu.
Trong quá trình dùng thuốc nếu thấy bất kỳ triệu chứng nào bất thường xảy ra, hãy thông báo ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Chống chỉ định
Thuốc không dùng trong các trường hợp sau:
– Mẫn cảm với Levofloxacin, các thuốc nhóm Quinolon hoặc bất kỳ thành phần nào trong công thức.
– Bệnh nhân động kinh.
– Tiền sử bệnh gân cơ liên quan đến việc sử dụng Fluoroquinolon.
– Trẻ em, thiếu niên.
– Phụ nữ có thai và cho con bú.
Tác dụng không mong muốn
Một số tác dụng phụ đã được báo cáo trong quá trình dùng thuốc:
– Thường gặp:
+ Mất ngủ, đau đầu, chóng mặt.
+ Viêm tĩnh mạch, tiêu chảy, buồn nôn, nôn.
+ Men gan tăng.
+ Phản ứng tại vị trí tiêm truyền: Đau, đỏ.
– Ít gặp:
+ Nhiễm nấm Candida, vi khuẩn kháng thuốc.
+ Giảm bạch cầu, tăng bạch cầu ái toan.
+ Chán ăn, lo sợ, lú lẫn, căng thẳng.
+ Buồn ngủ, rối loạn vị giác, run rẩy.
+ Chóng mặt, khó thở.
+ Đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, táo bón.
+ Tăng Bilirubin máu.
+ Phát ban, mày đay, ngứa, tăng tiết mồ hôi.
+ Tăng Creatinin máu, suy nhược.
– Hiếm gặp:
+ Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu trung tính.
+ Phù mạch, quá mẫn.
+ Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường.
+ Các phản ứng loạn thần, trầm cảm, kích động, ác mộng.
+ Co giật, dị cảm.
+ Rối loạn thị lực.
+ Ù tai.
+ Đánh trống ngực, nhịp nhanh.
+ Rối loạn huyết áp.
+ Rối loạn gân cơ, đặc biệt ở bệnh nhân nhược cơ nặng.
+ Suy thận cấp, sốt.
– Không rõ tỷ lệ:
+ Giảm huyết cầu, mất bạch cầu hạt, thiếu máu tán huyết.
+ Sốc phản vệ.
+ Tăng đường huyết, hôn mê hạ đường huyết.
+ Phản ứng loạn thần.
+ Tổn thương thần kinh cảm giác, rối loạn khứu giác…
Nếu gặp phải bất kỳ triệu chứng bất thường nào kể trên, hãy thông báo ngay với bác sĩ để có phương pháp xử lý kịp thời.
Tương tác thuốc
Khi đang dùng thuốc Levofloxacin Cooper, nên tránh sử dụng các thuốc, thực phẩm sau:
– Theophylin, Fenbufen hoặc các thuốc NSAIDs tương tự: Hạ thấp ngưỡng co giật.
– Probenecid và Cimetidine: Giảm sự thải trừ ở thận của Levofloxacin.
– Thuốc đối kháng Vitamin K: Tăng thời gian đông máu và/hoặc chảy máu.
– Thuốc kéo dài khoảng QT: Do nguy cơ kéo dài khoảng QT.
– Các thuốc khác: Calcium carbonate, Digoxin, Glibenclamide, Ranitidine.
Để sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả, hãy thông báo cho bác sĩ về tất cả các thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang sử dụng cũng như các bệnh đang mắc phải.
Lưu ý khi sử dụng thuốc và cách bảo quản
Sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Hiện chưa có các nghiên cứu đầy đủ về mức độ an toàn của thuốc khi sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú. Khuyến cáo không sử dụng thuốc cho nhóm đối tượng này.
Những người lái xe và vận hành máy móc
Một số tác dụng phụ của thuốc như chóng mặt, buồn ngủ, rối loạn thị giác có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung và phản ứng của người dùng. Cân nhắc trước khi sử dụng
Điều kiện bảo quản
– Nhiệt độ dưới 30 độ C.
– Tránh ánh sáng.
– Để xa tầm tay trẻ em.
Lưu ý đặc biệt khác
– Thời gian truyền ít nhất phải là 60 phút.
– Viêm gân và đứt gân có thể xảy ra trong vòng 48 giờ đầu sau khi truyền và kéo dài vài tháng sau ngừng thuốc. Nguy cơ tăng lên ở bệnh nhân trên 60 tuổi, bệnh nhân dùng liều 1000mg/ngày và bệnh nhân đang dùng Corticoid.
– Tiêu chảy liên quan đến Clostridium difficle có thể gặp phải từ mức độ nhẹ đến đe dọa tính mạng.
– Bệnh nhân dễ bị co giật.
– Người bệnh bị thiếu enzym G6PD.
– Bệnh nhân bị suy thận.
– Các phản ứng quá mẫn nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.
– Các phản ứng phụ có thể gặp phải, cần chú ý: Phản ứng bóng nước nặng, rối loạn đường huyết, nhạy cảm với ánh sáng, phản ứng tâm thần, rối loạn gan mật, nhược cơ, rối loạn thị lực, bội nhiễm,…
– Ảnh hưởng tới các xét nghiệm ở phòng thí nghiệm.
Thuốc Levofloxacin Cooper có giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Hiện nay, trên thị trường thuốc Levofloxacin Cooper được bày bán tại một số nhà thuốc nhất định. Để được tư vấn miễn phí về thông tin thuốc, cách dùng, liều dùng, hãy liên hệ với chúng tôi theo số hotline.
Sự hài lòng của khách hàng là kim chỉ nam lớn nhất xuyên suốt mọi hoạt động của Dược Điển Việt Nam.
Review của khách hàng về chất lượng sản phẩm
Thuốc Levofloxacin Cooper có tốt không? Để nhận được giải đáp thắc mắc, hãy cùng chúng tôi điểm lại một số ưu nhược điểm chính của sản phẩm này như sau:
Ưu điểm
– Điều trị nhiễm khuẩn hiệu quả như viêm phổi, viêm tuyến tiền liệt, viêm bể thận,…
– Được sản xuất trên dây chuyền hiện đại của tập đoàn danh tiếng.
– Sử dụng dưới sự giám sát của nhân viên y tế, nếu gặp phải các triệu chứng bất thường có thể báo cáo ngay lập tức.
Nhược điểm
– Không dùng cho trẻ em, thiếu niên, phụ nữ mang thai và cho con bú.
– Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.