Bệnh tim bẩm sinh là gì?
Bệnh tim bẩm sinh là dị tật phổ biến, xuất hiện ở gần 1% số trẻ sinh ra sống. Chúng có thể bao gồm từ các tình trạng đơn giản không gây ra triệu chứng đến các vấn đề phức tạp với những triệu chứng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng. Trong số các dị tật bẩm sinh, bệnh liên quan đến tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, phương pháp điều trị và chăm sóc các dị tật bẩm sinh đã được cải thiện đáng kể. Vì vậy, gần như các trị em bị dị tật tim bẩm sinh có khả năng sống sót cao sau khi trưởng thành. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh tim bẩm sinh như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này nhé!
I. Bệnh tim bẩm sinh là gì? Các loại của bệnh tim bẩm sinh?
Bệnh tim bẩm sinh (dị tật tim bẩm sinh) là một bất thường về tim có ngay từ khi sinh ra.
Có nhiều dạng dị tật tim bẩm sinh khác nhau, được chia thành 3 loại chính:
– Khuyết tật thành cơ tim. Các thành tồn tại giữa hai bên trái phải và các ngăn trên dưới của tim không phát triển chính xác khiến máu trở lại tim hoặc tích tụ ở sai vị trí. Điều này khiến tim phải làm việc nhiều hơn dẫn đến huyết áp cao.
– Khuyết tật ở van tim – là van bên trong tim đóng mở để dẫn dòng máu đến và đi khỏi tim.
– Khiếm khuyết về mạch máu như động mạch, tĩnh mạch đưa máu đến tim và từ tim đến các cơ quan hoạt động bất thường. Điều này gây ra tắc nghẽn hoặc giảm lưu lượng máu, xuất hiện những biến chứng khác nhau đến sức khỏe.
Phân loại bệnh tim bẩm sinh
Ngoài ra người ta có thể chia thành:
– Bệnh tim bẩm sinh tím tái.
– Bệnh tim bẩm sinh không tím tái.
Cả hai loại này tim đều không bơm máu hiệu quả như thường. Chúng được phân biệt bằng cách bệnh tim bẩm sinh tím tái có lượng oxy trong máu thấp, loại còn lại thì không. Trẻ sơ sinh bị giảm nồng độ oxy có thể bị khó thở, da có màu hơi xanh. Những em bé đủ oxy thì không có triệu chứng này nhưng có thể phát triển biến chứng sau này như huyết áp cao.
II. Triệu chứng của dị tật tim bẩm sinh
Dị tật tim bẩm sinh thường được phát hiện khi siêu âm thai. Bác sĩ nghe thấy nhịp tim bất thường, sau đó thăm khám thêm bằng cách thực hiện một số xét nghiệm nhất định. Chúng có thể bao gồm siêu âm tim, chụp X-quang phổi hoặc chụp MRI. Nếu chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh, bác sĩ sẽ đảm bảo có các bác sĩ chuyên khoa thích hợp để điều trị.
Trẻ có thể bị khó thở khi bị dị tật tim bẩm sinh
Một số trường hợp, các triệu chứng của dị tật tim bẩm sinh có thể không xuất hiện trong một thời gian ngắn sau khi sinh. Một số, trẻ sơ sinh bị dị tật tim có thể gặp:
– Môi, da, ngón tay và ngón chân hơi xanh.
– Khó thở.
– Gặp khó khăn khi cho trẻ ăn.
– Cân nặng thấp.
– Tức ngực.
– Trẻ chậm phát triển.
Trong những trường hợp khác, các triệu chứng của dị tật tim bẩm sinh có thể không xuất hiện cho đến nhiều năm sau khi sinh. Những triệu chứng phát triển thành:
– Nhịp tim bất thường.
– Chóng mặt.
– Khó thở.
– Ngất xỉu.
– Sưng tấy.
– Cơ thể mệt mỏi.
Ngất xỉu là một trong những dấu hiệu của bệnh tim bẩm sinh
Có những dị tật tim bẩm sinh chỉ xuất hiện triệu chứng gây ảnh hưởng khi đã lớn, vì vậy việc chẩn đoán và điều trị có thể được trì hoãn đến giai đoạn này.
Những bất lợi mà người bệnh thường gặp phải như:
– Khó thở, tức ngực.
– Giảm khả năng tập thể dục.
– Cơ thể dễ bị mệt mỏi
Phương pháp điều trị bệnh tim bẩm sinh ở người lớn tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân.
III. Nguyên nhân gây ra bệnh tim bẩm sinh?
Sử dụng một số loại thuốc khi mang thai có thể gây dị tật tim bẩm sinh
Dị tật tim bẩm sinh thường cản trở dòng chảy bình thường của máu trong tim, làm ảnh hưởng đến hô hấp. Mặc dù các nhà nghiên cứu không chắc chắn chính xác lý do tại sao tim không phát triển chính xác, nhưng các yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ dị tật tim ở trẻ sơ sinh như:
– Di truyền có ông bà, bố mẹ mắc bệnh tim bẩm sinh.
– Bất thường trong nhiễm sắc thể như hội chứng turner (liên quan đến NST X), hội chứng Down (NST21)…
– Uống một số loại thuốc như lithium, thuốc chống co giật, isotretinoin… theo toa trong thời kỳ mang thai khiến trẻ có nguy cơ cao bị khuyết tật tim.
– Sử dụng rượu hoặc ma túy trong khi mang thai.
– Những bà mẹ bị nhiễm virus như trong ba tháng đầu của thai kỳ có nhiều khả năng sinh con bị dị tật tim.
– Tăng lượng đường trong máu, như bệnh tiểu đường, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
IV. Điều trị bệnh tim bẩm sinh như thế nào?
Không phải tất cả trẻ bị khuyết tật tim bẩm sinh đều cần điều trị. Phương pháp điều trị tùy thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của khuyết tật tim bẩm sinh. Một số trẻ ở mức độ nhẹ sẽ cải thiện dần theo thời gian, chúng chỉ cần theo dõi. Những người khác lại có các khiếm khuyết nghiêm trọng cần có những liệu trị cụ thể.
Điều trị tim bẩm sinh trong giai đoạn trưởng thành
Phụ thuộc vào mức độ khiếm khuyết, chẩn đoán và điều trị mà bắt đầu ngay sau khi sinh, khi còn nhỏ hoặc khi đã trưởng thành.
Trong một số trường hợp, những khiếm khuyết có thể đã được điều trị trong khi còn nhỏ có thể lại xuất hiện lại khi trưởng thành. Việc sửa chữa ban đầu không còn đem lại hiệu quả hoặc tình trạng ban đầu trở lên tồi tệ hơn. Những biến chứng có thể gặp như mô sẹo phát triển xung quanh quá trình sửa chữa ban đầu gây như rối loạn nhịp tim.
Việc điều trị có thể không chữa khỏi hoàn toàn tình trạng khiếm khuyết, nhưng nó sẽ giúp duy trì một cuộc sống năng động và hiệu quả. Cùng với đó là giảm thiểu nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng, như nhiễm trùng tim, suy tim và đột quỵ.
Điều trị bệnh tim bẩm sinh
Những phương pháp có thể được điều trị như sau:
1. Thuốc men
Có nhiều loại thuốc khác nhau như oxy, thuốc lợi tiểu, digoxin, ức chế ACE… giúp tim hoạt động hiệu quả hơn. Việc dùng thuốc có thể ngăn hình thành cục máu đông, hoặc kiểm soát trong trường hợp nhịp tim không đều.
2. Thiết bị tim cấy ghép
Để ngăn ngừa biến chứng liên quan đến khuyết tật tim bẩm sinh có thể cần sử dụng một số thiết bị hỗ trợ như:
– Máy tạo nhịp tim giúp điều chỉnh nhịp tim bất thường.
– Máy khử rung tim cấy ghép (ICD) giúp điều chỉnh nhịp tim không đều làm ảnh hưởng tới tính mạng.
3. Đặt ống thông
Đặt ống thông tim khi cần thiết
Kỹ thuật đặt ống thông được thực hiện nhằm mục đích xử lý một số dị tật tim bẩm sinh mà không yêu cầu bắt buộc phải phẫu thuật mở lồng ngực và tim. Trong các phương pháp này, bác sĩ sẽ đặt một ống mỏng vào tĩnh mạch ở chân rồi từ đó dẫn nó lên tim. Khi ống thông đã vào đúng vị trí, bác sĩ chuyên khoa dùng các dụng cụ thích hợp để luồn qua ống thông giúp sửa chữa các khiếm khuyết.
4. Phẫu thuật tim hở
Được thực hiện khi thủ thuật đặt ống thông tim không đem lại hiệu quả. Lúc này các bác sĩ cân nhắc thực hiện phẫu thuật tim hở để giải quyết các vấn đề gặp phải như đóng các lỗ trong tim, sửa chữa các van tim hoặc mở rộng mạch máu.
5. Cấy ghép tim
Cấy ghép tim là giải pháp cuối cùng để bảo vệ tim
Trong một số ít trường hợp các khuyết tật tim bẩm sinh quá phức tạp không thể sửa chữa, cần tim khỏe mạnh để thay thế.
V. Ngăn ngừa bệnh tim bẩm sinh?
Để chủ động phòng ngừa bệnh tim bẩm sinh, cha mẹ cần đặc biệt chú ý những thông tin dưới đây:
– Nếu dự định có thai, thông báo cho bác sĩ về bất kỳ loại thuốc kê đơn hoặc không kê đơn nào đang sử dụng để có kế hoạch mang thai hợp lý.
– Nếu bị tiểu đường, cần kiểm soát tốt lượng đường trong máu trước khi có ý định mang thai. Thăm khám bác sĩ để có biện pháp xử lý tốt nhất.
– Tuân thủ các mũi tiêm phòng ngừa cần thiết để ngăn ngừa những bệnh có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
– Không chỉ với người mẹ và nếu trong gia đình của bố có người bị dị tật tim bẩm sinh, nên kiểm tra sàng lọc di truyền để kiểm soát tốt sức khỏe của thai nhi. Một số gen nhất định có thể góp phần vào sự phát triển bất thường của tim.
– Tránh uống rượu và sử dụng ma túy trong khi mang thai, kể cả người chồng.
Trên đây là những thông tin cần thiết về bệnh tim bẩm sinh. Mong rằng các bạn có cái nhìn tổng quan để tránh những biến chứng không may có thể xảy ra.