Rạn da
Có khoảng 80% dân số bị rạn da, thường liên quan đến tuổi dậy thì, tăng cân quá nhanh và khi mang thai. Cùng với đó là những vết rạn da ở vị trí khác nhau. Vậy đâu là nguyên nhân của vấn đề này? Có nguy hiểm không? Cách chữa trị như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tất tần tật về rạn da nhé!
I. Nguyên nhân rạn da là gì?
Khi da bị kéo căng nhanh hơn mức độ phát triển bình thường, lớp giữa của da là lớp hạ bì có thể bị rách, gây ra các đường được gọi là vết rạn da. Nó ảnh hưởng tới lớp hạ bì bằng cách ngăn chặn các nguyên bào sợi hình thành collagen và elastin (2 yếu tố cần thiết để cho làn da căng lên). Điều này đã tạo sự thiếu hụt vật liệu hỗ trợ khi da bị kéo căng dẫn đến biểu bì tạo ra các vết sẹo trên da. Chúng thường là những vết sẹo dài, mỏng, và thay đổi màu sắc và nổi rõ dần theo thời gian nếu không có biện pháp can thiệp. Chúng thường bắt đầu bằng những đường vân màu đỏ, hồng nhạt hoặc hơi tía, sau đó sáng dần và phát triển thành những hình giống như sẹo.
Rạn da trong giai đoạn dậy thì
Một số người có nguy cơ bị rạn da hơn những người khác nếu có người trong gia đình bị rạn da, mức độ hormone cortisol cao (hormon làm suy yếu các sợi đàn hồi trên da)…
Có những trường hợp còn bị rạn da do sử dụng các loại thuốc corticoid để giảm viêm và đau như hydrocortisone. Đây là loại thuốc được dùng ngoài để giảm ngứa, sưng da làm da mỏng và căng, dẫn đến các vết rạn.
II. Những vị trí hay bị rạn da
Các vết rạn da thường không giống nhau, thay đổi tùy thuộc vào thời gian mắc phải, nguyên nhân gây ra, vị trí trên cơ thể và loại da của bạn.
Mức độ rạn da tùy thuộc vào nguyên nhân, vị trí
Tuy nhiên chúng có thể gồm những kiểu sau:
– Các vệt hoặc đường lõm trên cơ thể.
– Vệt màu hồng, đỏ, đen, xanh lam hoặc tím.
– Các vệt sáng mờ dần thành màu nhạt hơn.
– Vệt bao phủ các khu vực lớn của cơ thể.
Có thể bị rạn da ở hầu hết các bộ phận của cơ thể, nhưng chúng thường xuất hiện ở những vùng như sau:
1. Rạn da bắp tay, bắp chân, chân, đầu gối
Đây là vị trí thường gặp ở nam giới. Các vết rạn da thường do tăng trưởng quá nhanh trong giai đoạn tuổi dậy thì, phát triển các cơ bắp nhanh chóng nhờ tập luyện thể dục thể thao, thể hình hoặc tăng cân, béo phì.
2. Rạn da bụng, mông
Chủ yếu xuất hiện ở phụ nữ mang thai vì da căng theo nhiều cách để nhường chỗ cho em bé đang phát triển, đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ. Việc kéo căng liên tục làm xuất hiện các vết rạn da.
Xem thêm rạn da ở phụ nữ mang thai trong bài viết: [TOP 7] Cách ngăn ngừa rạn da bà bầu cần biết
III. Những chuyển biến rạn da theo màu sắc
Màu sắc của những vết rạn da thường cho biết “độ tuổi” của các vết rạn da.
1. Rạn da đỏ
Rạn da đỏ
Những vết rạn da ban đầu thường có màu đỏ, nhưng theo thời gian chúng chuyển sang màu trắng. Chúng có màu đỏ vì sự hiện diện của một số mạch máu dưới da. Chính vì vậy, giai đoạn này đáp ứng với các phương pháp điều trị tốt hơn. Mục đích cần làm là giảm thiểu mẩn đỏ, sưng da.
2. Rạn da màu trắng
Rạn da trắng
Đây là những vết rạn da đã già, cũng như khó điều trị hơn. Những mạch máu dưới da dần dần bị thu hẹp, việc sản xuất collagen dưới da được kích thích, tuy nhiên không theo cấu trúc của làn da thông thường. Vì vậy, khiến chúng khác, phức tạp hơn.
Đối với vết rạn da trắng, mục tiêu là làm tăng mức độ collagen và sợi đàn hồi trong da, giảm viêm và cung cấp đủ nước cho da.
IV. Rạn da có nguy hiểm không?
Các vết rạn da thường không gây đau. Chúng cũng không ảnh hưởng tới sức khỏe của người bị rạn da, không tác động đến khả năng hoạt động bình thường. Nhưng chúng dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường, có thể gây khó chịu cho bạn vì làm xấu làn da đang bằng phẳng với một vết nhìn tương tự như sẹo. Phụ nữ thường bị nhiều ảnh hưởng nhất và thường tìm đến các bác sĩ da liễu, đặc biệt sau khi mang thai.
Rạn da mức độ nặng
1. Rạn da đỏ bao lâu chuyển sang màu trắng
Các vết rạn da thường tự mờ đi sau một khoảng thời gian nhất định. Thông thường rạn da do mang thai thường mờ sau 6-12 tháng. Nhưng cũng có người phải tới 1 năm mới cải thiện, từ màu đỏ, tím chuyển sang màu trắng. Vì vậy mà rất nhiều bà mẹ cảm thấy tự ti về vấn đề này.
2. Có tự hết không?
Dù là rạn da đỏ hay rạn da trắng thì theo thời gian cũng mờ dần dần. Tuy nhiên, chúng lại không thể hoàn toàn khỏi, chúng ta chỉ can thiệp được để vết rạn da mờ đi, sáng hơn, nhỏ lại và cảm giác giống những vùng da xung quanh.
V. Rạn da có chữa được không?
Mặc dùng không gây ảnh hưởng tới sức khỏe, nhưng mọi người đều mong muốn các vết sẹo mờ đi để tự tin hơn, nhất là những chị em phụ nữ. Chính vì vậy, việc chữa các vết rạn rất quan trọng. Hiện nay có một số biện pháp khác nhau có thể giúp làm mờ, thu nhỏ các vết rạn da. Bao gồm:
1. Sử dụng thuốc Tây y
Tùy theo mức độ rạn da khác nhau mà bác sĩ có thể chỉ định những loại thuốc cho phù hợp nhất. Những thuốc được khuyến cáo như thuốc bôi retinoid tại chỗ để bổ sung collagen, tái tạo các tế bào để bù đắp những phần bị kéo giãn. Tuy nhiên nghiên cứu trên động vật cho thấy dùng thuốc cho phụ nữ mang thai có thể gây quái thai nên chưa tính an toàn trên người chưa được đảm bảo.
Thuốc chữa rạn da
2. Sử dụng tia laser
Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong chữa các vết rạn da. Việc này giúp kích thích quá trình tái tạo các mô xung quanh, từ đó giúp vết rạn nhanh chóng lành hơn.
Chúng thích hợp với những vết rạn da mới, có màu hồng hoặc màu đỏ.
3. Lột da sinh học
Là phương pháp được nhiều thẩm mỹ viện sử dụng để loại bỏ các vết rạn da. Cần biết rằng sau khi thực hiện phải có chế độ chăm sóc tốt để tránh hình thành sẹo.
4. Sử dụng các thảo dược tự nhiên
Tuy phương pháp này tốn nhiều thời gian, hiệu quả tùy thuộc mức độ đáp ứng của nhiều người nhưng cũng được sử dụng rộng rãi để cải thiện tình trạng rạn da
– Sử dụng dầu dừa:
Đây là phương pháp dân gian được không ít chị em phụ nữ mách nhau giúp thúc đẩy tái tạo da, nhanh chóng lành các vết thương. Đồng thời giữ ẩm cho da hiệu quả nên được dùng khi bị rạn da. Bạn có thể massage vùng bị tổn thương bằng dầu dừa mỗi ngày nhiều lần.
– Dùng lòng trắng trứng:
Dùng lòng trắng trứng chữa rạn da
Lòng trắng trứng là vũ khí lợi hại có tác dụng dưỡng da và làm mờ các vết rạn nứt. Nhiều sản phẩm đã sử dụng nó để làm đẹp và tạo mặt nạ giúp chăm sóc da.
Cách thực hiện rất đơn giản như sau: Bạn tách riêng lòng trắng trứng rồi đánh cho nó mềm ra. Lấy cọ trang điểm hoặc tay để thoa lên vùng bị rạn. Để nguyên trong khoảng 15 phút, sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm, lau sạch lại bằng khăn mềm khô.
Những cách sử dụng thảo dược tự nhiên thường an toàn cho người sử dụng, do đó rất thích hợp cho phụ nữ mang thai.
– Sử dụng chanh tươi:
Đây là thảo dược có nhiều công dụng cho làn da như giảm vết thâm, rạn nứt. Với các acid tự nhiên trong chanh giúp bảo vệ vùng da bị rạn khỏi các vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn, virus…
Bạn có thể phá nước cốt chanh, thêm chút mật ong vào cốc nước ấm để làm mờ vết rạn một cách hiệu quả.
5. Các biện pháp khác
Bệnh cạnh sử dụng những biện pháp can thiệp như trên, người bị cơ địa dễ bị rạn da cũng cần chú ý những điều sau:
– Không nên thực hiện những bài tập tăng cơ quá mức kèm theo những sản phẩm hỗ trợ tăng cân. Rất nhiều trường hợp tập thể dục thể thao, gym muốn phát triển nhanh nên tập với cường độ cao khiến các cơ phát triển quá nhanh hình thành các vết rạn nứt.
– Duy trì cân nặng, kiểm soát cân nặng lý tưởng, đặc biệt phụ nữ mang thai. Nhiều mẹ nghén không thể ăn được, tuy nhiên có nhiều trường hợp thèm ăn cao, dẫn đến tăng cân quá nhanh trong giai đoạn mang thai dẫn đến những tháng cuối thai kỳ xuất hiện các vết rạn da.
– Với thanh thiếu niên trong độ tuổi trưởng thanh nên có chế độ ăn uống để kiểm soát cơ thể tăng một cách từ từ. Đồng thời tập thể dục thể thao với cường độ vừa phải để phát triển toàn diện các cơ bắp ngăn ngừa rạn da.
VI. Bị rạn da nên ăn gì và kiêng ăn gì?
1. Rạn da nên ăn gì?
Rạn da nên ăn gì?
Thực phẩm mà bạn bổ sung hàng ngày có thể ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể của làn da và trong đó có cả những vết rạn da. Để ngăn ngừa rạn da cần đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng và giàu vitamin, khoáng chất, đặc biệt như:
– Vitamin C là chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe làn da. Cùng với đó là ức chế sự phát triển của các vết rạn da vì hỗ trợ sản xuất collagen. Nó có nhiều trong cam, quýt, quả mọng và dưa…
– Vitamin E trong quả bơ, rau lá xanh…
– Kẽm: cần thiết cho việc sản xuất collagen – là mô liên kết giữ da lại với nhau. Đồng thời hỗ trợ sửa chữa các tổn thương ở trên da. Thực phẩm giàu kẽm, bao gồm: thịt, cá, quả hạch, gà, các loại đậu…
– Bên cạnh đó là uống đủ nước. Khoảng 2-2,5 lít nước mỗi ngày để làn da của bạn mềm mại, linh hoạt hơn.
2. Rạn da kiêng ăn gì?
Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường
– Thực phẩm chứa nhiều đường: chúng làm tăng lượng mỡ máu, xơ hóa động mạch từ đó cản trở những dòng máu nuôi dưỡng các tế bào. Vì vậy, nên hạn chế những loại đường hóa học có trong nhiều loại bánh kẹo ngọt.
– Thực phẩm chứa nhiều muối như đồ ăn đóng gói sẵn, dưa muối… do mất nước trong các mô khiến vùng da dễ bị nhăn và rạn nặng hơn.
– Đồ uống có cồn, nước ngọt do chúng chứa chất kích thích ngăn cản quá trình phục hồi da bị tổn thương, các vết rạn nứt nặng hơn.
Trên đây là những thông tin cần thiết về ran da như nguyên nhân, cách chữa trị. Mong rằng nó có thể giúp ích được cho các bạn.