Thuốc Ficocyte là thuốc gì?
Nhà sản xuất
Công ty TNHH Công nghệ sinh học Dược Nanogen.
Quy cách đóng gói
Hộp 1 bơm tiêm x 0,5 ml.
Dạng bào chế
Dung dịch.
Thành phần
Mỗi bơm tiêm đóng sẵn bao gồm:
– Filgrastim 30 MU.
– Tá dược vừa đủ 0,5 ml.
Tác dụng của thuốc là gì?
Công dụng của Filgrastim trong công thức
– Filgrastim là một Glycoprotein (G – CSF) tái tổ hợp, có khả năng kích thích hoạt hóa, tăng sinh, biệt hóa các tế bào tiền thân của bạch cầu đa nhân trung tính, tăng cường huy động chúng từ tủy xương. Từ đó làm tăng số lượng các tế bào này trong máu và một lượng nhỏ bạch cầu đơn nhân.
– Hiện tượng giảm bạch cầu thường gặp ở những bệnh nhân hóa trị liệu do đó thuốc được sử dụng cho các đối tượng này. Ngoài ra, thuốc cũng có tác dụng với một số trường hợp hệ miễn dịch suy giảm như HIV, dùng các thuốc ức chế tủy sống.
Chỉ định
Thuốc được sử dụng trong các trường hợp sau:
– Ung thư không do tủy xương khi hóa trị liệu độc tế bào.
– Giảm bạch cầu trung tính kèm sốt, mang tính chu kỳ, vô căn.
– Giảm bạch cầu hạt do thuốc.
– Điều trị ức chế tủy khi chuẩn bị ghép tủy.
– HIV tiến triển khi các thuốc khác không thích hợp.
– Giảm bạch cầu trung tính nặng, mạn tính do nhiều nguyên nhân khác, gồm cả hội chứng Kostmann.
Cách dùng
Cách sử dụng
Tuân theo hướng dẫn sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất:
– Đường dùng: Tiêm dưới da, tiêm tĩnh mạch.
– Khi cần có thể pha loãng dung dịch thuốc tiêm với Glucose 5%, không pha với NaCl 0.9% vì có thể gây kết tủa.
– Quanh vị trí tiêm phải được tiệt trùng đúng cách.
– Kiểm tra bằng mắt thường dung dịch thuốc các tiểu phân nhỏ hoặc màu dung dịch trước khi tiêm.
– Khi tiêm, kim tiêm không được xuyên qua mạch máu, nếu không sẽ bị hoại tử mạch máu.
Liều dùng
Theo chỉ định của bác sĩ. Tham khảo liều sau:
– Điều trị sau hóa trị liệu độc tế bào:
+ Dùng liều 0,5 MU/kg/ngày. Không được dùng liều đầu tiên trước 24 giờ sau khi ngừng hóa trị liệu.
+ Tiếp tục điều trị đến khi số lượng bạch cầu trung tính dự tính thấp nhất đã vượt qua lượng bạch cầu trung tính ở mức bình thường. Không nên ngừng trị liệu sớm nhất là 1 – 2 ngày đầu.
– Dùng thuốc ức chế miễn dịch sau ghép tủy:
+ Liều khởi đầu là 1 MU/kg/ngày, truyền tĩnh mạch trong 30 phút, 24 giờ hoặc truyền dưới da trong 24 giờ. Nên dùng liều đầu tiên sau ít nhất 24 kể từ khi ngừng hóa trị liệu độc tế bào.
+ Điều chỉnh liều tùy theo điểm thấp nhất của bạch cầu trung tính:
> 1 x 10^9/lít trong 3 ngày: Giảm mỗi ngày đến 0,5 MU/kg/ngày. Nếu số lượng này duy trì hơn 3 ngày thì ngừng điều trị.
< 1 x 10^9/lít: Tăng liều tùy theo tình trạng của bệnh nhân.
– Giảm bạch cầu trung tính mạn tính nghiêm trọng: Dùng theo đường tiêm dưới da, chia thành 1 hoặc nhiều liều.
+ Bẩm sinh: Khởi đầu dùng 1,2 MU/kg/ngày.
+ Tự phát, có chu kỳ: 0,5 MU/kg/ngày.
+ Thay đổi liều: Điều trị liên tục đến khi lượng bạch cầu trên 1,5 x 10^9/lít. Sau 1 – 2 tuần có thể giảm liều xuống 1 nửa hoặc tăng gấp đôi theo đáp ứng người bệnh. Trong quá trình điều trị cần xác định liều tối thiểu có tác dụng nhằm duy trì mức bạch cầu từ 1,5 – 10 x 10^9/lít.
– Nhiễm HIV:
+ Phục hồi giảm bạch cầu trung tính: Liều khởi đầu 0,1 MU/kg/ngày, có thể thay đổi liều đến 0,4 MU/kg/ngày, dùng liên tục đến khi lượng bạch cầu trung tính > 2 x 10^9/lít.
+ Duy trì lượng bạch cầu: Dùng 30 MU/ngày, tần suất liều là 3 ngày mỗi tuần, có thể dùng kéo dài.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều
Quên liều: Thuốc được tiêm bởi cán bộ y tế, do đó không xảy ra tình trạng quên liều.
Quá liều:
– Triệu chứng: Hiện chưa ghi nhận trường hợp bất thường nào khi sử dụng sản phẩm quá liều.
– Xử trí: Nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường cần liên hệ ngay với bác sĩ hay dược sĩ.
Chống chỉ định
Không được dùng thuốc trong các trường hợp:
– Quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc.
– Tăng liều hóa trị liệu gây độc tế bào vượt quá liều được khuyến cáo.
– Hội chứng Kostmann, giảm bạch cầu di truyền học tế bào bất thường.
Tác dụng không mong muốn
– Trong quá trình điều trị có thể gặp vài tác dụng phụ sau:
+ Sau khi dùng hóa trị liệu độc tế bào: Đau cơ – xương, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, rụng tóc, mệt mỏi, chán ăn, nhức đầu, ho, đỏ da, tăng Acid Uric, LDH, Phosphatase kiềm, rối loạn mạch máu, viêm khớp mạn tính tăng, dị ứng, viêm mạch máu da,…
+ Bệnh nhân nhiễm HIV: Chủ yếu là đau cơ xương, lách to.
+ Người giảm bạch cầu trung tính mạn tính nghiêm trọng: Đau xương và cơ, giảm tiểu cầu, nhức đầu, tiêu chảy, thiếu máu, phản ứng tại chỗ tiêm, Protein niệu, tiểu ra máu.
– Báo ngay cho bác sĩ các phản ứng phụ gặp phải để có biện pháp xử trí kịp thời.
Tương tác thuốc
Thuốc có thể gây ra một số tương tác sau:
– Do thuốc hóa trị liệu chống ung thư dễ bị ảnh hưởng xấu đến các tế bào tủy đang phân chia. Không sử dụng Filgrastim trong vòng 24 giờ sau khi hóa trị liệu.
– 5 – Fluorouracil làm nặng thêm tình trạng giảm bạch cầu khi sử dụng cùng với Filgrastim.
– Thuốc gây tăng giải phóng bạch cầu trung tính như Lithi có thể gây tác dụng quá mức, cần lưu ý điều chỉnh liều dùng nếu sử dụng 2 thuốc cùng nhau.
– Có thể xảy ra tương tác với các yếu tố tạo máu, Cytokine nhưng chưa được nghiên cứu đánh giá nhiều.
Thông báo cho bác sỹ các thuốc, thực phẩm chức năng đang sử dụng để có hướng điều trị hiệu quả.
Lưu ý khi sử dụng thuốc và cách bảo quản
Sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Chưa có đầy đủ thông tin, báo cáo về tính an toàn, hiệu quả khi sử dụng thuốc cho các đối tượng này. Cần thận trọng khi dùng thuốc trong giai đoạn thai kỳ và nuôi con bằng sữa mẹ, cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ, tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi dùng.
Những người lái xe và vận hành máy móc
Chưa có nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe và vận hành máy móc. Tuy nhiên thuốc có thể gây mệt mỏi, nhức đầu trong một số trường hợp. Thận trọng khi sử dụng.
Lưu ý đặc biệt khác
– Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.
– Khi điều trị phải kết hợp với các chuyên gia đã có kinh nghiệm của khoa Ung thư, Huyết học, sử dụng các phương tiện, thiết bị chẩn đoán thích hợp.
– Liều lượng khuyến cáo cụ thể của thuốc với người cao tuổi chưa được thiết lập, cần thận trọng và xem xét kỹ lưỡng trước khi điều trị.
– Tăng sinh tế bào ác tính:
+ Thận trọng khi dùng thuốc ở người có hội chứng loạn sản tủy, bệnh bạch cầu mạn tính dòng tủy, bạch cầu tủy cấp thứ phát hoặc liên quan đến di truyền, bệnh nguồn gốc tủy tiền ác tính.
+ Người có bị loãng xương, điều trị liên tục trên 6 tháng cần theo dõi mật độ xương trong quá trình trị liệu.
+ Các dấu hiệu như: Ho, sốt, khó thở có thể là biểu hiện ban đầu của chứng suy hô hấp người lớn. Cần ngừng thuốc và tiến hành điều trị thích hợp.
– Người đang hóa trị liệu:
+ Có thể tăng bạch cầu trầm trọng ở liều > 0,3 MU/kg/ngày, kiểm tra định kỳ lượng bạch cầu đều đặn trong quá trình dùng thuốc. Điều chỉnh liều hoặc ngừng thuốc nếu cần.
+ Khi tăng liều hóa trị liệu cần thận trọng vì chưa chắc đã làm giảm khối u, ngược lại có thể tăng độc tính lên tim, phổi, thần kinh, da.
+ Việc dùng thuốc không khắc phục được tình trạng thiếu máu, giảm tiểu cầu khi hóa trị liệu, cần theo dõi và tiến hành các biện pháp hỗ trợ khác khi cần.
– Bệnh nhân giảm bạch cầu trung tính nghiêm trọng:
+ Tương tự như người đang tiến hành hóa trị liệu, cần theo dõi số lượng hồng cầu, tiểu cầu, ngừng thuốc và giảm liều nếu cần.
+ Có thể tiến triển sang bệnh bạch cầu và hội chứng loạn sản tủy, do đó cần thận trọng trong chẩn đoán, đưa ra liệu pháp, theo dõi sát sao trong quá trình dùng thuốc.
– Người bị giảm các tế bào đầu dòng thì đáp ứng với thuốc cũng giảm.
– Không khuyến cáo dùng thuốc trong trường hợp giảm bạch cầu tạm thời.
– Bệnh nhân HIV cần theo dõi, đếm tế bào máu, biểu hiện mảnh ghép chống lại vật chủ đã được báo cáo khi dùng thuốc.
– Với người sau khi huy động tế bào tiền thân vào máu ngoại vi, việc lựa chọn phương thức huy động cần dựa trên toàn bộ các mục tiêu điều trị. An toàn và hiệu quả ở người dưới 16 tuổi và trên 65 tuổi chưa được thiết lập.
– Cơn hồng cầu liềm, có thể gây tử vong đã được báo cáo ở bệnh nhân có hồng cầu liềm.
– Benzyl Alcohol trong thuốc có thể gây độc tính, sốc phản vệ dẫn đến tử vong ở người dưới 3 tuổi, không dùng thuốc cho đối tượng này.
Điều kiện bảo quản
– Bảo quản nơi khô ráo, nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh ánh sáng.
– Để xa tầm tay của trẻ.
– Loại bỏ khi hết hạn sử dụng.
Thuốc Ficocyte giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Hiện nay, thuốc Ficocyte được bán rộng rãi tại các nhà thuốc trên toàn quốc với giá dao động khoảng 820.000 VNĐ, giá bán thay đổi tùy theo từng cơ sở bán và phân phối.
Để mua được sản phẩm chất lượng tốt, giá cả hợp lý, đồng thời được các dược sĩ tư vấn tận tình kết hợp với dịch vụ giao hàng nhanh chóng, hãy liên hệ với chúng tôi theo các cách sau đây:
– Gọi điện đến số hotline của nhà thuốc.
– Đặt hàng ngay trên website.
– Chat với dược sĩ tư vấn.
Chúng tôi cam kết: Sản phẩm chính hãng, thanh toán dễ dàng, giao hàng nhanh chóng.
Review của khách hàng về chất lượng sản phẩm
Thuốc Ficocyte có tốt không? Để được giải đáp thắc mắc, hãy cùng chúng tôi điểm lại những ưu nhược điểm chính của sản phẩm này như sau:
Ưu điểm
– Sản xuất trên dây chuyền hiện đại, đảm bảo về chất lượng.
– Thuốc làm tăng lượng bạch cầu nhanh chóng.
Nhược điểm
– Chưa thu thập đủ các thông tin về sử dụng cho phụ nữ có thai, cho con bú.
– Khi tiêm tĩnh mạch cần thực hiện bởi nhân viên y tế.
– Tương tác với một số thuốc khác.
– Giá thành khá đắt.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.