Thuốc Oxypod 5 là thuốc gì?
Nhà sản xuất
Công ty Cổ phần Dược phẩm OPV.
Quy cách đóng gói
Hộp 3 vỉ x 10 viên.
Dạng bào chế
Viên nén, một mặt có khắc vạch ngang chia đôi viên.
Thành phần
Mỗi viên nén có chứa:
– Oxybutynin clorid 5mg.
– Tá dược: Lactose dập thẳng, Cellulose vi tinh thể PH 102, Calci stearat vừa đủ 1 viên.
Tác dụng của thuốc
Tác dụng của Oxybutynin
– Là amin bậc 3, có tác dụng kháng Acetylcholin tương tự Atropin.
– Các tác dụng của Oxybutinin:
+ Có khả năng chống co thắt trực tiếp cơ trơn.
+ Không ngăn cản tác dụng của Acetylcholin tại hạch thần kinh thực vật hoặc nơi nối tiếp thần kinh – cơ xương.
+ Làm giảm mức độ đi tiểu khẩn cấp, làm chậm sự muốn đi tiểu tiện.
– Thuốc chuyển hóa qua gan, không bị ảnh hưởng bởi thức ăn.
Chỉ định
Thuốc Oxypod 5 được dùng cho các đối tượng sau:
– Đi tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ/không kiềm chế được do rối loạn bàng quang có liên quan đến thần kinh.
– Đái dầm đêm ở trẻ > 5 tuổi. (Kết hợp với biện pháp điều trị không dùng thuốc).
Cách dùng
Cách sử dụng
– Thuốc dùng đường uống cùng với ly nước đầy.
– Sự hấp thu thuốc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn, do đó, có thể uống bất kỳ khi nào.
– Nên ngưng thuốc sau mỗi đợt điều trị để theo dõi xem có cần tiếp tục dùng thuốc hay không và giảm nguy cơ kháng thuốc.
– Với những đối tượng dùng liều 2,5mg có thể bẻ đôi viên thuốc để dùng.
Liều dùng
Tuân theo chỉ định của bác sĩ. Liều dùng khuyến cáo được đưa ra như sau:
– Người lớn:
+ Liều khởi đầu: 2,5mg/lần, ngày 3 lần, có thể tăng liều nếu cần tới liều tối thiểu có hiệu quả.
+ Liều thông thường: 1 viên/lần, ngày 2-3 lần. Liều tối đa 1 viên/lần x 4 lần/ngày.
– Người cao tuổi:
+ Liều khởi đầu: 2,5mg/lần, ngày 2 lần, có thể tăng liều nếu cần tới liều tối thiểu có hiệu quả.
+ Liều thông thường: 1 viên/lần, ngày 2 lần, đặc biệt đối với người nhẹ cân.
– Trẻ em trên 5 tuổi:
+ Khởi đầu 2,5 mg, ngày 2 lần, có thể tăng liều nếu cần tới liều tối thiểu có hiệu quả.
+ Liều khuyến cáo: 0,3-0,4 mg/kg/ngày.
+ 5-9 tuổi: Tối đa 2,5 mg/lần x 3 lần/ngày.
+ 9-12 tuổi: Tối đa 1 viên/lần x 2 lần/ngày.
+ Trên 12 tuổi: Tối đa 1 viên/lần x 3 lần/ngày.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều
* Quên liều: Dùng liều thay thế ngay khi nhớ ra. Nếu gần đến giờ uống liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều quên. Không uống gấp đôi liều để bù.
* Quá liều:
– Triệu chứng:
+ Các biểu hiện trên thần kinh bao gồm run, mê sảng, hưng phấn, dễ kích thích, co giật, ảo giác.
+ Tim mạch: Nhịp tim nhanh, loạn nhịp tim, tăng/hạ huyết áp, đỏ bừng.
+ Sốt, buồn nôn, nôn, bí tiểu, mất nước.
+ Nghiêm trọng có thể gây suy hô hấp, hôn mê, liệt.
– Xử trí:
+ Khi bệnh nhân gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để giải quyết kịp thời.
+ Có thể sử dụng các biện pháp điều trị triệu chứng và hỗ trợ, rửa dạ dày, gây nôn. Tuy nhiên, không được gây nôn ở người đang co giật, loạn tâm thần, hôn mê. Có thể dùng than hoạt, thuốc tẩy, tiêm tĩnh mạch Physostigmin.
+ Chườm đá hoặc dùng các biện pháp hạ thân nhiệt khác nếu sốt.
+ Duy trì hô hấp nhân tạo nếu liệt các cơ hô hấp.
Chống chỉ định
Thuốc Oxypod 5 không dùng cho các đối tượng sau:
– Glocom góc đóng hoặc góc tiền hẹp.
– Bệnh đường niệu tắc nghẽn, bí tiểu.
– Tắc/bán tắc ruột, ứ đọng ở dạ dày, mất trương lực ruột, liệt ruột, phình đại tràng nhiễm độc, viêm loét đại tràng nặng.
– Nhược cơ.
– Người cao tuổi hoặc người suy nhược có giảm trương lực ruột.
– Chảy máu ở người có tình trạng tim mạch không ổn định.
– Trẻ em dưới 5 tuổi.
– Quá mẫn với thành phần của thuốc.
Tác dụng không mong muốn
Các tác dụng phụ đã được báo cáo khi dùng thuốc:
– Thường gặp:
+ Hoa mắt, chóng mặt, lẫn lộn, mất ngủ, ngủ gà, đau đầu, kích thích, suy nhược.
+ Đau bụng, buồn nôn, nôn, khô miệng, trào ngược dạ dày thực quản, tiêu chảy, táo bón, khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi.
+ Khô mắt, mắt nhìn mờ.
+ Bí tiểu, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm bàng quang.
+ Đau khớp, đau lưng.
+ Khô mũi và niêm mạc xoang, viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm phế quản, cúm, khô da.
+ Tăng huyết áp, giãn mạch.
– Ít gặp:
+ Sốt, chán ăn, mặt đỏ bừng, yếu mệt, phù mạch.
+ Giãn đồng tử, tăng nhãn áp, giảm thị lực, liệt cơ thể mi.
+ Mất định hướng, kích động, ảo giác, co giật.
+ Giảm nhu động đường tiêu hóa, khó tiêu.
+ Mẫn cảm với ánh sáng.
+ Phát ban, mày đay, các phản ứng da khác.
+ Giảm bài tiết sữa, liệt dương.
+ Tim đập nhanh, loạn nhịp tim.
+ Giảm tiết mồ hôi, nóng rát và ngất trong môi trường nóng.
Nếu có bất thường xảy ra, cần liên hệ ngay với bác sĩ, dược sĩ hoặc đến các trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn và giúp đỡ.
Tương tác thuốc
Các tương tác thuốc cần chú ý khi phối hợp thuốc:
– Thuốc kháng Cholinergic: Tăng nguy cơ lú lẫn ở người cao tuổi.
– Các thuốc kháng Cholinergic khác, thuốc có tính kháng Cholinergic, thuốc chống Parkinson kháng Cholinergic, kháng Histamin, thuốc chống loạn thần, Digitalis, Quinidin, Atropin và các hoạt chất tương tự Atropin hay Dipyridamol, thuốc chống trầm cảm ba vòng: Làm tăng hoạt tính kháng Cholinergic của thuốc.
– Thuốc làm giảm nhu động dạ dày, ảnh hưởng đến khả năng hấp thu các thuốc khác cũng như giảm tác dụng đường tiêu hóa của Metoclopramid, Domperidon. Ngoài ra nó còn có thể đối kháng với các liệu pháp điều hòa nhu động.
– Các thuốc ức chế CYP3A4: Ức chế chuyển hóa và gia tăng phơi nhiễm thuốc.
– Khả năng tan của Nitroglycerin dùng đường ngâm dưới lưỡi có thể giảm do khô miệng.
– Itraconazole làm tăng gấp 2 lần nồng độ thuốc trong huyết tương nhưng chỉ tăng 10% chất chuyển hóa có hoạt tính, ít liên quan đến lâm sàng.
– Oxybutynin làm giảm hiệu quả của các thuốc ức chế Enzym Cholinesterase.
– Rượu làm tăng tác dụng gây buồn ngủ của thuốc.
Để an toàn, hãy thông báo với bác sĩ về toàn bộ các thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang dùng cũng như tiền sử bệnh để được cân nhắc về các tương tác có thể xảy ra.
Lưu ý khi sử dụng thuốc và cách bảo quản
Sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
– Thai kỳ: Chưa có đầy đủ dữ liệu về dùng thuốc cho phụ nữ mang thai. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy có độc tính sinh sản nhỏ. Không nên sử dụng thuốc cho các đối tượng này trừ khi thật cần thiết.
– Bà mẹ cho con bú: Thuốc bài tiết vào sữa mẹ, không nên sử dụng khi cho con bú hoặc ngừng cho con bú nếu dùng thuốc.
Những người lái xe và vận hành máy móc
Thuốc gây buồn ngủ hoặc mắt nhìn mờ, thận trọng khi sử dụng cho người lái xe và vận hành máy móc.
Lưu ý đặc biệt khác
– Thận trọng khi dùng thuốc cho các đối tượng sau:
+ Trẻ em, người cao tuổi, người già yếu.
+ Người suy gan, suy thận.
+ Người mắc bệnh thần kinh tự quản.
+ Rối loạn nhu động ruột nghiêm trọng, rối loạn tắc nghẽn đường tiêu hóa, mất trương lực ruột, viêm loét đại tràng.
– Nếu thấy đột ngột mất thị lực hoặc đau mắt, cần đến thăm khám bác sĩ ngay.
– Thuốc có thể gây rối loạn chuyển hóa Porphyrin.
– Sử dụng lâu dài làm tăng nguy cơ sâu răng, nấm Candida miệng
– Không dùng cho người có vấn đề về không dung nạp đường do tá dược của thuốc có chứa Lactose.
Điều kiện bảo quản
– Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.
– Để xa tầm tay của trẻ em.
– Tuyệt đối không dùng khi hết hạn sử dụng in trên bao bì.
Thuốc Oxypod 5 giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Hiện nay, thuốc Oxypod 5 được bán rộng rãi trên thị trường với nhiều mức giá khác nhau. Để mua được thuốc chất lượng, giá rẻ, hãy liên hệ với chúng tôi theo các cách sau đây:
– Gọi điện qua số hotline.
– Đặt hàng trực tiếp qua website.
– Chat với dược sĩ tư vấn.
Sự hài lòng của khách hàng là mục tiêu cho mọi hoạt động của Dược Điển Việt Nam.
Review của khách hàng về chất lượng sản phẩm
Thuốc Oxypod 5 có tốt không? Đây là nỗi trăn trở của hầu hết người dùng. Để được giải đáp thắc mắc, hãy cùng Dược Điển Việt Nam làm sáng tỏ vấn đề này như sau:
Ưu điểm
– Điều trị hiệu quả chứng đái dầm ở trẻ.
– Giải pháp cho các rối loạn ở bàng quang do thần kinh, dẫn đến đi tiểu không tự chủ.
Nhược điểm
– Chưa có dữ liệu khi dùng cho trẻ dưới 5 tuổi.
– Trẻ em trên 5 tuổi dùng thuốc có thể tăng nguy cơ xuất hiện các phản ứng phụ trên thần kinh trung ương và tâm thần.
– Hạn chế dùng trong thời gian thai kỳ và không dùng khi cho con bú.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.