Tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người

Nếu nội dung bài viết chưa chính xác, vui lòng thông báo cho chúng tôi tại đây

Thuốc lá có tác hại rất lớn đến sức khỏe

Khói thuốc lá có hơn 7000 thành phần, đa số là các chất độc hại. Có khoảng 60 chất có trong khói thuốc là tác nhân gây ung thư, nguy hiểm nhất là Nicotin. Người hút thuốc lá quá nhiều, sức khỏe sẽ yếu dần và nguy cơ mắc các bệnh khác tăng vì liều lượng cứ ngấm dần vào cơ thể.

Theo ước tính, hút thuốc lá gây ra hơn 480.000 ca tử vong mỗi năm ở Hoa Kỳ. Chiếm đến gần 1/5 nguyên nhân gây tử vong và khoảng 90% tổng số ca tử vong do ung thư phổi. Tỷ lệ phụ nữ chết vì ung thư phổi mỗi năm nhiều hơn do ung thư vú.

Các thống kê cho thấy hút thuốc lá làm tăng nguy cơ về các bệnh tim mạch, đột quỵ, ung thư phổi… Cùng tìm hiểu ngay những tác hại của thuốc lá qua bài viết sau đây!

1. Ung thư

Không chỉ là nguyên nhân chính dẫn đến ung thư phổi, hút thuốc lá còn làm tăng nguy cơ gây ung thư ở hầu hết các cơ quan trong cơ thể như mũi, miệng, thanh quản, khí quản, phế quản, thực quản, dạ dày, cổ tử cung, tủy xương…

Tiếp xúc với khói thuốc một cách thụ động cũng gây ung thư mặc dù với số lượng nhỏ hơn. Khói thuốc đi vào phổi, tiếp xúc với hầu, miệng, thực quản và một số cơ quan hô hấp khác dẫn đến ung thư. Tùy vào mức độ nghiện thuốc lá và thời gian hút thuốc lá càng sớm thì tác hại càng lớn và khả năng ung thư càng cao.

Thuốc lá là tác nhân chính gây ung thư phổi và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác

Thuốc lá là tác nhân chính gây ung thư phổi và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác

Hút thuốc lá còn có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật. Nghe có vẻ lạ lùng nhưng đã có ít nhất 12 báo cáo về mối liên quan của thuốc lá với nguy cơ bị ung thư cổ tử cung. Người ta cho thấy tỉ lệ ung thư cổ tử cung tăng khi hút thuốc nhiều và trong thời gian dài.

2. Hình thành các nếp nhăn và lão hóa

Thuốc lá là nguyên nhân khiến quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn. Khi hút thuốc lá, việc mím môi hết lần này đến lần khác khiến những nếp nhăn quanh miệng sớm xuất hiện hay những vết chân chim phát triển ở rìa ngoài mắt.

Một số hoạt chất có trong khói thuốc làm tổn thương đến Collagen, elastin khiến da kém săn chắc và đàn hồi.

Hút thuốc cũng khiến da chảy xệ ở ngực, cánh tay, da đồi mồi, mắt sưng húp.  Khói thuốc cũng khiến cho da không đều màu, xỉn màu và nguy cơ chậm lành vết thương hở, tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương, khiến chúng chậm lành hơn.

Nếp nhăn xuất hiện nhiều do khói thuốc

Nếp nhăn xuất hiện nhiều do khói thuốc

3. Nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch và đột quỵ tăng

Những người hút thuốc có nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch cao hơn. Hút thuốc gây đột quỵ, bệnh mạch vành và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Mỹ.

Không chỉ những người hút thuốc lá mà cả những người xung quanh họ, đối tượng thường xuyên hít phải khói thuốc lá cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh này.

Hút thuốc làm ảnh hưởng đến lưu thông máu, gây hẹp thành mạch dẫn đến tình trạng tim đập nhanh hơn, huyết áp tăng cao và nguy cơ hình thành cục máu đông. Hút thuốc lá cũng có thể làm giảm lưu lượng máu đến chân và da.

Người thường xuyên hút thuốc lá cũng có nguy cơ đột quỵ não cao hơn người khác khi mạch máu trong hoặc xung quanh não kém bền, dễ bị vỡ, cục máu đông hình thành ảnh hưởng đến sự lưu thông máu.

4. Ảnh hưởng đến hệ hô hấp

Các chất độc hại ở khói thuốc khi được hít vào phổi sẽ làm tăng tiết dịch nhầy hô hấp, từ đó khiến cho việc đào thải chúng ra khỏi cơ thể kém hơn bình thường.

Niêm mạc phế quản ở người hút thuốc cũng có sự khác biệt so với người không hút thuốc lá khi có sự thay đổi cấu trúc, giảm tính đàn hồi.

Khói thuốc ảnh hưởng nghiêm trọng đến phổi

Khói thuốc ảnh hưởng nghiêm trọng đến phổi

Hầu hết các trường hợp ung thư phổi có đến khoảng 90% là do khói thuốc lá. Nó cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh về phổi khác, bao gồm khí phế thũng, viêm phế quản mãn tính, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính…

Thuốc lá làm cơn hen suyễn nặng hơn hoặc khởi phát cơn hen ở người bệnh hen.

5. Xuất tinh sớm, giảm ham muốn tình dục

Các kết quả nghiên cứu cho thấy hút thuốc lá làm giảm ham muốn tình dục hơn so với người không hút thuốc lá, kể cả ở phụ nữ hay nam giới do sự suy giảm của 2 loại hormon Testosterone và oestrogen.

Nicotine có trong thuốc lá làm giảm khả năng co mạch, ảnh hưởng tới sự lưu thông máu, do đó cũng ảnh hưởng tới mức độ nhạy cảm của các cơ quan sinh dục. Nghiên cứu cho thấy, khả năng quyến rũ khác phái của những người không hút thuốc lá cao hơn gấp 3 lần so với người nghiện thuốc. Điều này được cho là người không hút thuốc không bị hôi miệng, hơi thở luôn thơm tho.

Hút thuốc lá nhiều khiến cho cơ thể mệt mỏi, giảm sức chịu đựng, giảm khả năng của nam giới, do đó dẫn đến xuất tinh sớm. Khả năng kéo dài cuộc “vui”  ở các quý ông kém hẳn khi hút thuốc lá.

6. Rối loạn chức năng cương dương

Thuốc lá có thể gây ức chế hệ thần kinh, làm giảm khả năng dẫn truyền thần kinh gây rối loạn cương dương. Khói thuốc làm giảm lưu thông máu toàn cơ thể, đó cũng là nguyên nhân dẫn đến liệt dương ngay cả với những người chỉ hít phải khói thuốc.

Có một báo cáo nghiên cứu cho thấy:

– Hút thuốc lá hơn 20 điếu mỗi ngày thì khả năng rối loạn cương dương cao hơn đến 60% người không hút thuốc.

– Khoảng 15% người đã cai thuốc lá có các dấu hiệu của rối loạn cương dương.

– Chỉ 12% người chưa bao giờ hút thuốc có vấn đề về cương dương.

Hút thuốc lá cũng làm giảm chất lượng và số lượng tinh trùng, gây biến dạng tinh trùng, vô sinh, sảy thai, dị tật thai nhi và nhiều nguy cơ khác.

7. Loãng xương, giòn xương

Thuốc lá không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, nó còn làm tăng tốc độ thoái hóa tủy xương. Trẻ nhỏ hít phải thuốc lá có nguy cơ mật độ xương thấp dẫn đến còi xương, loãng xương.

Hút thuốc lá cản trở sự hấp thu Canxi và vitamin D cho cơ thể, ngoài ra nó còn có thể gây rối loạn và ảnh hưởng tới sự sản xuất sụn khớp. Thuốc lá cũng là nguyên nhân khiến máu ứ trệ, không thể lưu thông qua các đĩa đệm, làm suy yếu do không hấp thu được dưỡng chất.

8. Ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng

Một tác hại không thể không kể đến của thuốc lá là sự ảnh hưởng đến răng miệng. Trong thuốc lá có đến hơn 7000 thành phần, bao gồm chất gây ung thư, gây nghiện, gây độc cho cơ thể.

Nicotine, Monoxit carbon và acid cyanhydric có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch ở khoang miệng, chúng phá hủy răng, xương quai hàm, gây rối loạn vi khuẩn răng miệng.

Ngoài ra, thuốc lá cũng làm nặng thêm các bệnh răng miệng. Người hút thuốc nhiều có nguy cơ viêm lợi hoại tử nhiều hơn.

Thuốc lá có chứa hắc ín, chúng rất khó để làm sạch bằng cách đánh răng, tạo thành vết ố vĩnh viễn trên răng, ảnh hưởng đến thẩm mĩ do răng bị xỉn màu, ố vàng hay cao răng bám nhiều.

Thuốc lá khiến răng bị ố vàng, xỉn màu

Thuốc lá khiến răng bị ố vàng, xỉn màu

9. Hôi miệng

Người hút thuốc thường xuyên bị khô miệng do các thành phần của nó. Bất chấp những tác động nguy hiểm của thuốc lá, nhiều người vẫn không bỏ được thói quen xấu này. Hít nhiều khói thuốc khiến lưỡi, răng, cổ họng, vòm họng bị khô và gây ra mùi hôi miệng.

Hơi thở của người hút thuốc lá thường rất khó chịu, khiến cho nhiều người không muốn nói chuyện với họ. Thậm chí khi hút thuốc lá trong nhiều năm, những người này sẽ phải hứng chịu hơi thở khó chịu, hôi miệng cả đời mà không có cách nào để cải thiện chúng.

Hôi miệng khiến người hút thuốc lá ngại giao tiếp với mọi người, lâu dần sự tự tin mất đi, khiến bạn khép kín, ít giao tiếp với bạn bè hơn.

10. Suy giảm thị lực

Không chỉ ảnh hưởng đến các cơ quan hô hấp, là nguyên nhân dẫn đến ung thư hàng đầu, thuốc lá cũng là yếu tố gây ra các bệnh nguy hiểm về mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa võng mạc, viêm màng bồ đào… thậm chí là mù lòa.

Các nghiên cứu cho thấy, những người hút thuốc lá có nguy cơ đục thủy tinh thể cao gấp 2 lần, nguy cơ thoái hóa điểm vàng cao gấp 3 lần và lên đến 5 lần ở phụ nữ trên 80 tuổi nhưng vẫn hút thuốc lá.

Khói thuốc cũng là nguyên nhân gia tăng sự khô mắt, mỏi mắt do mắt không được cung cấp đủ độ ẩm.

11. Hút thuốc lá ảnh hưởng tới mọi người xung quanh

Bà bầu và thai nhi

Thuốc lá ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của thai nhi ngay cả khi mẹ không hút thuốc trong thai kỳ nhưng hít phải quá nhiều khói thuốc từ môi trường xung quanh (hút thuốc lá thụ động). Một số tác hại thường gặp như:

– Thai nhi chậm phát triển.

– Nguy cơ sinh non, thai chết lưu, sảy thai tăng.

– Tỷ lệ tổn thương não, phổi ở thai nhi tăng.

–  Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.

– Mang thai ngoài tử cung.

– Vỡ ối sớm.

Trẻ sơ sinh cũng có thể mắc các rối loạn về mắt như lác mắt, suy giảm thị lực, thậm chí là mù lòa khi mẹ hút thuốc trong thai kỳ hoặc hít phải khói thuốc quá nhiều từ những người xung quanh.

Hút thuốc lá ảnh hưởng đến sức khỏe bà bầu và thai nhi

Hút thuốc lá ảnh hưởng đến sức khỏe bà bầu và thai nhi

Người hút thuốc lá thụ động

Không chỉ những người trực tiếp hút thuốc lá mà các trường hợp thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc, làm việc trong môi trường đầy khói thuốc thì nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe cũng tăng lên.

Người không trực tiếp hút thuốc lá cũng hít phải một lượng lớn các chất độc hại từ khói thuốc, do đó tỉ lệ mắc các bệnh về đường hô hấp, ung thư phổi cùng các căn bệnh nguy hiểm khác cũng tăng cao.

Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh, mỗi người cần chú ý một số điều sau:

– Cai nghiện thuốc lá, không hút thuốc lá ở nơi đông người.

– Không hút thuốc lá trong nhà, phòng làm việc.

– Không hút thuốc lá nơi công cộng.

– Không hút thuốc trước mặt trẻ em, phụ nữ mang thai.

– Nói không với thuốc lá khi chưa từng hút.

Thuốc lá có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mỗi người. Do đó, để bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng, việc tốt nhất là nên cai nghiện thuốc lá, để có một môi trường trong lành, không có khói thuốc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *