Thuốc Penstal là thuốc gì?
Nhà sản xuất
Công ty cổ phần dược-vật tư y tế Thanh Hoá.
Quy cách đóng gói
Hộp 24 gói x 1,5g.
Dạng bào chế
Bột pha hỗn dịch uống.
Thành phần
Trong mỗi gói thuốc 1,5g gồm có:
– Sulfamethoxazol 200mg.
– Trimethoprim 40mg.
– Tá dược vừa đủ.
Tác dụng của thuốc
Công dụng của các thành phần
– Sulfamethoxazol là 1 sulfonamid có cấu trúc gần giống acid para-aminobenzoic(PABA) nên ức chế cạnh tranh với PABA. Đồng thời Sulfamethoxazol cũng ức chế Dihydropteroate synthase – enzym tham gia quá trình tổng hợp acid dihydrofolic. Chính vì vậy thuốc làm gián đoạn sản xuất acid dihydrofolic.
– Trimethoprim ức chế enzym dihydrofolat reductase (DHFR), ngăn chuyển hóa acid dihydrofolic thành acid tetrahydrofolic trong tế bào vi khuẩn. Do đó sẽ ức chế việc tạo thành thimidin của vi khuẩn.
– Việc phối hợp 2 hoạt chất có ý nghĩa:
+ Ức chế 2 giai đoạn liên tiếp của con đường chuyển hóa acid folic của vi khuẩn, mang lại tác dụng hiệp đồng, giúp tiêu diệt vi khuẩn.
+ Thuốc vẫn có tác dụng khi vi khuẩn đã đề kháng với 1 trong 2 thành phần.
– Phổ tác dụng của thuốc:
+ Vi khuẩn Gram (+): Staphylococcus aureus, Staphylococcus pyogenes, Staphylococcus saprophyticus.
+ Vi khuẩn Gram (-): Haemophilus influenza, Klebsiella oxytoca, Moraxella catarrhalis….
Chỉ định
Thuốc Penstal được kê đơn trong điều trị nhiễm khuẩn gây ra bởi các vi khuẩn nhạy cảm, bao gồm:
– Phòng và điều trị viêm phổi do Pneumocystis jiroveci (P.carinii-PCP), bệnh Toxoplasma.
– Điều trị bệnh Nocardia.
Có thể sử dụng để điều trị các nhiễm khuẩn:
– Đợt cấp của viêm phế quản.
– Nhiễm trùng tiết niệu không biến chứng cấp tính.
Cách dùng
Trước khi sử dụng thuốc, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để có chế độ dùng thuốc cho hiệu quả tốt nhất.
Cách sử dụng
– Chỉ sử dụng thuốc khi được bác sĩ kê đơn.
– Hòa tan hoàn toàn 1 gói bột 1,5g với khoảng 15-20ml nước và uống ngay sau khi pha.
– Để giảm nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa nên uống sau ăn hoặc uống với nhiều nước.
Liều dùng
Liều dùng của thuốc được điều chỉnh để phù hợp với từng bệnh nhân và tình trạng của bệnh. Thuốc được sử dụng điều trị nhiễm khuẩn ở trẻ dưới 12 tuổi.
Liều thông thường với nhiễm khuẩn cấp tính:
– Từ 6 tuần đến 5 tháng tuổi: 1/2 gói mỗi 12h.
– Từ 6 tháng đến 5 tuổi: 1 gói mỗi 12h.
– Từ 6 đến 12 tuổi: 2 gói mỗi 12h.
– Mỗi đợt điều trị thường trong 5 ngày và nên điều trị thêm 2 ngày nữa sau khi hết triệu chứng. Nếu sau 7 ngày không có cải thiện lâm sàng nên chẩn đoán lại cho bệnh nhân.
– Đối với điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu dưới không biến chứng đã cho hiệu quả trong 1-3 ngày.
Liều đặc biệt:
– Viêm phổi do Pneumocystis jiroveci (P.carinii-PCP):
+ Điều trị: Liều ½ gói/ngày, chia 2-4 lần điều trị trong 2 tuần.
+ Dự phòng: Có thể áp dụng 1 trong các phác đồ sau.
* Liều thông thường chia 2 lần x 7 ngày/tuần.
* Liều thông thường chia 2 lần x 3 ngày cách nhau/tuần.
* Liều thông thường chia 2 lần x 3 ngày liên tiếp/tuần.
* Liều thông thường 1 lần x 3 ngày liên tiếp/tuần.
– Bệnh Nocardia: Chưa thống nhất liều điều trị. Người lớn có thể uống 6-8 viên/ngày trong 3 tháng.
– Bệnh Toxoplasma: Chưa thống nhất liều điều trị và dự phòng. Có thể sử dụng liều dự phòng tương tự như dùng cho Viêm phổi do Pneumocystis jiroveci.
– Trẻ em < 12 tuổi bị suy thận, suy gan: Chưa có dữ liệu sử dụng.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều
Quên liều:
– Khi quên 1 liều thuốc, uống ngay khi nhớ ra. Nên bỏ qua liều đã quên và dùng liều tiếp theo đúng lịch trình nếu gần thời điểm dùng liều tiếp theo.
– Không uống gấp đôi để bù liều đã quên.
Quá liều:
– Khi quá liều bệnh nhân xuất hiện triệu chứng: Nôn, buồn nôn, chóng mặt, rối loạn ý thức.
– Biện pháp xử trí:
+ Gây nôn, rửa dạ dày.
+ Acid hóa nước tiểu để tăng đào thải Trimethoprim.
+ Nếu có ức chế tủy cần dùng Leuucovorin (acid folinic) 5-15mg/ngày.
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc đối với bệnh nhân:
– Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
– Tổn thương nhu mô gan.
– Suy thận nặng không giám sát được nồng độ thuốc trong huyết tương.
– Trẻ sinh non hoặc dưới 6 tuần tuổi ngoại trừ điều trị và dự phòng viêm phổi do P.carinii-PCP cho trẻ đủ 4 tuần tuổi trở lên.
Tác dụng không mong muốn
Trong quá trình sử dụng, các báo cáo về các tác dụng bất lợi mà bệnh nhân có thể gặp phải với các tần suất khác nhau.
Rất hay gặp: Tăng Kali máu.
Hay gặp:
– Nhiễm trùng, ký sinh trùng: Nhiễm nấm Candida.
– Thần kinh: Đau đầu.
– Tiêu hóa: Buồn nôn, tiêu chảy.
– Da: Ban da.
Ít gặp: Nôn.
Rất hiếm gặp:
– Máu và hệ bạch huyết:
+ Giảm bạch cầu, bạch cầu trung tính, tiểu cầu, mất bạch cầu hạt.
+ Tăng bạch cầu ưa eosin.
+ Thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ, thiếu máu bất sản, thiếu máu tan máu.
+ Methemoglobin huyết, ban xuất huyết, tan huyết ở người thiếu G6PD.
– Hệ miễn dịch: Sốc phản vệ, viêm cơ tim, phù mạch, sốt, viêm mạch dị ứng giống ban xuất huyết Henoch Schonlein, viêm đa động mạch kết nốt, lupus ban đỏ.
– Chuyển hóa và dinh dưỡng: Hạ đường huyết, natri, chán ăn.
– Tâm thần: Trầm cảm, ảo giác.
– Thần kinh: Viêm màng não vô khuẩn, co giật, viêm dây thần kinh ngoại biên, hoa mắt, chóng mặt, ù tai.
– Hô hấp: Ho, khó thở, thâm nhiễm phổi.
– Tiêu hóa: Viêm lưỡi, viêm miệng, viêm đại tràng giả mạc, viêm tụy.
– Mắt: Viêm màng bồ đào.
– Gan mật: Tăng enzym transaminase, bilirubin, vàng da ứ mật, hoại tử gan, có thể gây tử vong.
– Da: Nhạy cảm với ánh sáng, viêm da tróc vảy, hồng ban nhiễm sắc cố định, hồng ban đa dạng như hội chứng stevens-johnson, hoại tử da nhiễm độc.
– Thận, tiết niệu: Suy giảm chức năng thận, viêm thận kẽ.
– Liên quan đến bệnh viêm phổi do Pneumocystis jiroveci (P.carinii-PCP): Phản ứng quá mẫn, phát ban, sốt, giảm bạch cầu, tiểu cầu, tăng men gan, tăng kali máu, hạ Natri máu, tiêu cơ vân…
Khi gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào kể trên cần thông báo và hỏi ý kiến bác sĩ để có cách giải quyết kịp thời.
Tương tác thuốc
Các tương tác có thể gặp phải khi sử dụng thuốc Penstal là:
– Ảnh hưởng đến định lượng creatinin huyết thanh/huyết tương khi dùng phương pháp picrat kiềm.
– Zidovudin: Tăng tác dụng phụ của thuốc Penstal trên huyết học.
– Cyclosporin: Giảm phục hồi chức năng thận sau cấy ghép khi dùng đồng thời cả 2 thuốc.
– Thuốc dạng cation ở pH sinh lý và bài tiết chủ động 1 phần qua thận có thể ức chế cạnh tranh bài tiết với Trimethoprim làm tăng nồng độ của 1 hoặc cả 2 thuốc trong máu.
– Thuốc lợi tiểu thiazid: Khi dùng ở người cao tuổi tăng nguy cơ giảm tiểu cầu kèm/không kèm xuất huyết.
– Pyrimethamin với liều > 25mg/tuần: Tăng nguy cơ thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ.
– Warfarin: Tăng tác dụng chống đông máu.
– Phenytoin: Tăng thời gian bán thải của phenytoin làm tăng tác dụng quá mức.
– Digoxin, Methotrexate: Tăng nồng độ trong máu. Khi dùng cùng Methotrexate cần bổ sung acid folic.
– Thuốc hạ Kali máu, thuốc hạ đường huyết Sulfonylurea: Lưu ý vì có tương tác.
Tuy nhiên bệnh nhân vẫn cần liệt kê các thuốc/TPCN đang sử dụng với y bác sĩ để theo dõi, đề phòng xảy ra tương tác và có thể xử trí nếu có tương tác xảy ra.
Lưu ý khi sử dụng thuốc và cách bảo quản
Sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Phụ nữ có thai:
– Đã có bằng chứng cho thấy Sulfamethoxazol và Trimethoprin có liên quan đến dị tật thai nhi. Sulfamethoxazol có thể gây vàng da cho trẻ ở chu kỳ cho chu sinh, đặc biệt trẻ sinh non hay thiếu G6PD.
– Không dùng thuốc trong thai kỳ nhất là trong 3 tháng đầu, trừ khi lợi ích vượt trội hơn hẳn nguy cơ. Nếu dùng cần kết hợp bổ sung acid folic.
Phụ nữ cho con bú:
– Cả 2 hoạt chất đều được bài tiết vào sữa mẹ.
– Không dùng thuốc khi ở cuối thai kỳ và trong thời kỳ cho con bú nếu người mẹ hoặc trẻ nhỏ hơn 8 tuần tuổi có nguy cơ tăng bilirubin huyết.
Những người lái xe và vận hành máy móc
Thuốc không gây ảnh hưởng bất lợi đối với người lái xe hay khi vận hành máy móc.
Lưu ý đặc biệt khác
– Trong quá trình dùng thuốc đã xảy ra các phản ứng nghiêm trọng dẫn đến tử vong như:
+ Hoại tử gan, thiếu máu bất sản, giảm bạch cầu, loạn tạo máu, quá mãn đường hô hấp.
+ Phản ứng trên da: Hội chứng Steven-Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN). Cần theo dõi chặt chẽ và khi xuất hiện dấu hiệu nư phát ban cùng da phồng rộp, tổn thương niêm mạc…cần ngừng ngay thuốc, hỏi ý kiến bác sĩ và không dùng lại thuốc dưới bất kỳ lý do nào.
– Thận trọng khi sử dụng trên đối tượng:
+ Người dị ứng nặng, hen phế quản.
+ Người cao tuổi.
+ Người có nguy cơ hạ Na, K máu. Cần theo dõi chặt chẽ nồng độ 2 ion trong máu.
– Bệnh nhân suy dinh dưỡng: Xuất hiện tinh thể sulfonamide trong nước tiểu nên cần duy trì cân bằng bài tiết nước tiểu.
– Dùng thuốc trong thời gian dài hoặc ở các đối tượng thiếu acid folic, người già nên xét nghiệm công thức máu hàng tháng. Có thể khắc phục thiếu acid folic bằng cách dùng acid floinic 5-10mg/ngày.
– Ở người thiếu men G6PD có thể dẫn đến tan huyết.
– Không dùng thuốc:
+ Điều trị viêm họng ở bệnh nhân nhiễm liên cầu tan huyết beta nhóm A.
+ Nghi ngờ hoặc đang mắc bệnh porphyrin cấp.
+ Đang bị rối loạn huyết học nghiêm trọng (trừ khi được giám sát chặt chẽ).
+ Người có rối loạn di truyên không dung nạp galactose, thiếu hụt lactase Lapp, rối loạn hấp thu glucose-galactose.
– Chỉ sử dụng thuốc dạng kết hợp khi lợi ích cao hơn rủi ro.
Điều kiện bảo quản
– Thuốc được bảo quản trong bao bì kín, nơi khô ráo, tránh ánh nắng, nhiệt độ dưới 30 độ C.
– Để ngoài tầm với của trẻ em.
– Không sử dụng thuốc sau ngày hết hạn sử dụng trên bao bì.
Thuốc Penstal giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Thuốc Penstal hiện được bán ở nhiều nhà thuốc, quầy thuốc trên toàn quốc với giá khoảng 80000 đồng/hộp. Trên trang web của chúng tôi đang có mức giá tri ân khách hàng, chỉ 70000 VNĐ/hộp.
Để mua được sản phẩm chính hãng, với giá cả hợp lý, được dược sĩ tư vấn tận tình, kết hợp với dịch vụ giao hàng nhanh chóng, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline hoặc đặt hàng trực tiếp ngay trên website.
Chúng tôi cam kết thuốc nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Sức khỏe của bạn là sự quan tâm lớn nhất của đội ngũ Dược Điển Việt Nam.
Review của khách hàng về chất lượng sản phẩm
Thuốc Penstal có tốt không? Để được giải đáp thắc mắc, hãy cùng chúng tôi điểm lại những ưu nhược điểm chính của sản phẩm này như sau:
Ưu điểm
– Tăng hoạt tính kháng khuẩn khi kết hợp 2 hoạt chất có công dụng bổ trợ nhau, cùng với đó giảm tỷ lệ kháng thuốc.
– Dạng hỗn dịch uống phù hợp với nhiều đối tượng đặc biệt trẻ nhỏ.
– Giá thành rẻ.
– Phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn hiệu quả.
Nhược điểm
– Đã xuất hiện vi khuẩn sinh đề kháng với thuốc.
– Vẫn ưu tiên sử dụng kháng sinh đơn, chỉ dùng dạng kết hợp khi được chỉ định.
– Hạn chế dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.
– Trong quá trình sử dụng người bệnh có thể gặp nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.