Thuốc Kali Clorid Kabi 10% là thuốc gì?
Nhà sản xuất
Công ty Cổ phần Fresenius Kabi Bidiphar.
Quy cách đóng gói
Hộp 10 ống x 10ml.
Dạng bào chế
Dung dịch tiêm.
Thành phần
Mỗi ống có chứa:
– Kali clorid 1g.
– Tá dược vừa đủ 10ml.
Tác dụng của thuốc
Tác dụng của Kali clorid
– Có tác dụng duy trì cân bằng acid base.
– Là chất hoạt hóa quan trọng ở nhiều phản ứng enzyme.
– Là chất cần thiết đối với quá trình sinh lý.
– Sự chênh lệch nồng độ K+ bên trong và ngoài tế bào để dẫn truyền xung động thần kinh ở các mô đặc biệt, bao gồm cả não, tim, cơ xương.
– Duy trì chức năng thận bình thường và cân bằng kiềm toan.
Chỉ định
Thuốc Kali Clorid Kabi 10% được dùng để điều trị chứng hạ kali huyết và phục hồi sự thiếu hụt kali cho những trường hợp sau:
– Hạ kali huyết nặng ở người bệnh dùng thuốc lợi tiểu thải kali để điều trị cao huyết áp vô căn chưa biến chứng.
– Dự phòng giảm kali huyết ở những người đặc biệt có nguy cơ giảm kali huyết (như người bệnh dùng digitalis bị loạn nhịp tim nặng, vì giảm kali huyết làm tăng độc tính của glycosid tim).
– Xơ gan có chức năng thận bình thường, một số triệu chứng ỉa chảy, bao gồm cả do sử dụng thuốc nhuận tràng dài ngày, bệnh thận gây mất kali, nôn kéo dài, hội chứng Bartter và người bệnh (kể cả trẻ em) để điều trị corticosteroid kéo dài.
– Tăng huyết áp do thiếu kali, phối hợp với magnesi trong điều trị nhồi máu cơ tim cấp, làm giảm nguy cơ loạn nhịp thất.
Cách dùng
Cách sử dụng
– Tiêm tĩnh mạch:
+ Phải pha loãng nồng độ KCl với một thể tích lớn (1000ml) dịch tương hợp để truyền tĩnh mạch, nồng độ kali tốt nhất là 40 mmol/lít, và <80 mmol/lít.
+ Để tránh tăng kali huyết, tốc độ truyền không được nhanh, tốc độ an toàn 10 mmol/giờ, khi lượng nước tiểu thải ra thỏa đáng (trong điều trị cấp cứu, tốc độ truyền là 20 mmol/ giờ).
+ Thông thường, tốc độ truyền < 1 mmol/phút cho người lớn và 0,02 mmol/kg thể trọng/ phút đối với trẻ em. Nếu tốc độ truyền > 0,5 mmol/kg/giờ, nhân viên y tế phải ngồi bên cạnh và theo dõi điện tâm đồ liên tục. Trong suốt thời gian truyền thuốc ở tốc độ cao, người bệnh phải theo dõi thường xuyên về lâm sàng và điện tâm đồ. Nếu có rối loạn chức năng thận, nhất là suy thận cấp có dấu hiệu thiểu niệu, tăng creatinin huyết, xuất hiện trọng khi truyền kali clorid, cần ngừng truyền ngay. Nếu cần có thể truyền lại, thận trọng và theo dõi chặt chẽ.
+ Không sử dụng các dung dịch có chứa glucose khi đang truyền tĩnh mạch kali. Dùng lidocain làm tăng hấp thu của kali clorid theo đường tĩnh mạch ngoại vi.
Liều dùng
Theo chỉ định của bác sĩ hoặc tham khảo liều như sau:
* Điều trị giảm kali huyết:
Người lớn.
– Tăng huyết áp không biến chứng, không phù, thường không cần bổ sung kali, điều trị ngoại trú, nếu kali huyết < 3 mmol/lít: 50-60 mmol kali/ngày.
– Bệnh phù (bao gồm suy tim, xơ gan cổ trướng): thiếu nhẹ 40-80 mmol/ngày hoặc thiếu nặng 100-120 mmol/ngày và theo dõi cẩn thận kali huyết.
Tiêm truyền nhỏ giọt tĩnh mạch ngoại biên (kali máu < 2,5 mmol/lít) tốc độ truyền 10-20 mmol/giờ; tốc độ truyền > 20 mmol/giờ khi cấp cứu; nếu cầncó thể lặp lại cách 2-3 giờ, nhưng nồng độ kali trong dịch truyền < 40 mmol/lít.
– Trong nhồi máu cơ tim cấp duy trì nồng độ magnesi máu > 2 mEq/lít, nồng độ kali máu > 4 mEq/lít. Lúc này cần truyền:
+ 40 mEq/lít pha trong Dung dịch dextrose 10% và 20 đơn vị insulin/lít truyền với tốc độ 1 ml/kg/giờ trong 24h.
+ 80 mEq/lít kali clorid pha trong dung dịch 25% dextrose và 50 đơn vị insulin/lít, truyền với tốc độ 1,5 ml/kg/giờ trong 24 giờ.
Dùng liều cao có hiệu quả cao hơn so với liều thấp.
Người cao tuổi: Cần điều chỉnh liều tùy thuộc đáp ứng.
– Các trường hợp khác: Liều duy trì dựa vào kali huyết. Người suy thận có thể giảm tốc độ truyền xuống 1/2 và < 5-10 mmol/giờ.
* Liều lượng phụ thuộc vào nồng độ ion huyết và cân bằng kiềm toan.
* Khuyến cáo dùng < 2-3 mmol kali /kg thể trọng/24 giờ.
Chú ý:
– 1 mmol tương đương với 75 mg KCl.
– 1 g KCl tương đương với 13,4 mmol hoặc 524 mg kali.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều
– Khi quên liều: Được thực hiện bởi nhân viên y tế nên tránh được tình trạng quên liều.
– Khi quá liều:
+ Tăng Kali huyết: rối loạn tim mạch, nhịp tim chậm, rung tâm thất, phong bế nhĩ thất, ngừng tim. Triệu chứng của thần kinh cơ như lú lẫn, mệt mỏi, suy nhược, co giật cơ, chân tay nặng nề, dị cảm và liệt tiến triển.
+ Nếu xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng, báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Chống chỉ định
Thuốc Kali Clorid Kabi 10% không được sử dụng cho những trường hợp sau:
– Quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong công thức.
– Tăng kali huyết do nguy cơ ngừng tim.
– Tăng clorid huyết.
– Các tình trạng bệnh có thể gây tăng kali huyết như:
+ Suy thận nặng kèm thiểu niệu.
+ Bệnh khó tiểu.
+ Chứng tăng urê huyết, bệnh Addison, mất nước cấp tính, say nóng.
+ Suy tuyến thượng thận cấp tính, nhiễm toan chuyển hóa mất bù.
– Dùng KCl đậm đặc tiêm trực tiếp mà không được pha loãng phù hợp có thể gây tử vong.
Tác dụng không mong muốn
– Thường gặp:
+ Tiêu chảy, buồn nôn, đau dạ dày.
+ Khó chịu, hoặc trướng bụng nhẹ, nôn.
– Ít gặp:
+ Tăng kali huyết, nhịp tim không đều hoặc chậm.
+ Xương mất cảm giác, như kim châm ở bàn tay, chi dưới yếu, bàn chân hoặc môi, cảm giác.
+ Thở nông hoặc khó thở.
– Hiếm gặp:
+ Đau bụng hoặc đau dạ dày, chuột rút, phân có máu (màu đen hoặc đỏ).
+ Đau họng nhất là khi nuốt, đau ngực.
Nếu thấy bất kỳ tác dụng phụ nào, thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn để được xử lý kịp thời.
Tương tác thuốc
Một số tương tác đã được báo cáo, bao gồm:
– Amphotericin B, corticosteroid, polymyxin B, glucocorticoid, corticotropin, ACTH, gentamicin, penicillin: Tăng nhu cầu kali do tăng bài tiết kali qua thận. Phải theo dõi chặt chẽ kali huyết.
– Tăng nồng độ kali huyết dẫn đến tăng kali huyết nặng làm ngừng tim, nhất trong suy thận:
+ Các thuốc ức chế enzym chuyển, máu từ ngân hàng máu.
+ Thuốc chống viêm không steroid (NSAID), các tác nhân chẹn beta giao cảm.
+ Cyclosporin, chất thay thế muối.
+ Thuốc lợi tiểu ít thải kali, heparin, sữa có ít muối.
– Muối calci đường tiêm: Nguy cơ gây loạn nhịp tim.
– Thuốc lợi tiểu thiazid (làm mất nhiều kali): Tăng kali huyết nếu ngừng thuốc lợi tiểu
– Insulin hoặc natri bicarbonat: Giảm kali huyết thanh do thúc đẩy ion kali vào trong tế bào.
– Glucose: Giảm nồng độ kali trong huyết tương.
– Thận trọng khi dùng chung với chế phẩm làm tăng kali huyết, bao gồm:
+ Thuốc lợi tiểu quai.
+ Thuốc ức chế men chuyển, ciclosporin.
+ Tacrolimus.
+ Các thuốc có chứa kali như natri penicillin.
– Digitalis ở người bị blốc tim hoàn toàn hoặc nặng phải theo dõi chặt chẽ nồng độ kali huyết.
Tương kỵ:
– Kali clorid không được pha vào máu hoặc các sản phẩm máu, mannitol, dung dịch chứa amino acid hoặc có chứa lipid, do tan hồng cầu truyền vào hoặc làm kết tủa những chất này hoặc gây.
– Có thể pha loãng bằng các dung dịch natri clorid 0,9%, dung dịch Hartmann, glucose 5%, glucose 10%, dung dịch ringer lactat.
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, hãy báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang dùng và các bệnh khác đang mắc phải.
Lưu ý khi sử dụng thuốc và cách bảo quản
Sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
– Phụ nữ mang thai: Nồng độ KCl cao hay thấp đều có hại cho chức năng tim. Do đó cần tham khảo ý kiến bác sĩ và theo dõi sát kali huyết thanh.
– Bà mẹ cho con bú: Nồng độ kali huyết thanh ở người mẹ ở mức sinh lý không gây hại cho trẻ bú. An toàn trong thời gian cho con bú.
Những người lái xe và vận hành máy móc
Chưa ghi nhận báo cáo về ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Thận trọng trong trường hợp này.
Điều kiện bảo quản
– Nhiệt độ dưới 30 độ C.
– Tránh ánh sáng.
– Để xa tầm nhìn và tầm với của trẻ.
– Không sử dụng khi hết hạn sử dụng in trên bao bì.
Thuốc Kali Clorid Kabi 10% giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Thuốc tiêm chỉ được bán tại một số cơ sở được cấp phép trên toàn quốc. Giá bán có thể chênh lệch tùy từng địa điểm.
Nếu có nhu cầu mua thuốc, hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline hoặc đặt hàng trực tiếp trên website để mua được thuốc với chất lượng tốt và giá cả hợp lý.
Chúng tôi cam kết giao hàng nhanh chóng, bảo mật thông tin. Sự hài lòng của khách hàng là kim chỉ nam lớn nhất xuyên suốt mọi hoạt động của Dược Điển Việt Nam.
Review của khách hàng về chất lượng sản phẩm
Thuốc Kali Clorid Kabi 10% có tốt không? Để được giải đáp thắc mắc, hãy cùng chúng tôi điểm lại những ưu nhược điểm chính của sản phẩm này như sau:
Ưu điểm
– Sản xuất trên dây chuyền hiện đại, đảm bảo về chất lượng
– Hiệu quả trong điều trị tăng kali huyết.
Nhược điểm
– Tương tác với nhiều thuốc, thận trọng khi phối hợp.
– Thận trọng khi dùng cho phụ nữ mang thai.
– Dùng đường tĩnh mạch sẽ làm tăng nhanh nồng độ kali huyết, tuy nhiên có thể gây tăng kali huyết và ngừng tim.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.