[CẢNH BÁO] Dấu hiệu trầm cảm sau sinh

Nếu nội dung bài viết chưa chính xác, vui lòng thông báo cho chúng tôi tại đây

Dấu hiệu nhận biết trầm cảm sau sinh

Dấu hiệu nhận biết trầm cảm sau sinh là gì?

“Trầm cảm sau sinh có nguy hiểm không? Liệu tôi có phải đang rơi vào tình trạng trầm cảm sau sinh?” là những thắc mắc của rất nhiều bà mẹ sau sinh cũng như người thân trong gia đình. Việc nhận biết sớm và đánh giá đúng mức độ của trầm cảm sẽ giúp người mẹ nhanh chóng lấy lại tinh thần, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

1. Tại sao lại bị trầm cảm sau sinh?

Tại sao xuất hiện trầm cảm sau sinh

Tại sao xuất hiện trầm cảm sau sinh?

Sau sinh, phần lớn các bà mẹ đều sẽ rơi vào tình trạng bị trầm cảm, nhưng rất khác nhau về mức độ cũng như biểu hiện, đặc biệt là ở những người lần đầu làm mẹ, làm mẹ khi còn quá trẻ hoặc có con ngoài ý muốn.

Trầm cảm sau sinh thường đến từ nhiều nguyên nhân nhưng phần lớn là đến từ yếu tố tâm lý và thể chất.

Yếu tố thể chất gây trầm cảm sau sinh

– Thể chất suy giảm từ quá trình mang thai sinh đẻ:

+ Càng về những tháng cuối thai kỳ, khi trẻ đã phát triển gần hoàn toàn để chuẩn bị ra đời, người mẹ sẽ tăng khá nhiều về trọng lượng cơ thể, trung bình tăng từ 10-12 kg. Việc phải “gánh” thêm một lượng khá lớn trong thời gian dài gây tác động không tốt đến cơ xương khớp các chi dưới và cột sống. Có thể gây ra các thương tổn mà kéo dài rất lâu sau khi sinh, ảnh hưởng xấu đến quá trình hồi phục sức khỏe sau sinh.

+ Cơn đau khi chuyển dạ và khi sinh cùng sự mất máu quá nhiều cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cho các bà mẹ.

– Chế độ chăm sóc, dinh dưỡng và kiêng cữ không được thực hiện tốt. Dinh dưỡng không đầy đủ hoặc việc kiêng khem quá mức khiến người mẹ chậm hồi phục sức khỏe.

– Em bé quấy khóc nhiều khiến mẹ thường xuyên mất ngủ dẫn đến suy nhược cơ thể.

Việc suy giảm thể chất của mẹ sau sinh là yếu tố đáng lo ngại dẫn đến nguy cơ trầm cảm.

Yếu tố tâm lý gây trầm cảm sau sinh

Khi em bé chào đời thì hầu hết mọi sự quan tâm chú ý đều dành hết cho các bé nên đôi khi chủ quan cho mẹ, không nhận ra những dấu hiệu bất thường của người mẹ, dẫn đến tình trạng ngày càng tiến triển âm thầm và trở nên nặng.

– Thiếu sự quan tâm, giúp đỡ của người thân đặc biệt là từ người chồng.

– Mang thai ngoài kế hoạch, mang thai ngoài ý muốn hoặc lần đầu làm mẹ có thể gây ra các tâm lý tiêu cực như buồn, lo lắng, sợ, giận dữ, có lỗi.

– Đã mắc chứng trầm cảm trước khi mang thai mà chưa được điều trị, kéo dài và làm nặng thêm sau khi sinh.

– Sự thay đổi hormon trong cơ thể dẫn đến nhiều bất thường tâm lý.

2. Dấu hiệu trầm cảm sau sinh

Dấu hiệu trầm cảm sau sinh

Dấu hiệu nhận biết trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh có những biểu hiện ban đầu khá nghèo nàn, đôi khi chỉ là thoáng qua nên ít được chú ý. Thường chỉ được phát hiện khi có những hành động dại dột hoặc biểu hiện thường xuyên.

Suy nhược cơ thể

– Người mẹ thường mệt mỏi ngay cả khi đã được chăm sóc chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ sau sinh.

– Khóc mà không vì lý do nào cả hoặc đôi khi tự cảm thấy như bị bỏ rơi, không được quan tâm nhưng chỉ là thoáng qua và thường không nói ra cũng như không thể hiện trước mặt người khác, để cho tình trạng này kéo dài âm thầm làm cơ thể bị suy nhược.

– Căng thẳng, đặc biệt với người làm mẹ khi còn quá trẻ hoặc lần đầu làm mẹ.

Lo lắng quá mức

Sau sinh, bà mẹ thường hay lo lắng về rất nhiều vấn đề một cách quá mức:

– Lo lắng do thiếu kinh nghiệm chăm con: Lo con không đủ ấm, lo bị nóng, con như vậy là bình thường hay có bệnh. Lâu dần dẫn đến biểu hiện thất thần hoặc có những hành động, lời nói hơi quá mức.

– Lo lắng về kinh tế: Hay tự đặt các câu hỏi như “tiền đâu mua sữa, tiền đâu mua bỉm, và khi con lớn lấy gì nuôi con, có đủ khả năng để nuôi nó không?” rồi thấy có lỗi với con. Những câu hỏi như vậy tưởng chừng là bình thường nhưng đó lại là dấu hiệu cảnh báo người mẹ đang bị trầm cảm.

– Lo lắng về bản thân: Việc sinh đẻ sẽ làm người mẹ tăng cân tương đối nhiều mất đi vóc dáng thon gọn trước đó, bị rạn da bụng hoặc để lại sẹo nếu sinh mổ, da sạm, xám nhợt nhạt do mất máu nhiều khiến người mẹ thường hay suy diễn không thực tế, hay khóc.

Mất tập trung

Khó để tập trung suy nghĩ hay làm một việc gì đó. Trí nhớ kém, lúc nhớ lúc quên, suy nghĩ lộn xộn không sắp xếp được suy nghĩ. Đây cũng chính là một trong những dấu hiệu dễ bị bỏ qua bởi nhiều người cho rằng tình trạng này là hoàn toàn bình thường ở phụ nữ sau sinh.

Rối loạn giấc ngủ

Khó đi vào giấc ngủ, hay bị thức giấc và khó ngủ lại được, giấc ngủ không sâu hay gặp ác mộng.

Tình dục

Mất hứng thú với tình dục trong thời gian dài, chính điều này lại có thể gây nên sự khó chịu từ người chồng, vô hình chung có thể đẩy tình trạng trầm cảm của người mẹ trở nên nặng nề hơn.

Cảm giác bị ám ảnh

Bị ám ảnh với một hình một người, một việc hay một hành động cụ thể nào đó mà không có nguyên nhân. Có thể kèm theo sợ hãi đặc biệt khi một mình tiếp xúc với người hay việc đó.

Tính khí nóng lạnh thất thường

Có thể nổi cáu với một hành động bình thường nhưng sau lại thấy có lỗi rồi tự khóc.

Có hành động dại dột nguy hiểm

Trường hợp này thường đến từ việc trầm cảm nặng kéo dài hoặc có con ngoài ý muốn từ hoàn cảnh xấu (như bị hiếp dâm, bị bố đứa bé bỏ rơi) dẫn đến việc ghét bỏ đứa con được sinh ra. Người mẹ thường nghĩ đến cái chết hoặc có ý định tự tử cùng con.

3. Hậu quả trầm cảm sau sinh

Hậu quả trầm cảm sau sinh là gì?

Hậu quả của trầm cảm sau sinh là gì?

Ảnh hưởng trầm cảm sau sinh đến người mẹ

Tùy vào mức độ của trầm cảm cũng như việc phát hiện và điều trị sớm hay muộn mà người mẹ có thể bình thường trở lại hay tiến triển nặng hơn.

– Nhẹ: Người mẹ chỉ bị suy nhược và có thể hồi phục nhanh trở lại khi con được nhiều tháng tuổi hơn và quan trọng hơn là khi các nỗi lo lắng của người mẹ được động viên, an ủi và có cách giải quyết.

– Nặng: Trầm cảm kéo dài dẫn đến người mẹ bị rối loạn tầm thần, hành động dại dột, nguy hiểm tính mạng mẹ và bé.

Ảnh hưởng của trầm cảm sau sinh đến em bé

– Trong 6 tháng đầu tiên, sự phát triển của trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào sữa mẹ. Mẹ bị trầm cảm, suy nhược cơ thể dẫn đến chất lượng sữa cho trẻ bị xấu và ít đi, trẻ chậm lớn và dễ mắc bệnh hơn.

– Thiếu đi sự tương tác của mẹ và bé. Mẹ bị trầm cảm sẽ ít nói, cười và chơi đùa cùng con khiến em bé cũng chậm nói, chậm phản ứng với âm thanh, không biết phối hợp động tác như những trẻ bình thường.

– Trẻ cũng có thể gặp phải những rắc rối không đáng có vì hành động quá mức của mẹ như quá nóng do mẹ mặc nhiều áo vì sợ con lạnh, trẻ bị bệnh đường tiêu hóa do mẹ lo lắng không đủ sữa cho con mà cho con dùng thêm nhiều sữa công thức.

4. Cách vượt qua trầm cảm sau sinh

Cách chữa trầm cảm sau sinh

Cách chữa trầm cảm sau sinh

Điều đầu tiên để giúp người phụ nữ có thể vượt qua trầm cảm sau sinh đó là trang bị cho mình những cẩm nang kiến thức để hiểu rõ về bản thân cũng như cách  chăm sóc con cái sau khi sinh.

– Sự quan tâm, giúp đỡ, động viên của người thân trong gia đình cũng như bạn bè xung quanh. Đặc biệt là sự sẻ chia, cùng nhau chăm sóc con của người chồng.

– Thường xuyên nói chuyện với mọi người xung quanh, nên là những câu chuyện vui, hoặc chia sẻ kinh nghiệm khi chăm con nhỏ.

– Cân bằng cảm xúc, thư giãn: Có thể chọn phương pháp vừa tốt cho mẹ vừa tốt cho em bé như cùng chồng chơi đùa cùng con, cùng con nghe những bản nhạc nhẹ nhàng.

– Tập hát ru để hát cho em bé.

– Thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý, ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng.

– Điều chỉnh giấc ngủ để có thể cùng thức cùng ngủ với con tránh tình trạng mất ngủ kéo dài.

– Tập thể dục đều đặn, thường xuyên: Chọn các bài tập nhẹ nhàng, đơn giản có thể để ý em bé và giúp mẹ nhanh chóng hồi phục thể trạng.

– Cần đến gặp bác sĩ tâm lý ngay nếu nghi ngờ bản thân có những dấu hiệu bất thường.

Đừng để trầm cảm sau sinh đánh mất vai trò thiêng liêng của người mẹ, hãy trang bị những kiến thức cho bản thân trước khi bước vào cuộc chiến nuôi con. Chúc các bà mẹ luôn vui vẻ, hạnh phúc, chúc những em bé luôn vui vẻ, hồn nhiên để đồng hành cùng mẹ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *