Trầm cảm khi mang thai-Nguy hiểm cho cả mẹ và bé

Nếu nội dung bài viết chưa chính xác, vui lòng thông báo cho chúng tôi tại đây

Trầm cảm khi mang thai

Trầm cảm khi mang thai

Trầm cảm khi mang thai-Vấn đề không mới nhưng lại chưa được đánh giá đúng tính chất nguy hiểm của nó và khiến nhiều người chủ quan, dẫn đến tỉ lệ bà bầu mắc phải đang ngày càng gia tăng và để lại những hậu quả đáng tiếc. Hãy cùng Dược Điển Việt Nam trang bị kiến thức và nhận biết rõ các dấu hiệu của trầm cảm khi mang thai để bà bầu cũng như em bé được an toàn.

1. Nguyên nhân gây trầm cảm khi mang thai

Trầm cảm khi mang thai thường xuất hiện vào những tháng đầu và tháng cuối của thai kỳ và có sự khác nhau ở mỗi bà bầu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trầm cảm nhưng chủ yếu từ 2 nguyên nhân chính là yếu tố thuộc về thể chất và yếu tố thuộc về tâm lý.

Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm khi mang thai

Nguyên nhân dẫn tới trầm cảm khi mang thai

Nguyên nhân thể chất gây trầm cảm khi mang thai

– Phụ nữ khi mang thai sẽ có sự thay đổi tăng hoặc giảm của hormon trong cơ thể. Đây được cho là nguyên nhân chính và ảnh hưởng hầu hết đến tất cả các mẹ bầu.

– 3 tháng đầu của thai kỳ: Là giai đoạn xuất hiện những cơn ốm nghén, người phụ nữ sẽ cảm thấy rất khó chịu, mệt mỏi gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày cũng như tinh thần. Nếu không có biện pháp cải thiện và thiếu kiến thức, căn bệnh trầm cảm sẽ âm thầm tiến triển và càng trở nên nặng hơn.

– 3 tháng cuối của thai kỳ: Bụng của mẹ đã khá lớn gây khó khăn cho việc đi lại. Việc phải “gánh” thêm khoảng 10-12kg mỗi ngày sẽ khiến các chi dưới, lưng và cột sống bị đau mỏi cũng là những yếu tố dẫn đến trầm cảm.

– Phụ nữ mang thai cần chế độ dinh dưỡng khắt khe và nhiều hơn người bình thường, do vậy nếu như không được cung cấp đủ những chất cần thiết cho mẹ và bé thì thể trạng người mẹ sẽ rất yếu, biểu hiện mệt mỏi, chán nản sẽ thường thấy. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm khi mang thai.

Nguyên nhân tâm lý gây trầm cảm khi mang thai

Hầu hết phụ nữ khi mang thai đều sẽ cảm thấy lo lắng ít nhiều, đặc biệt đối với người lần đầu mang thai hoặc mang thai khi còn quá trẻ. Sự lo lắng đôi khi là quá mức dẫn đến những rối loạn tâm lý, lâu dần trở nên trầm cảm.

Nguyên nhân này sẽ được khắc phục nếu như những người thân trong gia đình luôn động viên, chia sẻ đặc biệt là sự quan tâm đến từ người chồng

2. Dấu hiệu trầm cảm khi mang thai là gì?

Những dấu hiệu của trầm cảm khi mang thai thường được biểu hiện rõ ở 3 tháng đầu thai kỳ và sẽ giảm dần và trở nên bình thường ở các tháng tiếp theo. Tuy nhiên, trầm cảm không phải đã mất hẳn mà có thể có những biểu hiện âm thầm. Do đó mọi người có suy nghĩ chủ quan, ít quan tâm đến những cử chỉ, hành động có phần bất thường của người mẹ nên đã không có biện pháp điều chỉnh, và khi bước vào 3 tháng cuối, các dấu hiệu lại trở nên rõ ràng và có thể là nghiêm trọng hơn lúc đầu.

Các biểu hiện trầm cảm khi mang thai cần đặc biệt chú ý như:

Dấu hiệu trầm cảm khi mang thai

Dấu hiệu của trầm cảm khi mang thai

– Khó tập trung, khó suy nghĩ về một vấn đề đơn giản.

– Dễ thay đổi tâm trạng, tính khí nóng lạnh thất thường.

– Rất dễ nổi nóng, cáu kỉnh.

– Tâm lý có lúc cảm thấy lo lắng, hoang mang.

– Luôn cảm thấy người mệt mỏi quá mức triền miên không dứt.

– Lúc thì thèm ăn rất nhiều thứ, lúc lại chẳng muốn ăn gì.

– Rối loạn giấc ngủ, giấc ngủ không được sâu, hay thức giấc và khi đã thức thì rất khó để ngủ lại tiếp, ngủ hay mơ màng, khi tỉnh dậy không thấy sảng khoái.

– Mất hứng thú với tình dục hoặc không muốn gần gũi với chồng.

– Không rõ mình thích gì hay hào hứng với cái gì, hay thờ ơ với mọi thứ xung quanh.

– Khóc không có nguyên nhân, có lúc cảm thấy buồn nhưng lại không biết buồn vì chuyện gì.

– Sống thu mình, không thích tiếp xúc với gia đình và bạn bè xung quanh.

– Hành xử kỹ năng xã hội không được linh hoạt như trước, phán đoán chậm.

– Cảm thấy tội lỗi hoặc mất hy vọng trong cuộc sống.

– Có những suy nghĩ dại dột, hồ đồ đôi khi có sự tiêu cực nghĩ đến cái chết. Dấu hiệu này có tỉ lệ ít nhưng lại rất nghiêm trọng hay gặp ở những phụ nữ mang thai với nguyên nhân bị hiếp dâm hoặc mang thai một mình bị người thân bỏ rơi.

Các dấu hiệu của trầm cảm khi mang thai đôi khi xảy ra thường xuyên, đôi khi lại chỉ thoáng qua nên rất dễ bị hiểu lầm rằng đó là bình thường. Tuy nhiên, trầm cảm khi mang thai nếu không được điều trị ngay từ ban đầu sẽ nghiêm trọng hơn khi bước vào giai đoạn trầm cảm sau sinh.

3. Trầm cảm khi mang thai có nguy hiểm không?

Trầm cảm khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến tâm sinh lý và sức khỏe của người mẹ mà nó còn gây nên những tác hại vô cùng nguy hiểm cho em bé.

Trầm cảm khi mang thai có nguy hiểm không?

Trầm cảm khi mang thai có nguy hiểm không?

Tác hại của trầm cảm khi mang thai đối với em bé

Khi còn trong bụng mẹ, sự phát triển của em bé gắn liền với đời sống của mẹ. Em bé có thể cảm nhận được những cảm xúc mà mẹ đang có và sẽ phát triển theo hướng đó.

Có nhiều nghiên cứu cho thấy, trong quá trình mang thai, nếu người mẹ vui vẻ, hạnh phúc thì đứa con sinh ra cũng sẽ vui vẻ, hoạt bát, ngược lại nếu như người mẹ thường xuyên lo lắng, bất an, buồn rầu, cáu kỉnh thì con sinh ra cũng chậm phát triển về mặt xúc cảm và yếu hơn so với trẻ bình thường.

Tác hại của trầm cảm khi mang thai đối với mẹ

Suy nhược cơ thể là tác hại dễ thấy ở người bị trầm cảm khi mang thai ngay cả khi đã được ăn uống đủ chất dinh dưỡng.

Trầm cảm cũng sẽ làm tình cảm trong gia đình trở nên xấu đi. Người phụ nữ cảm thấy như không được quan tâm nên dần dần cũng lạnh nhạt với chồng.

Nguy hiểm hơn, người mẹ bị trầm cảm dễ có suy nghĩ dại dột gây nguy hại đến tính mạng cả hai mẹ con.

4. Cách vượt qua trầm cảm khi mang thai

Cách vượt qua trầm cảm khi mang thai

Cách vượt qua trầm cảm khi mang thai

Để vượt qua được trầm cảm khi mang thai cần 2 yếu tố:

– Chuẩn bị kiến thức về việc mang thai thật tốt trước hôn nhân.

– Hãy chắc chắn đã đủ sẵn sàng để làm mẹ trước khi quyết định có em bé.

Nếu như việc có thai là ngoài ý muốn cũng cần luôn trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về việc làm mẹ cho bản thân.

Một số cách áp dụng cho trầm cảm khi mang thai:

– Làm các bài “Test trầm cảm khi mang thai” thường xuyên để đánh giá khách quan về tình trạng của bản thân.

– Nên chia sẻ những gì mình đang nghĩ với chồng để có thêm sự quan tâm, động viên.

– Đến gặp bác sĩ tâm lý ngay lập tức nếu như xuất hiện các dấu hiệu bất thường kể trên.

Mang thai là việc không dễ dàng với bất kỳ người phụ nữ nào. Nhưng đó cũng là món quà đặc biệt ý nghĩa vì được làm mẹ. Vì vậy hãy chuẩn bị thật tốt để luôn đảm bảo sức khỏe cho cả bản thân cũng như em bé ngay khi còn ở trong bụng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *