Thuốc Advagraf 1mg là thuốc gì?
Nhà sản xuất
Astellas Ireland Co.,Ltd.
Quy cách đóng gói
Hộp 5 vỉ x 10 viên.
Dạng bào chế
Viên nang cứng phóng thích kéo dài.
Thành phần
Mỗi viên có chứa:
– Tacrolimus 1g.
– Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng của thuốc
Tác dụng của Tacrolimus
– Công dụng ức chế miễn dịch bằng cách gắn với Protein nội bào (FKBP12).
– Phức hợp này cạnh tranh với Calcineurin và ức chế nó. Từ đó ức chế các con đường truyền tín hiệu tế bào T, ngăn chặn sự sao chép một bộ gen nhất định làm chặn việc hình thành tế bào miễn dịch.
Chỉ định
Thuốc Advagraf 1mg được dùng cho người lớn ở những trường hợp sau:
– Ngăn ngừa thải ghép gan hay thận.
– Điều trị thải ghép dị sinh kháng với thuốc ức chế miễn dịch khác.
Cách dùng
Cách sử dụng
– Dùng thuốc theo đường uống.
– Mỗi ngày uống 1 lần vào buổi sáng.
– Cần nuốt nguyên viên với chất lỏng, uống khi dạ dày rỗng hoặc ít nhất 1 giờ trước hoặc 2-3 giờ sau ăn.
– Việc dùng thuốc, điều chỉnh, dừng thuốc đòi hỏi phải có giám sát y tế về chuyên môn, chỉ sử dụng khi bác sĩ kê toa.
– Khi không thể dùng đường uống ngay sau phẫu thuật có thể sử dụng bằng đường tiêm tĩnh mạch ở liều xấp xỉ ⅕ liều đường uống.
Liều dùng
Theo hướng dẫn sử dụng của bác sĩ hoặc tham khảo liều lượng như sau:
– Liều dùng cần phụ thuộc vào đáp ứng của từng bệnh nhân qua theo dõi nồng độ thuốc trong máu, phác đồ ức chế miễn dịch được chọn và có kết hợp với thuốc khác hay không.
– Ngăn ngừa thải ghép thận:
+ Khởi đầu: 0,2-0,3 mg/kg/ngày, uống 1 lần vào buổi sáng, bắt đầu uống trong 24 giờ sau khi hoàn tất phẫu thuật.
+ Giảm dần liều sau ghép. Một số trường hợp có thể không cần dùng thêm thuốc ức chế miễn dịch khác.
– Ngăn ngừa thải ghép gan:
+ Khởi đầu: 0,1-0,2 mg/kg/ngày, uống 1 lần/ngày vào buổi sáng, bắt đầu uống trong 12-18 giờ sau khi hoàn tất phẫu thuật.
+ Giảm dần liều sau ghép. Một số trường hợp có thể không cần dùng thêm thuốc ức chế miễn dịch khác.
– Nếu được chuyển liều:
+ Từ Prograf dùng 2 lần/ngày sang thuốc Advagraf 1mg 1 lần/ngày cần sử dụng liều tương đương 1:1 (mg:mg) trên tổng liều cả ngày.
+ Từ Cyclosporin sang Tacrolimus: Thận trọng, theo dõi nồng độ cyclosporin trong máu sau khi chuyển. Chỉ nên bắt đầu dùng Tacrolimus sau khi khi ngưng ciclosporin 12-24h.
Điều trị chống thải ghép
– Điều trị chống thải ghép dị sinh sau ghép gan hoặc thận: Liều tương tự như dự phòng.
– Điều trị chống thải ghép dị sinh sau ghép tim: Khởi đầu 0,15 mg/kg/ngày, uống 1 lần vào buổi sáng.
– Điều trị chống thải ghép tạng khác với liều khởi đầu:
+ 0,1-0,15 mg/kg/ngày ở ghép phổi
+ 0,2 mg/kg/ngày ở ghép tụy.
+ 0,3 mg/kg/ngày ở ghép phổi
Uống 1 lần vào buổi sáng.
– Đối tượng đặc biệt:
+ Cần điều chỉnh liều: Suy gan nặng, bệnh nhân da đen (dùng liều cao hơn).
+ Không cần điều chỉnh liều: Suy thận, người cao tuổi.
+ Chưa có nghiên cứu ở người dưới 18 tuổi.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều
– Khi quên liều:
+ Uống ngay trong cùng ngày.
+ Không uống gấp đôi liều vào ngày hôm sau.
– Khi quá liều:
+ Triệu chứng: Buồn nôn, nôn, nhiễm trùng, mày đay, ngủ gà, tăng nồng độ Creatinine, Urea nitrogen máu, Alanine aminotransferase huyết thanh.
+ Nếu lỡ dùng quá liều và xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng, đến ngay trung tâm y tế để được xử lý kịp thời.
Chống chỉ định
Thuốc Advagraf 1mg không được sử dụng cho những trường hợp quá mẫn cảm với Tacrolimus, các macrolid khác hay bất kỳ thành phần nào trong công thức.
Tác dụng không mong muốn
– Các rối loạn về hệ tim mạch:
+ Thường gặp: Bệnh động mạch vành thiếu máu cục bộ, nhịp tim nhanh
+ Ít gặp: Suy tim, loạn nhịp trên thất, bệnh lý cơ tim, hồi hộp đánh trống ngực…
+ Hiếm gặp: Tràn dịch màng ngoài tim.
+ Rất hiếm gặp: Siêu âm tim có bất thường.
– Các rối loạn hệ thống máu và bạch huyết
+ Thường gặp: Thiếu máu, giảm tiểu cầu, bệnh bạch cầu, giảm bạch cầu, phân tích tế bào hồng cầu bất thường.
+ Ít gặp: Giảm bạch cầu trung tính, bệnh lý về đông máu, giảm toàn bộ các loại bạch cầu,…
+ Hiếm gặp: Giảm Prothrombin, xuất huyết giảm tiểu cầu.
+ Không rõ: Thiếu máu tán huyết , bất sản nguyên hồng cầu, tiêu bạch cầu hạt
– Các rối loạn hệ thần kinh:
+ Rất thường gặp: Đau đầu, run.
+ Thường gặp: Giảm khả năng viết, rối loạn hệ thần kinh động kinh, rối loạn về nhận thức, bệnh thần kinh ngoại vi, chóng mặt…
+ Ít gặp: Bệnh lý ở não, bất thường về lời nói và ngôn ngữ, xuất huyết hệ thần kinh trung ương, giảm trí nhớ, tai biến mạch máu não, hôn mê, liệt và liệt nhẹ.
+ Hiếm gặp: Tăng trương lực cơ.
+ Rất hiếm gặp: Nhược cơ.
– Các rối loạn ở mắt:
+ Thường gặp: Rối loạn thị giác, nhìn mờ, sợ ánh sáng
+ Ít gặp: Đục thủy tinh thể.
+ Hiếm gặp: Mù.
– Các rối loạn khác:
+ Thường gặp: Đau khớp, nổi mẩn ngứa, đái tháo đường, tiêu chảy, buồn nôn…
+ Ít gặp: Viêm tụy cấp, vô niệu, bệnh ở khớp, mất nước…
+ Hiếm gặp: Hoại tử biểu bì nhiễm độc, bán tắc ruột…
+ Rất hiếm gặp: Xuất huyết bàng quang, hội chứng Stevens Johnson…
Nếu thấy bất kỳ tác dụng phụ nào, thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn để được xử lý kịp thời.
Tương tác thuốc
– Các thuốc chuyển hóa bởi CYP3A4 làm thay đổi nồng độ của Tacrolimus trong máu, gồm
+ Các thuốc kháng nấm như Ketoconazole, Voriconazole, Itraconazole…
+ Nifedipine, Nicardipine, Diltiazem…
+ Nước bưởi.
+ Lansoprazole, Ciclosporin.
+ Rifampicin, Phenytoin, St. John’s Wort.
+ Prednisolone hay Methylprednisolone.
– Tăng nồng độ Tacrolimus trong máu do cạnh tranh với protein trong huyết tương như NSAID, kháng đông, thuốc điều trị tiểu đường… hoặc thuốc tăng nhu động như (metoclopramide và cisapride), cimetidine, magnesium aluminium-hydroxide.
– Tác động Tacrolimus lên thuốc chuyển hóa bởi CYP3A4 như Ciclosporin, Phenytoin…
– Gây độc tính trên lâm sàng:
+ Tăng độc trên thận hoặc thần kinh: Ganciclovir, Aciclovir, Aminoglycoside, chất ức chế Gyrase, Vancomycin…
+ Tăng Kali máu khi dùng cùng đồ ăn chứa nhiều Kali, thuốc lợi tiểu giữ Kali…
+ Ảnh hưởng tới đáp ứng miễn dịch ở các vắc xin sống giảm độc lực.
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, hãy báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang dùng và các bệnh khác đang mắc phải.
Lưu ý khi sử dụng thuốc và cách bảo quản
Sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
– Phụ nữ mang thai: Nghiên cứu trên động vật cho thấy độc tính phôi thai. Thuốc qua được nhau thai. Dữ liệu còn hạn chế, một số trường hợp sảy thai, tăng kali máu ở trẻ sơ sinh, sinh non đã được báo cáo. Có thể sử dụng dùng khi không có biện pháp nào thay thế. Tuy nhiên cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
– Bà mẹ cho con bú: Thuốc được bài xuất vào sữa mẹ, không thể loại trừ gây hại cho thai nhi nên không sử dụng trong giai đoạn này.
Những người lái xe và vận hành máy móc
Tác dụng phụ ảnh rối loạn thị giác và thần kinh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Thận trọng trong trường hợp này.
Không có nghiên cứu về tác động đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Điều kiện bảo quản
– Nhiệt độ dưới 30 độ C.
– Tránh ánh sáng.
– Để xa tầm nhìn và tầm với của trẻ.
– Không sử dụng khi hết hạn sử dụng in trên bao bì.
Thuốc Advagraf 1mg giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Hiện nay, thuốc Advagraf 1mg đang được bán trên thị trường tại một số nhà thuốc, quầy thuốc.
Nếu cần tư vấn thêm thông tin và có nhu cầu mua thuốc, hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline hoặc đặt hàng trực tiếp trên website để mua được thuốc với chất lượng tốt, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giá cả hợp lý.
Sự hài lòng của khách hàng là kim chỉ nam lớn nhất xuyên suốt mọi hoạt động của Dược Điển Việt Nam.
Review của khách hàng về chất lượng sản phẩm
Thuốc Advagraf 1mg có tốt không? Để được giải đáp thắc mắc, hãy cùng chúng tôi điểm lại một số ưu nhược điểm chính của sản phẩm này như sau:
Ưu điểm
– Dạng viên thuận tiện khi sử dụng và mang theo.
– Hiệu quả trong điều trị và ngăn ngừa thải ghép hiệu quả.
Nhược điểm
– Nguy cơ gặp nhiều tác dụng ngoài ý muốn.
– Có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi và trẻ sơ sinh.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.