Thuốc tiêm Lidocain 1% Pymepharco là thuốc gì?
Nhà sản xuất
Công ty cổ phần Pymepharco.
Quy cách đóng gói
Hộp 50 ống x 3,5ml.
Dạng bào chế
Dung dịch tiêm.
Thành phần
Trong mỗi ống dung dịch thuốc tiêm gồm các thành phần:
– Lidocain hydroclorid 35mg/3,5 ml.
– Tá dược vừa đủ: Natri Clorid, Natri hydroxyd, nước cất pha tiêm.
Tác dụng của thuốc tiêm Lidocain 1% Pymepharco
Tác dụng của thành phần Lidocain
– Là thuốc gây tê tại chỗ có cấu trúc amid vời thời gian tác dụng trung bình.
+ Được dùng thay thế khi bệnh nhân mẫn cảm với thuốc gây tê este.
+ Cơ chế: Giảm tính thấm màng tế bào với ion Na, phong bế sự phát sinh và dẫn truyền xung thần kinh, ổn định màng và ức chế sự khử cực. Từ đó thuốc giảm tính dẫn truyền các điện thế hoạt động và block dẫn truyền xung động thần kinh.
– Đồng thời là thuốc chống loạn nhịp, chẹn kênh Na+ nhóm IB.
+ Dùng đường tiêm tĩnh mạch điều trị rối loạn nhịp tâm thất, làm giảm nguy cơ rung tâm thất ở người có nghi ngờ nhồi máu cơ tim.
+ Cơ chế: Chẹn kênh Na mở và không hoạt hóa của tim.
+ Lidocain hồi phục nhanh nên có tác dụng hiệu quả hơn trên mô tim khử cực (thiếu máu cục bộ) hơn là trên tim không bị thiếu máu cục bộ.
Chỉ định
Thuốc tiêm Lidocain 1% Pymepharco được chỉ định trong các trường hợp:
– Gây tê tại chỗ niêm mạc trước khi thực hiện nội soi, đặt các dụng cụ hay tiến hành các thủ thuật khác giúp giảm đau cho bệnh nhân.
– Gây tê từng lớp và gây tê phong bế thần kinh với các chỉ định: Gây tê thần kinh ngoại biên, gây tê hạch giao cảm, gây tê tủy sống, gây tê khoang cùng, gây tê ngoài màng cứng.
– Dùng đường tiêm để điều trị dạng cấp tính của loạn nhịp thất sau nhồi máu cơ tim, hoặc khi thực hiện phẫu thuật tim, thông tim. Đây là thuốc chọn lọc điều trị ngoại tâm thu thất trong nhồi máu cơ tim, rung tâm thất, nhịp nhanh trên thất.
– Là dung môi hòa tan thuốc tiêm bột ceftriaxon trong điều trị nhiễm khuẩn nặng.
Cách dùng
Trước khi sử dụng thuốc, y bác sĩ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để có chế độ dùng thuốc cho hiệu quả tốt nhất.
Cách sử dụng
Có thể dùng thuốc theo đường tiêm hoặc bôi trên da tại chỗ muốn gây tê.
Đối tượng sử dụng: Người lớn > 18 tuổi.
Liều dùng
Liều dùng của thuốc được điều chỉnh để phù hợp với từng bệnh nhân và tình trạng của bệnh. Có thể tham khảo liều nhà sản xuất đưa ra dưới đây:
– Gây tê tại chỗ niêm mạc mũi, miệng, họng, khí phế quản, thực quản, đường niệu sinh dục: Bôi tại chỗ với dung dịch Lidocain với lượng vừa đủ.
– Gây tê từng lớp: Tiêm trực tiếp thuốc vào vùng gây tê.
+ Không pha thêm adrenalin: Liều dùng tối đa 4,5mg/kg, tổng liều < 300mg.
+ Có pha thêm adrenalin: Liều tối đa 7mg/kg, tổng liều < 500mg.
– Gây tê phong bế vùng: Tiêm dưới da với liều như khi gây tê từng lớp.
– Gây tê phong bế thần kinh:
+ Tiêm thuốc gần hoặc vào dây thần kinh hoặc đám rối thần kinh ngoại vi (để có tác dụng gây tê rộng hơn).
+ Liều dùng như khi gây tê từng lớp cho tác dụng phong bế trong 2-4h.
– Điều trị cấp tính loạn nhịp thất:
+ Liều nạp 3-4mg/kg trong 20-30 phút. Ví dụ: Liều ban đầu 100mg, sau đó dùng 3 liều 50mg, mỗi liều cách nhau 8 phút.
+ Duy trì: Tiêm truyền tĩnh mạch với tốc độ 1-4mg/phút.
+ Nếu bệnh nhân bị suy tim và suy gan cần giảm liều nạp và tốc độ dùng liều duy trì để kéo dài.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều
Quên liều: Thuốc sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, không xảy ra trường hợp quên liều.
Quá liều:
– Lidocain có khoảng điều trị hẹp nên cần hết sức thận trọng khi sử dụng với liều cao hơn liều chỉ định nhất là khi kết hợp với các thuốc chống loạn nhịp khác.
– Triệu chứng quá liều: Lú lẫn, an thần, hôn mê, co giật, ngừng hô hấp, ngừng xoang, block nhĩ thất, suy tim, hạ huyết áp.
– Nếu vô tình dùng quá liều và xuất hiện các triệu chứng bất thường cần xử trí kịp thời.
+ Truyền dịch cho bệnh nhân, đặt ở tư thế nằm phù hợp.
+ Sử dụng thuốc tăng huyết áp, chống co giật, chống loạn nhịp.
+ Thẩm phân máu.
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc tiêm Lidocain 1% Pymepharco đối với bệnh nhân:
– Quá mẫn với thuốc tê nhóm amid hay bất kỳ thành phần nào của thuốc.
– Rối loạn chuyển hóa porphyrin.
– Mắc hội chứng Adams – Stokes, rối loạn xoang – nhĩ nặng, block nhĩ thất, block trong thất (không có thiết bị tạo nhịp), suy tim.
Tác dụng không mong muốn
Trong quá trình sử dụng, cần lưu ý về các tác dụng bất lợi mà bệnh nhân có thể gặp phải với các tần suất khác nhau.
– Mức độ nguy hiểm của thuốc phụ thuộc vào nồng độ thuốc trong máu.
– Thường gặp: Rét run, hạ huyết áp, nhức đầu khi thay đổi tư thế.
– Ít gặp:
+ Block tim, loạn nhịp tim, trụy tim mạch, ngừng tim.
+ Khó thở hoặc có thể ngừng hô hấp.
+ Hôn mê, kích động, co giật, lo âu, ảo giác, sảng khoái.
+ Ngứa, phù nề.
+ Nhìn mờ, buồn nôn, nôn.
Khi gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào kể trên cần thông báo và hỏi ý kiến bác sĩ để có cách giải quyết kịp thời.
Tương tác thuốc
Hiện nay báo cáo về tương tác giữa thuốc tiêm Lidocain 1% Pymepharco với các thuốc dùng cùng bao gồm:
– Adrenalin làm giảm tốc độ hấp thu và độc tính của Lidocain nên kéo dài tác dụn cả thuốc.
– Nếu dùng đồng thời Lidocain gây tê toàn thân hoặc cục bộ kết hợp với bôi lidocain trên niêm mạc với lượng lớn trên vùng miệng, họng hoặc nuốt sẽ gây tác dụng cộng hợp trên tim, tăng nguy cơ độc tính.
– Thuốc chẹn beta giảm lưu lượng máu đến gan nên làm chậm chuyển hóa của lidocain nên tăng nguy cơ độc tính của lidocain.
– Cimetidin tăng độc tính của lidocain khi dùng đồng thời do ức chế chuyển hóa tại gan.
– Lidocain làm tăng tác dụng của succinylcholine.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cần liệt kê các thuốc, thực phẩm chức năng đang sử dụng với y bác sĩ để theo dõi, đề phòng xảy ra tương tác và có thể xử trí nếu có tương tác xảy ra.
Lưu ý khi sử dụng thuốc tiêm Lidocain 1% Pymepharco và cách bảo quản
Sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
– Phụ nữ có thai: Lidocain sử dụng trong phẫu thuật khi phụ nữ mang thai mà chưa ghi nhận trường hợp gây hại đến mẹ và thai nhi.
– Phụ nữ cho con bú: Thuốc có bài tiết vào sữa mẹ với lượng nhỏ, không đáng kể nên không có nguy cơ gây hại cho trẻ bú mẹ.
Do đó có thể sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai và cho con bú với liều chỉ định.
Những người lái xe và vận hành máy móc
Khi điều trị ngoại trú, thuốc sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận động của các vùng trên cơ thể. Do đó không nên lái xe hay vận hành máy móc cho đến khi chức năng hồi phục hoàn toàn.
Lưu ý đặc biệt khác
– Thận trong sử dụng trên các đối tượng:
+ Có bệnh gan, suy tim, suy hô hấp nặng, thiếu oxy máu nặng, giảm thể tích máu hoặc sốc.
+ Rung nhĩ, chậm nhịp tim, block tim không hoàn toàn.
+ Suy nhược cơ thể, đang ốm nặng.
– Không tiêm thuốc vào các vùng đang bị sưng viêm, nhiễm khuẩn, niệu đạo bị chấn thương vì khi đó thuốc sẽ nhanh bị hấp thu vào tuần hoàn gây tác dụng toàn thân thay vì tác dụng tại chỗ.
Điều kiện bảo quản
– Thuốc được bảo quản trong bao bì kín, nơi khô ráo, tránh ánh nắng, nhiệt độ dưới 30 độ C.
– Để ngoài tầm với của trẻ em.
– Không sử dụng thuốc sau ngày hết hạn trên bao bì.
Thuốc tiêm Lidocain 1% Pymepharco giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Hiện nay, thuốc được bán tại các cơ sở y tế được cấp phép trên toàn quốc với giá dao động khoảng 100.000VNĐ/hộp. Giá bán thay đổi tùy theo từng cơ sở bán và phân phối. Để mua được sản phẩm chất lượng tốt, giá cả hợp lý, đồng thời được các dược sĩ tư vấn tận tình kết hợp với dịch vụ giao hàng nhanh chóng, hãy liên hệ với chúng tôi theo các cách sau đây:
– Gọi điện đến số hotline của nhà thuốc.
– Đặt hàng ngay trên website.
– Chat với dược sĩ tư vấn.
Review của khách hàng về chất lượng sản phẩm
Thuốc tiêm Lidocain 1% Pymepharco có tốt không? Để được giải đáp thắc mắc, hãy cùng chúng tôi điểm lại những ưu nhược điểm chính của sản phẩm này như sau:
Ưu điểm
– Thuốc gây tê hiệu quả với thời gian khởi phát nhanh, tác dụng kéo dài trung bình.
– Có thể sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú.
– Giá thành rẻ.
Nhược điểm
– Thuốc chỉ được sử dụng bởi các y bác sĩ.
– Khoảng điều trị hẹp nên cần thận trọng độc tính khi dùng quá liều.
– Có nhiều tác dụng ngoại ý nghiêm trọng.
– Không có chỉ định sử dụng thuốc ở trẻ em.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.