[Bật mí] 5 Cách trị hôi chân cho kết quả bất ngờ

Nếu nội dung bài viết chưa chính xác, vui lòng thông báo cho chúng tôi tại đây

Giảm hôi chân như thế nào?

Giảm hôi chân như thế nào?

Bạn đã bao giờ ngại cởi giày ở những nơi có nhiều người vì mùi chân của mình. Nó không chỉ làm bạn mất tự tin trước đám đông và còn khiến bạn vô cùng khó chịu, ngứa ngáy. Trong nhiều nghiên cứu gần đây, tình trạng ra mồ hôi chân có thể cải thiện một cách đáng kể chỉ bằng những cách đơn giản tại nhà dưới đây.

I. Hôi chân là gì? Nguyên nhân gây hôi chân?

Hôi chân là tình trạng chân có mùi gây khó chịu, ảnh hưởng tới không chỉ bản thân mà cả những người xung quanh. Có nhiều nguyên nhân gây hôi chân khác nhau, bao gồm:

1. Tăng tiết mồ hôi

Mồ hôi giúp đảm bảo độ pH của da, kháng khuẩn và dưỡng ẩm. Tuy nhiên khi gặp môi trường ẩm ướt, thường xuyên đi giày có thể khiến phát triển hệ vi khuẩn trên da và gây có mùi.

2. Do vi nấm

Có những loại nấm trên da chân có thể gây tình trạng xuất tiết dịch kẽ các ngón chân, đóng vảy trắng, có hoặc không có ngứa… dẫn đến chân có mùi hôi.

3. Bị nhiễm khuẩn da chân

Các vi khuẩn có thể phá hủy lớp tế bào sừng bằng khả năng giải phóng ra các enzyme phân giải protein, sau đó xâm nhập sâu bên trong da gây bệnh lý. Đó có thể là mùi của các gốc lưu huỳnh sinh ra từ vi khuẩn.

4. Vết thương bàn chân do bệnh mạn tính

Một số bệnh lý có thể khiến chân có mùi hôi khó chịu là bệnh lý mạch máu, tiểu đường, hoại tử mô… Những tổn thương ở chân khó lành và gây tạo môi trường cho vi sinh vật phát triển và sản sinh mùi.

Tùy thuộc vào nguyên nhân khác nhau mà người bị hôi chân có thể lựa chọn những biện pháp phù hợp với mình.

II. 5 Cách giảm hôi chân cho kết quả bất ngờ

1. Lựa chọn tất và giày thích hợp

Mồ hôi thực chất không có mùi tuy nhiên nếu bạn tiết ra nhiều mồ hôi ở chân hơn bình thường kết hợp với môi trường ẩm và có vi khuẩn phát triển có thể khiến bàn chân có mùi. Có một số lý do khiến cơ thể tiết nhiều hơn như hồi hộp, sốt, mắc một số bệnh lý chuyển hóa, dùng thuốc, hoặc những yếu tố bên ngoài như tất và giày bịt kín, khó chịu.

Vì vậy, một số trong biện pháp giảm mồ hôi chân được áp dụng hiệu quả là thay đổi loại tất, giày phù hợp với bản thân.

Tất

Bạn có thể lựa chọn những loại tất thấm hút mồ hôi tốt sẽ giúp giảm mùi. Chúng có thể là những loại tất dày, mềm làm từ sợi tự nhiên hoặc tất thể thao đều có thể giữ chân được khô thoáng. Bên cạnh đó mang tất thường xuyên có thể giảm mùi hôi cho chân. Những người phải làm việc cả ngày tại nơi làm việc, chịu nhiều căng thẳng có xu hướng đổ nhiều mồ hôi hơn. Lúc này, tất là một lựa chọn tốt, có thể được thay đổi dễ dàng, mỗi ngày nên thay 2-3 lần để giảm mùi hôi nhanh nhất.

Giày

Lựa chọn giày thích hợp

Lựa chọn giày thích hợp

Những loại giày thoáng khí làm giảm tỷ lệ đổ mồ hôi và độ ẩm bên trong giày. Lựa chọn giàu vừa kích cỡ chân, không quá chật. Về nhà nên mang dép hử mũi khi thời tiết ấm áp và đi chân trần để giữ chân luôn khô ráo.

Miếng lót giày

Một số người loại bỏ được mùi hôi chân bằng cách chèn lót khử mùi tẩm thuốc chống mồ hôi chân hoặc chất kháng khuẩn, khử mùi vệ sinh vào giày.

Tuy nhiên cần thường xuyên thay mới và cất giữ ở nơi thoáng khí để loại bỏ các loại vi khuẩn gây mùi.

2. Khử mồ hôi chân bằng thảo dược tự nhiên

Có nhiều loại thảo dược tự nhiên được sử dụng từ lâu để giảm mùi hôi chân như gừng và muối, lá chè xanh, chanh tươi…

Bên cạnh việc tăng tiết nhiều ở bàn chân, một nguyên nhân khác khiến dịch tiết nhiều hơn ở ngón chân kèm theo ngứa, nhiều vảy trắng… là tình trạng nhiễm nấm, nhiễm khuẩn ở bàn chân. Vì vậy nhiều thảo dược được sử dụng kết hợp để trị hôi chân.

Giảm mồ hôi chân bằng hỗn hợp gừng và muối

Giảm mồ hôi chân bằng gừng và muối

Giảm mồ hôi chân bằng gừng và muối

Gừng có chứa nhiều tinh dầu và hợp chất có khả năng kháng khuẩn một cách tự nhiên nên giúp khử mùi hôi và giữ cho chân được khô thoáng. Bên cạnh đó muối cũng có đặc tính kháng khuẩn giúp loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh ở chân.

Thực hiện như sau:

– Giã nát gừng với một thìa muối. 

– Rửa sạch chân và sau đó chà xát nhẹ nhàng trực tiếp lên da.

– Giữ trong khoảng 10 phút, rồi rửa sạch lại bằng nước ấm.

Khử mồ hôi chân bằng ngâm chân với lá chè xanh

Lá chè xanh được biết đến với nhiều công dụng với sức khỏe. Một trong số đó là các chất oxy hóa, chất kháng khuẩn giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh ngoài da, giảm ngứa và nhanh chóng làm lành các tổn thương ở biểu bì.

Giảm hôi chân bằng lá trà xanh

Giảm hôi chân bằng lá trà xanh

Thực hiện:

– Một nắm lá chè xanh được rửa sạch đem nấu với khoảng 1,5 lít nước.

– Đổ nước vào chậu và thêm nước lạnh cho độ ẩm thích hợp để ngâm chân.

– Vệ sinh và massage chân cho tiết mồ hôi đến khi nước sạch.

Bạn nên thực hiện đều đặn mỗi ngày trước khi đi ngủ. Chúng vừa giúp khử mùi vừa giúp thư giãn, từ đó cải thiện được giấc ngủ.

Chanh tươi hỗ trợ trị mồ hôi chân

Khi bạn có nhiều mồ hôi chân gây cảm giác khó chịu thì biện pháp sử dụng chanh sẽ có tác dụng. Bên cạnh đó nếu do nguyên nhân như vi khuẩn, nấm nó cũng giúp loại bỏ một phần những tác nhân gây bệnh.

Chanh còn chứa vitamin C, acid citric giảm vết chai sạn và tẩy tế bào chết, ngăn ngừa tình trạng nấm móng phát triển.

Thực hiện:

– Cắt đôi quả chanh, chà sát lần lượt lên lòng bàn chân, gan bàn chân đến hết. Tập trung cả phần gót chân, mắt cá và các kẽ chân.

– Giữ trong khoảng 5 phút để tinh chất thấm hết vào da.

– Rửa sạch lại bằng nước ấm.

Lá trầu không và muối khử mồ hôi chân

Giảm hôi chân bằng lá trầu không

Giảm hôi chân bằng lá trầu không

Lá trầu không được sử dụng để chữa hôi chân từ lâu bởi đem lại hiệu quả cao. Loại lá này được biết đến với đặc tính sát trùng, kháng khuẩn, hạn chế tiết mồ hôi giảm viêm ngứa.

Thực hiện:

– Lá trầu không đem rửa sạch, giã nát với một thìa muối.

– Chà sát cẩn thận lên vùng da chân.

– Sau đó rửa lại bằng nước sạch.

Nếu vùng da chân mỏng, nhạy cảm có thể thay thế bằng nước lá trầu không, ngâm trong khoảng 15 phút để giảm mùi hôi hiệu quả.

Ngải cứu giảm tiết mồ hôi chân và khử mùi

Ngải cứu giảm hôi chân

Ngải cứu giảm hôi chân

Ngải cứu được biết đến với nhiều tác dụng cho cơ thể như điều hòa kinh nguyệt, trị mụn, mẩn ngứa… Một trong số đó là trị chứng hôi ở chân. Trong lá ngải cứu có chứa nhiều tinh chất có thể khử mùi và làm mềm vùng da chân.

Bên cạnh đó, thảo dược này còn chống viêm, sát khuẩn, giảm mẩn ngứa. Nên hiệu quả trong nhiều trường hợp mồ hôi chân gây khó chịu do nấm móng hoặc bệnh nấm chân khác.

Thực hiện:

– Lá ngải đem rửa sạch, đun sôi với khoảng 1,5 lít nước.

– Thêm nước lạnh đến độ ấm thích hợp.

– Vệ sinh chân và ngâm khoảng 15 phút để giảm tiết mồ hôi ở chân.

Biện pháp này có thể ngâm vào buổi tối hoặc sáng sớm để thấy rõ hiệu quả.

3. Vệ sinh chân sạch sẽ

Đây là việc làm khá đơn giản tưởng như điều hiển nhiên nhưng giúp hỗ trợ giảm hôi chân hiệu quả.

Vệ sinh chân không đủ sạch có thể khiến bệnh tăng khả năng nhiễm khuẩn. Đồng thời chúng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, khiến mùi hôi chân trở nên trầm trọng hơn.

Vệ sinh chân sạch sẽ giảm vi khuẩn xâm nhập

Vệ sinh chân sạch sẽ giảm vi khuẩn xâm nhập

Dùng xà phòng nhẹ và bàn chải mềm để rửa chân ít nhất một lần mỗi ngày. Thời gian tốt nhất để thực hiện là trong khi bạn tắm buổi sáng hoặc buổi tối. Điều quan trọng là phải lau khô chân hoàn toàn sau khi rửa. Đặc biệt chú ý rửa sạch giữa các ngón chân, bất kỳ sự ẩm ướt nào cũng có thể khiến vi khuẩn phát triển.

Thường xuyên cắt móng chân để móng ngắn và đảm bảo làm sạch chúng thường xuyên. Từ đó vi khuẩn không có chỗ phát triển.

Loại bỏ da chết cứng trên bàn chân bằng giũa chân. Da cứng bị sũng nước và mềm ra khi gặp ẩm ướt, tạo thành nơi vi khuẩn thích trú ngụ.

4. Sử dụng các sản phẩm giảm khử mùi

Trước khi thay tất mới bạn có thể sử dụng các sản phẩm xịt khử mùi chân khác nhau có chứa thành phần như nhôm clorua. Hoạt chất này giảm giảm tiết mồ hôi ở chân, giảm mồ hôi và giúp bàn chân khô thoáng, thoát khỏi tình trạng ẩm ướt khó chịu. Đồng thời nó còn giúp kháng khuẩn, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn nấm chân.

5. Biện pháp y khoa trị hôi chân

Biện pháp y khoa giảm hôi chân

Biện pháp y khoa giảm hôi chân

Nếu cuối cùng không thể giảm mồ hôi chân bằng các biện pháp kể trên, bạn nên đến gặp bác sĩ để điều trị. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra những biện pháp y khoa thích hợp, bao gồm:

– Chạy ion: Các chuyên gia sẽ cho một dòng điện chạy qua bàn chân để ngăn ngừa tình trạng đổ mồ hôi chân. Theo thời gian, dần dần mồ hôi chân sẽ được giảm tiết và cải thiện.

– Tiêm botox: Là biện pháp để giải quyết những ca mồ hôi chân nặng, nghiêm trọng. Dung dịch botulium hoặc botox sẽ được tiêm trực tiếp vào bàn chân để ức chế mùi hôi chân nhanh chóng. Tuy nhiên nó có thể gây đau, và hiệu quả khoảng 3-4 tháng. Sau thời gian này vẫn cần tiếp tục điều trị.

Trên đây là những biện pháp trị mồ hôi chân từ đơn giản đến phức tạp phù hợp cho mọi trường hợp. Mong rằng bạn lựa chọn được phương pháp phù hợp nhất cho bản thân. Chúc bạn thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *