Cảnh báo thai lưu mẹ bầu chớ chủ quan

Nếu nội dung bài viết chưa chính xác, vui lòng thông báo cho chúng tôi tại đây

Thai chết lưu là gì?

Thai chết lưu là gì?

Sự mất mát do thai nhi chết lưu hay sảy thai đều để lại cho mẹ những nỗi lòng không thể diễn tả được. Để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra, cha mẹ nên trang bị cho mình những kiến thức tốt nhất để bảo vệ con khỏe mạnh. Vậy thai chết lưu do nguyên nhân gì? Có cách nào khắc phục không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

I. Thai lưu là gì?

Trong một thống kê cho thấy cứ 200 mẹ bầu mang thai thì có 1 thai lưu. Thai lưu được định nghĩa là tình trạng thai ngừng phát triển sau tuần 20 và trước khi được sinh ra đời. Em bé có thể đã không còn sống trong tử cung vài tuần hoặc vài giờ trước khi chuyển da. Khác với thai chết lưu, sảy thai là trường hợp thai kỳ kết thúc trước 20 tuần. 

Mặc dù công tác chăm sóc sức khỏe đã chu đáo, hiện đại và cải thiện đáng kể trong những năm gần đây, nhưng thực tế vẫn có nhiều thai nhi bị chết lưu và chưa rõ nguyên nhân. Điều này gây khó khăn cho các bậc làm cha làm mẹ khi muốn hiểu chuyện gì đã xảy ra với con của mình.

Phân loại thai chết lưu sớm dựa vào số tuần của thai kỳ:

– Thai chết lưu sớm: Thai chết lưu trong khoảng từ 20 đến 27 tuần.

– Thai chết lưu muộn: Thai chết lưu trong khoảng từ 28 đến 36 tuần.

– Thai chết lưu: Thai chết lưu vào tuần thứ 37 hoặc sau đó.

II. Dấu hiệu cảnh báo thai chết lưu

Mẹ bầu là người cảm nhận con tốt nhất, nếu thấy những biểu hiện nhỏ bất thường dưới đây, mẹ bầu nên đặc biệt chú ý:

1. Giảm hoặc ngừng chuyển động

Mẹ cảm nhận thấy thai nhi không còn cử động nữa

Mẹ cảm nhận thấy thai nhi không còn cử động nữa

– Giảm hoặc ngừng cảm nhận thấy con di chuyển hoặc đang di chuyển khác hoặc ít hơn bình thường. Giảm cử động ở thai nhi là một trong những dấu hiệu cho thấy em bé không được cung cấp đủ oxy hoặc thức ăn. Không phải hoàn toàn thai chết lưu có tình trạng như vậy, vì chúng có thể gặp ở một thai nhi khỏe mạnh, đặc biệt là thời điểm gần cuối thai kỳ khi em bé có ít không gian hơn trong tử cung. Tuy nhiên, khoảng một nửa số thai chết lưu người mẹ cảm nhận được em bé giảm cử động, vì vậy nên kiểm tra khi mẹ cảm nhận thấy bất cứ sự thay đổi bất thường nào về cường độ hoặc tần suất chuyển động của thai nhi, đặc biệt là ngừng hoàn toàn.

Khi thai nhi ở tuần thứ 26 đến 28, mẹ bầu có thể bắt đầu đếm lượt đá hàng ngày của em bé. Vì mức độ di chuyển của thai nhi là khác nhau, vì vậy bạn nên biết mức độ di chuyển thường xuyên của em bé nhà mình.

Nằm nghiêng về bên trái và đếm các cú đá, động tác lăn hoặc sự di chuyển khác mà bạn cảm nhận được. Ghi lại số phút bé di chuyển 10 lần. Lặp lại điều này mỗi ngày cùng một lúc.

Nếu hai giờ trôi qua mà em bé của bạn không cử động 10 lần, hoặc nếu đột nhiên ít cử động hơn nhiều, hãy đến phòng khám để yên tâm hơn.

2. Đau bụng hoặc lưng

Dấu hiệu thứ hai mà mẹ bầu có thể cảm nhận là bị đau dữ dội hoặc chuột rút ở bụng hoặc lưng. Đây là triệu chứng của việc bong nhau thai, gây ra các cơn co thắt.

Biểu hiện khác của thai chết lưu là đau bụng, lưng

Biểu hiện khác của thai chết lưu là đau bụng, lưng

3. Những dấu hiệu khác

Một số triệu chứng khác ít gặp hơn cảnh báo thai chết lưu như:

– Cảm nhận thấy một cú gõ mạnh hoặc một cú đánh vào bụng.

– Mẹ bầu bị chảy máu hoặc rỉ dịch từ âm đạo nhiều hơn bình thường.

– Cảm thấy chóng mặt, thay đổi thị lực, đau đầu dữ dội hoặc kéo dài.

– Mặt, bàn chân hoặc bàn tay mẹ bầu đột nhiên sưng lên, buồn nôn và nôn mửa dữ dội hoặc liên tục, ảnh hưởng đến việc ăn uống.

– Bị sốt hoặc ớn lạnh.

– Cảm thấy có điều gì đó không ổn.

– Khi mẹ bầu nhận thấy kích thước vòng 1 bị giảm có thể là dấu hiệu của thai nhi ngừng phát triển. Nếu đột nhiên thấy biểu hiện này nên đi kiểm tra thai để biết em bé vẫn khỏe mạnh.

Triệu chứng ở mỗi mẹ bầu có thể khác nhau. Điều quan trọng, mẹ bầu là người cảm nhận được con rõ nhất, nên nếu thấy bất thường nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc thăm khám tại bệnh viện để đảm bảo em bé đang phát triển bình thường.

III. Nguyên nhân gây thai chết lưu

Nhiều bà mẹ sau khi mất con thường tự đổi lỗi cho bản thân bất cẩn. Tuy nhiên thai chết lưu có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, thậm chí nhiều trường hợp còn không tìm ra nguyên nhân, chiếm khoảng ⅓ số trường hợp. Dưới đây là một số lý do phổ biến có thể dẫn đến hiện tượng này như:

1. Các vấn đề về nhau thai

Nguyên nhân gây thai chết lưu có thể liên quan đến nhau thai

Nguyên nhân gây thai chết lưu có thể liên quan đến nhau thai

Nhau bong non là lý do phổ biến nhất được biết đến gây thai chết lưu. Khoảng một nửa số ca thai chết lưu có liên quan đến các biến chứng với nhau thai.

Nhau thai có nhiệm vụ cung cấp chất dinh dưỡng (thức ăn) và oxy cho em bé khi em đang phát triển trong bụng mẹ, kết nối với nguồn cung cấp máu của mẹ. Về cơ bản, nó là huyết mạch của em bé, rất quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển.

Nếu nhau thai không hoạt động bình thường, em bé sẽ không nhận đủ chất dinh dưỡng hoặc oxy và không thể tăng trưởng, phát triển. Điều này được gọi là hạn chế phát triển trong tử cung (IUGR) hoặc hạn chế phát triển bào thai (FGR) .

Nhiều thai nhi bị ảnh hưởng khi nhau thai gặp vấn đề, em bé trông có vẻ khỏe mạnh nhưng lại sinh ra nhỏ hơn so với dự kiến.

2. Sự nhiễm trùng

Nguyên nhân này gây ra 1/10 trường hợp thai chết lưu xảy ra. Nhiễm trùng từ tuần 24 đến tuần 27 có thể gây ra tử vong cho thai nhi.

Nhiễm trùng do vi khuẩn di chuyển từ âm đạo vào bụng mẹ. Chúng bao gồm liên cầu khuẩn chlamydia nhóm B, klebsiella, enterococcus, haemophilus influenza, mycoplasma, ureaplasma và escherichia coli (E.coli).

Một số bệnh nhiễm trùng khác mà người mẹ mắc phải cũng có nguy cơ gây hại cho em bé như rubella, cúm, herpes, bệnh lyme và sốt rét. Chúng có thể không được để ý đến cho đến khi để lại những biến chứng nghiêm trọng.

3. Tiền sản giật

Tiền sản giật có thể dẫn đến thai chết lưu

Tiền sản giật có thể dẫn đến thai chết lưu

Tình trạng này gây huyết áp cao, sưng, phù thường xảy ra vào cuối thai kỳ. Bà mẹ bị tiền sản giật khiến thai nhi có nguy cơ tăng gấp đôi bị bong nhau thai hoặc thai chết lưu.

4. Các dị tật bẩm sinh

Một hoặc nhiều dị tật bẩm sinh là nguyên nhân của khoảng 25% trường hợp thai chết lưu. Dị tật bẩm sinh hiếm khi được phát hiện nếu thai nhi không được khám kỹ lưỡng, bao gồm khám nghiệm tử thi (khám bên trong cơ thể).

5. Mẹ bầu mắc một số bệnh lý

Bên cạnh những bệnh nhiễm khuẩn gây thai chết lưu, nhiều bệnh lý khác cũng ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của thai nhi. Chúng bao gồm: bệnh lupus ban đỏ, đái tháo đường, bệnh tim, tuyến giáp, thừa cân, béo phì…

6. Một số nguyên nhân khác

Những nguyên nhân khác cũng góp phần gây thai chết non phải kể đến như

– Rối loạn đông máu: Những người mẹ mắc hội chứng máu khó đông có thể thai nhi có nguy cơ cao hơn bị chết lưu.

– Lối sống của người mẹ: Mẹ bầu thường xuyên uống rượu, sử dụng chất kích thích, hút thuốc có nhiều khả năng bị thai chết lưu.

– Ứ mật trong gan của thai nhi cũng là một trong những nguyên nhân gây hai chất lưu.

Việc xác định nguyên nhân có thể giúp cha mẹ có nhiều cơ hội bảo vệ em bé trong lần mang thai sau này. Nên phối hợp với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân chính xác nhất.

IV. Thai chết lưu phải làm sao?

1. Cách xử lý khi thai chết lưu?

Thai chết lưu phải làm sao?

Thai chết lưu phải làm sao?

Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra nhịp tim của thai nhi. Nếu thai nhi không còn đập, bác sĩ đưa ra phương án xử lý tốt nhất. Một số biện pháp được đưa ra, bao gồm: chuyển dạ tự nhiên, dùng thuốc để tạo chuyển dạ, mổ lấy thai.

Chuyển dạ dùng thuốc là lựa chọn tốt nhất sau khi thai chết nhi. Sinh nở tự nhiên hay chuyển dạ tự nhiên cần nhiều thời gian hơn và có thể khiến việc xác định nguyên nhân tử vong khó khăn hơn. Sinh mổ không được khuyến khích vì có thể không an toàn như hai phương pháp trên.

Nếu ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của người mẹ, tiến hành lấy thai càng sớm càng tốt. Cùng lúc đó bác sĩ sẽ tiến hành tìm ra nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này bằng cách chọc nước ối kiểm tra tình trạng nhiễm trùng, yếu tố di truyền. Sau khi lấy thai, bác sĩ kiểm tra dây rốn, nhau thai xem bất thường gì không, hoặc thậm chí là khám nghiệm tử thi cho em bé. Một số xét nghiệm khác cũng có thể được thực hiện như các xét nghiệm di truyền, xét nghiệm máu…

2. Chăm sóc mẹ sau khi tiến hành lấy thai

Chăm sóc mẹ sau khi tiến hành lấy thai

Chăm sóc mẹ sau khi tiến hành lấy thai

Quan trọng là mẹ bầu cần người thân bên cạnh để chia sẻ những mất mát đã trả qua, nghỉ ngơi một vài tuần để bình phục. Một vấn đề khác là sau khi mổ, mẹ bầu có thể tiết sức từ 7 – 10 ngày. Đây là cơ chế bình thường tự nhiên của phụ nữ, nếu bạn cảm thấy khó chịu, có thể tham khảo bác sĩ để kê đơn ngừng tiết sữa.

3. Thai chết lưu nên ăn gì?

Chế độ ăn sau khi thai chết lưu cần đảm bảo đủ dinh dưỡng cho mẹ, bao gồm:

– Thực phẩm chứa nhiều sắt như thịt đỏ, thịt lợn, gà…

– Trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất.

– Thực phẩm giàu canxi như sữa, đậu bắp…

V. Thai chết lưu có nguy hiểm không?

Thai chết lưu có nguy hiểm không?

Thai chết lưu có nguy hiểm không?

Thai đầu tiên chết lưu thường không ảnh hưởng tới lần mang thai sau này. Sau khi tiến hành lấy thai, tùy thuộc vào cơ địa của từng người mà thời điểm có kinh lại khác nhau. Thông thường khoảng 1-2 tháng, sau khi có kinh nguyệt bình thường thì phụ nữ cũng có khả năng thụ thai như bình thường. Nhưng các bác sĩ sản khoa khuyên răng nên đợi ít nhất 3-6 kỳ kinh để đảm bảo an toàn, cơ thể mẹ đã phục hồi cả về thể chất lẫn tinh thần, sẵn sàng nuôi dưỡng cho thai nhi.

VI. Ngăn ngừa hiện tượng thai chết lưu?

Nguyên nhân tại sao thai chết lưu không phải lúc nào cũng tìm ra được nên rất khó để ngăn ngừa. Tuy nhiên, dựa vào những nguyên nhân phổ biến nhất mà các mẹ nên chú ý để bảo vệ sức khỏe cho con như:

– Tránh dùng thuốc kích thích, hút thuốc và uống rượu.

– Liên hệ với bác sĩ khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của em bé.

– Thường xuyên tập thể dục đơn giản, nhẹ nhàng để tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tật, bảo vệ con khỏi tình trạng nhiễm trùng.

Ngủ nghiêng ngăn ngừa thai chết lưu

Ngủ nghiêng ngăn ngừa thai chết lưu

– Ngủ nghiêng, không nằm ngửa. Nếu bạn đã mang thai từ 28 tuần trở lên, nằm ngửa khi ngủ có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ thai chết lưu. Không hoàn toàn rõ ràng tại sao, nhưng các chuyên gia nghi ngờ rằng nó có liên quan đến dòng chảy của máu và oxy đến em bé.

– Kiểm tra định kỳ, bao gồm cả huyết áp và nước tiểu. Những điều này sẽ giúp bác sĩ xem liệu có bất kỳ bệnh hoặc tình trạng nào có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé hay không.

Trên đây là những thông tin cần biết về thai nhi. Mong rằng nó có thể giúp bạn ngăn ngừa tình trạng thai chết lưu hoặc không may gặp phải tình trạng này thì giữ tinh thần thoải mái và hồi phục nhanh hơn. Chúc bạn và thai nhi thật khỏe mạnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *