Thuốc Midazolam-hameln 5mg/ml là thuốc gì?
Nhà sản xuất
Hameln Pharmaceutical GmbH.
Quy cách đóng gói
Hộp 10 ống 1ml.
Dạng bào chế
Dung dịch tiêm.
Thành phần
Thành phần của mỗi ống thuốc chứa:
– Midazolam Hydrochloride 5,56mg (Midazolam 5,00mg).
– Tá dược vừa đủ 1 ống.
Tác dụng của thuốc
Tác dụng của Midazolam trong công thức
– Là dẫn chất thuộc nhóm Imidazobenzodiazepin, có tác dụng an thần, gây ngủ mạnh.
– Chứa nhóm Nitơ có thể phản ứng với Acid tạo thành muối tan trong nước, từ đó giúp dung dịch thuốc tiêm có sinh khả dụng cao.
– Ngoài ra còn có khả năng chống lo âu, co giật và giãn cơ.
Chỉ định
Thuốc được chỉ định giúp an thần trong các trường hợp:
– Người lớn:
+ An thần tỉnh trước và trong khi chẩn đoán hoặc khi điều trị có hay không cần gây tê cục bộ..
+ Trong gây mê: tiền mê trước khi cảm ứng mê, cảm ứng mê, kết hợp an thần trong gây mê.
+ An thần trong phòng chăm sóc tích cực.
– Trẻ em:
+ An thần tỉnh trước và trong khi chẩn đoán hoặc khi điều trị có hay không cần gây tê cục bộ.
+ Tiền mê trước khi cảm ứng mê.
+ An thần trong phòng chăm sóc tích cực.
Cách dùng
Cách sử dụng
* Thuốc có tác dụng an thần mạnh, vì vậy cần thăm dò liều và tiêm chậm.
* Thăm dò liều theo từng cá nhân, đảm bảo an toàn trong điều trị và đạt được mức liều mong muốn.
* Đối với bệnh nhân lớn hơn 60 tuổi có bệnh nền hoặc suy nhược cần được chú ý về liều lượng.
* An thần tỉnh: Chú ý tốc độ tiêm, lượng thuốc tiêm, không tiêm nhanh hoặc tiêm một lần với lượng lớn.
– Người lớn:
+ Tiêm chậm, tốc độ 1mg trong 30 giây.
+ Truyền liều khởi đầu trong 5 đến 10 phút trước khi bắt đầu điều trị, tăng liều từ từ.
– Trẻ em:
+ Liều khởi đầu tiên từ 2 đến 3 phút.
+ Đợi thêm 2 đến 5 phút đánh giá tác dụng an thần.
+ Thăm dò đến khi đạt liều mong muốn.
+ Bệnh nhi dưới 6 tuổi không nên sử dụng thuốc do có nguy cơ giảm thông khí và tổn thương đường hô hấp.
+ Bệnh nhi từ 6 tháng tuổi đến 12 tuổi sử dụng liều theo khuyến cáo, dùng liều cao có nguy cơ tổn thương đường hô hấp và giảm thông khí.
+ Bệnh nhân từ 12 đến 16 tuổi có thể dùng liều như người lớn.
+ Trẻ em dưới 15kg không nên sử dụng liều lớn hơn 1mg/ml.
– Đường trực tràng: Bơm thuốc vào trực tràng bằng dụng cụ chuyên biệt, có thể pha thêm nước cất vừa đủ 10ml nếu thể tích thuốc sử dụng quá nhỏ. Dùng thuốc một lần, tránh lặp lại, không nên sử dụng cho bệnh nhân dưới 6 tuổi do chưa chứng minh tính an toàn.
* Gây mê:
– Tiền mê: Sử dụng trước khi gây mê, có thể kết hợp với thuốc kháng Cholinergic. Nên tiêm bắp sâu từ 20-60 phút trước khi cảm ứng mê sau đó theo dõi tình trạng bệnh nhân.
– Người lớn: Sử dụng an thần trước phẫu thuật.
– Trẻ em:
+ Khuyến cáo dùng đường trực tràng vì tiêm bắp gây đau nhức.
+ Trẻ từ 1-15 tuổi có thể sử dụng liều cao hơn người lớn theo tỷ trọng.
+ Không nên sử dụng đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi do chưa chứng minh được tính an toàn.
+ Trẻ em dưới 15kg không nên sử dụng liều lớn hơn 1mg/ml.
* Cảm ứng mê:
– Sử dụng đường tĩnh mạch nên tiêm chậm và tăng dần.
– Mỗi lần tăng không quá 5mg, tiêm lâu hơn từ 20 đến 30 giây.
– Khoảng thời gian giữa 2 lần liên tiếp tăng liều là 2 phút.
* Gây mê phối hợp:
– Có thể kết hợp với thuốc giảm đau.
– Khoảng cách giữa các liều phụ thuộc vào trạng thái của bệnh nhân.
* An thần trong chăm sóc tích cực: Truyền liên tục hoặc tiêm nhanh ngắt quãng.
– Người lớn:
+ Tăng liều từ từ.
+ Khoảng cách giữa 2 lần liên tiếp tăng liều là 2 phút.
+ Bệnh nhân co mạch, giảm lưu lượng máu, hạ thân nhiệt nên giảm hoặc bỏ qua liều tấn công.
+ Nên sử dụng thuốc giảm đau trước sau đó mới thực hiện dò liều thuốc Midazolam do thuốc giảm đau cũng có khả năng an thần.
– Trẻ em trên 6 tháng tuổi:
+ Liều tấn công ban đầu tiêm chậm ít nhất trong 2 đến 3 phút để theo dõi hiệu quả an thần.
+ Truyền liên tục ở liều tấn công tiếp theo, tốc độ truyền có thể tăng hoặc giảm tùy theo đáp ứng của bệnh nhân.
+ Theo dõi những bệnh nhân có nguy cơ suy hô hấp.
– Trẻ em dưới 6 tháng tuổi:
+ Truyền tĩnh mạch liên tục.
+ Không khuyến cáo sử dụng liều tấn công.
+ Nên tiêm truyền nhanh để đạt được nồng độ điều trị trong cơ thể.
+ Theo dõi nhịp độ độ bão hòa oxy và nhịp hô hấp.
+ Không nên sử dụng nồng độ quá 1mg/ml.
Liều dùng
Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, có thể tham khảo liều sau:
* An thần tỉnh:
– Trẻ em:
+ Đường tĩnh mạch: Từ 6 tháng đến 5 tuổi ban đầu sử dụng 0,05-0,1mg/kg. Tổng liều không vượt quá 6mg.
+ Đường tĩnh mạch: Từ 6 tuổi đến 12 tuổi ban đầu sử dụng 0,025-0,05mg/kg. Tổng liều không vượt quá 10mg.
+ Đường trực tràng: Bệnh nhân trên 6 tháng tuổi sử dụng 0,3-0,5mg/kg.
+ Tiêm bắp: Bệnh nhân từ 1 đến 15 tuổi sử dụng 0,05 – 0,15mg/kg.
– Người lớn < 60 tuổi:
+ Sử dụng thuốc đường tĩnh mạch.
+ Liều khởi đầu: 2-2,5mg.
+ Liều thăm dò: 1mg.
+ Tổng liều từ 3,5 đến 7,5mg.
– Người lớn > 60 tuổi:
+ Sử dụng thuốc đường tĩnh mạch.
+ Liều khởi đầu 0,5-1mg.
+ Liều thăm dò: 0,5-1mg.
+ Tổng liều không vượt quá 3,5mg.
* Tiền mê:
– Trẻ em:
+ Đường trực tràng: Liều 0,3-0,5mg/kg đối với trẻ > 6 tháng.
+ Tiêm bắp: Liều 0,08-0,2mg/kg đối với người từ 1 đến 15 tuổi.
– Người lớn < 60 tuổi: Tiêm bắp với liều 0,07 đến 0,1mg/kg.
– Người lớn > 60 tuổi: Tiêm bắp với liều 0,025 đến 0,05mg/kg.
* Cảm ứng mê:
– Người lớn < 60 tuổi: Tiêm tĩnh mạch liều 0,15-0,2mg/kg (0,3 đến 0,35mg/kg không sử dụng tiền mê).
– Người lớn > 60 tuổi: Tiêm tĩnh mạch liều 0,1-0,2mg/kg (0,15 đến 0,3 không chuẩn mê)
* An thần trong gây mê phối hợp:
– Người lớn < 60 tuổi: Truyền tĩnh mạch ngắt quãng từ 0,03 đến 0,1mg/kg. Hoặc truyền liên tục: 0,03 đến 0,1mg/kg/giờ.
– Người lớn > 60 tuổi: Sử dụng liều thấp hơn so với khuyến cáo ở người < 60kg.
* An thần trong phòng chăm sóc tích cực:
– Trẻ em sử dụng đường tĩnh mạch:
+ Sơ sinh thiếu tháng (nhỏ hơn 32 tuần thai): Liều 0,03mg/kg/giờ.
+ Trẻ sơ sinh (lớn hơn 32 tuần thai) – trẻ em dưới 6 tháng tuổi: Liều 0,06 mg/kg/giờ.
+ Trẻ trên 6 tháng tuổi: Liều ban đầu 0,05 đến 0,2mg/kg. Liều duy trì 0,06-0,1mg/kg/giờ.
– Người lớn sử dụng đường tĩnh mạch:
+ Liều khởi đầu: 0,03 – 0,3mg/kg khoảng tăng liều 1-2,5mg.
+ Liều duy trì: 0,03 đến 0,2mg/kg/giờ.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều
Quên liều: Thuốc tiêm sử dụng cần có sự hỗ trợ của nhân viên y tế, do đó ít xảy ra tình trạng quên liều.
Quá liều:
– Triệu chứng: Ngủ lơ mơ, nhầm lẫn, ngủ lịm, kích động nghịch phát, giãn cơ, mất phản xạ, suy hô hấp, hôn mê…
– Xử trí:
+ Theo dõi chức năng hô hấp và tim mạch
+ Ngộ độc nặng kèm hôn mê: Có thể sử dụng các thuốc Benzodiazepine nếu được chỉ định và theo dõi sức khỏe bệnh nhân sau khi dùng.
Chống chỉ định
Không dùng thuốc đối với các trường hợp:
– Quá mẫn với thành phần của thuốc.
– Sử dụng an thần tỉnh đối với người bị suy hô hấp cấp, nghiêm trọng.
Tác dụng không mong muốn
Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc thường hiếm gặp:
– Rối loạn da: Ngứa, mề đay.
– Rối loạn thần kinh: Giảm lanh lợi, an thần kéo dài, ngủ lơ mơ, nhức đầu, chóng mặt, kích động, cáu gắt, giận giữ, co giật…
– Rối loạn tiêu hóa: Nôn, buồn nôn, táo bón…
– Rối loạn hô hấp, tim mạch: Suy hô hấp, ngừng thở, giảm huyết áp, giãn mạch…
– Rối loạn toàn thân: Co thắt phế quản, sốc phản vệ…
– Rối loạn tại chỗ tiêm: Đau, viêm tĩnh mạch huyết khối…
Nếu có bất thường xảy ra, cần liên hệ ngay với bác sĩ, dược sĩ hoặc đến các trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn và giúp đỡ.
Tương tác thuốc
Một số tương tác khi phối hợp Midazolam đã được báo cáo:
– Itraconazol, Ketoconazol, Fluconazol: Tăng nồng độ thuốc trong huyết tương, tăng thời gian bán thải.
– Kháng sinh Macrolid (Clarithromycin, Erythromycin): Làm giảm độ thanh lọc Midazolam.
– Cimetidine liều lớn hơn 800mg/ngày: Tăng độ ổn định của Midazolam.
– Saquinavir: Giảm độ thanh lọc, tăng thời gian bán thải của Midazolam.
– Thuốc ức chế thần kinh trung ương (Opiat, chống loạn thần, chống trầm cảm…): Có khả năng làm tăng tác dụng an thần, gây ngủ.
– Thức uống có cồn: Tăng tác dụng an thần, gây ngủ.
– Sử dụng thuốc đường tĩnh mạch làm giảm nồng độ của các thuốc gây mê qua đường khí dung.
Hãy thông báo với bác sĩ về toàn bộ các thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang dùng cũng như tiền sử bệnh để được cân nhắc về các tương tác có thể xảy ra.
Lưu ý khi sử dụng thuốc và cách bảo quản
Sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
– Phụ nữ mang thai:
+ Nghiên cứu trên động vật không gây quái thai, tuy nhiên nhiễm độc bào thai đã được ghi nhận
+ Sử dụng trong kỳ cuối của thai kỳ, trong khi sinh có thể gây tác dụng phụ đối với mẹ và bé: Bú kém, suy hô hấp, giảm thân nhiệt, lệ thuộc vào thuốc…
+ Do đó, không nên sử dụng nếu không thật sự cần thiết, đặc biệt đối với bệnh nhân sinh mổ.
– Bà mẹ đang cho con bú: Thuốc có thể đi qua sữa mẹ với lượng nhỏ. Bà mẹ nên ngưng cho con bú trong thời gian dùng thuốc.
Những người lái xe và vận hành máy móc
Thuốc gây an thần, kém tập trung, ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Do đó cần thận trọng khi sử dụng trên nhóm đối tượng này.
Điều kiện bảo quản
– Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.
– Để xa tầm tay của trẻ em.
– Nhiệt độ dưới 30 độ C.
Lưu ý đặc biệt khác
– Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
– Sử dụng thuốc có thể gây co thắt cơ tim, ngạt thở, suy hô hấp… Do đó, cần phải có sẵn các phương tiện hồi sức cấp cứu trong trường hợp cần thiết.
– Theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe bệnh nhân do mỗi người có mức đáp ứng khác nhau, có thể gây sai lệch về liều lượng.
– Thận trọng theo dõi sức khỏe đối với những nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao gây tác dụng phụ:
+ Người trên 60 tuổi.
+ Bệnh mãn tính hoặc suy nhược.
– Ngoài ra, các trường hợp giảm dung nạp, lệ thuộc thuốc, hội chứng ngưng thuốc, chứng hay quên, các phản ứng nghịch phát có thể xảy ra khi sử dụng thuốc.
– Tránh tiêm nhanh đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ sinh thiếu tháng vì có nguy cơ suy hô hấp.
– Trẻ em có vấn đề về tim mạch sử dụng thuốc có thể gây bất thường về huyết động, do đó tránh tiêm truyền nhanh trên nhóm đối tượng này.
Thuốc Midazolam-hameln 5mg/ml giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Hiện nay, thuốc Midazolam-hameln 5mg/ml đang được bán trên thị trường tại một số nhà thuốc, quầy thuốc với nhiều mức giá khác nhau. Nếu có nhu cầu mua thuốc, hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline hoặc đặt hàng trực tiếp trên website để mua được thuốc với chất lượng tốt và giá cả hợp lý.
Chúng tôi luôn lấy sự hài lòng của khách hàng là kim chỉ nam lớn nhất xuyên suốt mọi hoạt động.
Review của khách hàng về chất lượng thuốc
Thuốc Midazolam-hameln 5mg/ml có tốt không? Để được giải đáp thắc mắc, hãy cùng chúng tôi điểm lại những ưu nhược điểm chính của sản phẩm này như sau:
Ưu điểm
– Thuốc có tác dụng an thần gây ngủ mạnh, hiệu quả.
– Được sản xuất trên dây chuyền tiên tiến, hiện đại, đảm bảo chất lượng.
Nhược điểm
– Có nguy cơ gặp một số tác dụng phụ khi dùng thuốc.
– Thận trọng khi phối hợp với thuốc khác.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.