Thuốc Soravir là thuốc gì?
Nhà sản xuất
Công ty Cổ phần Pymepharco – Việt Nam.
Quy cách đóng gói
Hộp 4 vỉ x 7 viên.
Dạng bào chế
Viên nén bao phim.
Thành phần
1 viên thuốc có chứa:
– Sofosbuvir 400mg.
– Tá dược vừa đủ 1 viên
Tác dụng của thuốc
Tác dụng của thành phần chính Sofosbuvir
– Là tiền chất nucleotid, có tác dụng kháng virus trực tiếp.
– Cơ chế tác dụng dược lý: Trong tế bào chuyển hóa thành GS-461203, gắn vào RNA của virus viêm gan C bởi enzym NS5B polymerase. Do đó, có tác dụng kết thúc chuỗi, chấm dứt sự tái bản của virus.
Chỉ định
Thuốc Soravir được sử dụng kết hợp với các thuốc khác để điều trị viêm gan C mạn tính (CHC) ở người lớn.
Cách dùng
Cách sử dụng
– Dùng đường uống.
– Thời điểm sử dụng: Cùng bữa ăn.
– Uống nguyên viên thuốc với lượng nước thích hợp, không nên nhai hoặc nghiền.
Liều dùng
Tuân theo chỉ định chặt chẽ từ bác sĩ điều trị. Liều dùng khuyến cáo được đưa ra như sau:
– Uống 1 viên/lần/ngày.
– Được sử dụng kết hợp với các thuốc khác, không nên dùng thuốc Soravir đơn trị.
– Uống thêm 1 liều bổ sung nếu bệnh nhân bị nôn trong vòng 2 giờ sau khi dùng thuốc.
Liệu pháp điều trị phối hợp:
– Bệnh nhân CHC với kiểu gen 1, 4, 5, 6: Uống Sofosbuvir 400mg, Ribavirin và Peginterferon alfa trong 12 tuần hoặc Sofosbuvir 400mg và Ribavirin trong 24 tuần.
– Bệnh nhân CHC với kiểu gen 2: Uống Sofosbuvir 400mg và Ribavirin trong 12 tuần.
– Bệnh nhân CHC với kiểu gen 3: Uống Sofosbuvir 400mg, Ribavirin và Peginterferon alfa trong 12 tuần hoặc Sofosbuvir 400mg và Ribavirin trong 24 tuần.
– Bệnh nhân CHC đang chờ ghép gan: Uống Sofosbuvir 400mg và Ribavirin cho tới khi ghép gan.
Đối tượng đặc biệt:
– Người già: Không cần hiệu chỉnh liều.
– Người bị suy thận: Không cần hiệu chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận nhẹ và trung bình. Liều an toàn ở bệnh nhân suy thận nặng hoặc bệnh thận giai đoạn cuối phải chạy thận nhân tạo chưa được thành lập.
– Người bị suy gan: Không cần hiệu chỉnh liều ở bệnh nhân suy gan nhẹ, trung bình hoặc nặng. Liều an toàn và hiệu quả ở bệnh nhân xơ gan mất bù chưa được thành lập.
– Bệnh nhân chờ ghép gan: Thời gian dùng thuốc được đánh giá dựa trên lợi ích và rủi ro tiềm tàng.
– Người được ghép gan:
+ Khuyến cáo dùng phối hợp thuốc Soravir với Ribavirin trong 24 tuần.
+ Uống liều bắt đầu Ribavirin 400mg, chia làm 2 lần cùng với thức ăn.
+ Có thể tăng liều lên 1000 – 1200mg/ngày nếu Ribavirin dung nạp tốt. Giảm liều theo chỉ định lâm sàng dựa trên mức hemoglobin nếu không dung nạp tốt.
– Trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi: Độ an toàn và hiệu quả dùng thuốc chưa được thành lập.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều
Khi quên liều:
– Dùng ngay sau khi nhớ ra càng sớm càng tốt nếu thời gian quên liều trong vòng 18 giờ so với thường lệ.
– Bỏ qua liều đã quên nếu thời gian quên liều vượt quá 18 giờ so với thường lệ, uống liều kế tiếp như dự định.
Khi quá liều:
– Triệu chứng:
+ Liều cao nhất của Sofosbuvir theo tài liệu là một liều duy nhất 1200mg.
+ Chưa có báo cáo về ảnh hưởng của liều cao hơn liều chỉ định hiện nay.
– Cách xử trí:
+ Nếu thấy các triệu chứng bất thường, ngừng thuốc và đến ngay trung tâm y tế gần nhất.
+ Không có thuốc giải độc đặc hiệu.
+ Trường hợp cần thiết, theo dõi các triệu chứng ngộ độc và điều trị hỗ trợ bao gồm giám sát các dấu hiệu sinh tồn cũng như tình trạng lâm sàng của bệnh nhân.
+ Thẩm tách máu trong 4 giờ có thể loại bỏ 18% liều dùng.
Chống chỉ định
Thuốc Soravir không được sử dụng trong những trường hợp sau:
– Phối hợp với thuốc gây cảm ứng P-gp mạnh (Phenytoin, Rifabutin, Carbamazepin, H. perforatum, Rifampicin, Phenobarbital,…).
– Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Tác dụng không mong muốn
Một số tác dụng phụ có thể gặp:
Khi dùng phối hợp Sofosbuvir và Ribavirin:
– Rất thường gặp: Buồn nôn, mất ngủ, khó chịu, giảm hemoglobin, mệt mỏi, đau đầu, bilirubin máu tăng.
– Thường gặp:
+ Trầm cảm, đau bụng, đau cơ, ngứa, suy nhược, khó thở khi gắng sức, rụng tóc, táo bón, viêm mũi họng, đau lưng.
+ Giảm tập trung, đau khớp, sốt, ho, khó thở, thiếu máu, co thắt cơ, khô da, khó tiêu.
Khi dùng phối hợp Sofosbuvir, Ribavirin và Peginterferon alfa:
– Rất thường gặp:
+ Buồn nôn, đau cơ, thiếu máu, giảm cảm giác thèm ăn, tiêu chảy, khó chịu, mất ngủ, phát ban, khó thở, chóng mặt, ớn lạnh, đau khớp, ho, đau.
+ Chứng bệnh giống cúm, ngứa, giảm số lượng tiểu cầu, bạch cầu, tế bào lympho, đau đầu, nôn, bilirubin máu tăng, mệt mỏi, sốt.
– Thường gặp:
+ Khô miệng, giảm trí nhớ, khó thở khi gắng sức, rụng tóc, co thắt cơ, giảm tập trung, đau ngực, đau nửa đầu, trào ngược thực quản dạ dày.
+ Giảm cân nặng, kích động, táo bón, suy nhược, khô da, trầm cảm, nhìn mờ, khô miệng, lo âu, đau lưng.
Nếu trong quá trình sử dụng có xuất hiện bất cứ tác dụng ngoại ý nào, hãy thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn để nhận được sự hỗ trợ thích hợp.
Tương tác thuốc
Thận trọng khi phối hợp thuốc Soravir với những thuốc sau:
– Amiodaron.
– Modafinil: Được dự đoán gây giảm nồng độ Sofosbuvir.
– Thuốc có khả năng gây cảm ứng P-gp trong ruột (Phenytoin, Rifabutin, Carbamazepin, Rifapentin, H. perforatum, Rifampicin, Phenobarbital): Làm giảm đáng kể nồng độ trong huyết tương của Sofosbuvir.
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, hãy thông báo với bác sĩ các loại thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang dùng và những bệnh hiện mắc.
Lưu ý khi sử dụng thuốc và cách bảo quản
Sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
– Phụ nữ mang thai:
+ Dữ liệu về việc sử dụng thuốc trên đối tượng này hiện chưa có hoặc đang hạn chế.
+ Nghiên cứu trên động vật chưa thấy ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến độc tính sinh sản.
+ Liều cao nhất được thử nghiệm không ảnh hưởng đến phát triển thai nhi chuột và thỏ.
+ Do đó, để phòng ngừa nên tránh sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai.
– Bà mẹ cho con bú:
+ Chưa rõ thuốc và các chất chuyển hóa của nó có bài tiết vào trong sữa mẹ hay không.
+ Báo cáo cho thấy các chất chuyển hóa của thuốc xuất hiện trong sữa động vật.
+ Vì vậy, để tránh rủi ro đối với trẻ bú mẹ, không nên dùng thuốc trong khi cho con bú.
Những người lái xe và vận hành máy móc
Thuốc có khả năng gây chóng mặt, giảm khả năng tập trung, mệt mỏi, giảm thị lực. Thận trọng sử dụng cho người lái xe và vận hành máy móc.
Lưu ý đặc biệt khác
– Thuốc được kê đơn và bán theo đơn.
– Nếu các thuốc dùng kết hợp với thuốc Soravir bị ngưng dùng vĩnh viễn, thì cũng nên ngưng dùng thuốc Soravir.
– Thuốc có thể gây chậm nhịp tim và phong bế tim nặng.
– Cần xem xét chỉ định thuốc trên những bệnh nhân từng điều trị HCV kiểu gen 1, 4, 5 và 6.
– Các dữ liệu lâm sàng hỗ trợ việc sử dụng thuốc cho bệnh nhân bị nhiễm HCV typ gen 5 hoặc 6 còn rất hạn chế.
– Phác đồ điều trị không interferon cho bệnh nhân bị nhiễm HCV kiểu gen 1, 4, 5 và 6 với Sofosbuvir chưa được nghiên cứu.
– Chỉ nên phối hợp Sofosbuvir với những thuốc kháng virus trực tiếp nếu lợi ích vượt trội rủi ro.
– Khi dùng thuốc Soravir phối hợp với Ribavirin, phụ nữ có khả năng sinh đẻ hay bạn tình nam giới của họ phải sử dụng biện pháp tránh thai có hiệu quả trong và sau thời gian điều trị.
– Các thuốc gây cảm ứng P-gp trung bình ở ruột (Modafinil, Oxcarbazepin,…) có thể làm giảm nồng độ Sofosbuvir trong huyết tương.
Điều kiện bảo quản
– Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30 độ C.
– Để xa tầm tay của trẻ.
Thuốc Soravir giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Hiện nay thuốc Soravir đang được bán trên thị trường tại một số nhà thuốc, quầy thuốc với nhiều mức giá khác nhau. Trên trang web của chúng tôi, thuốc đang có giá 6.000.000 VNĐ.
Nếu có nhu cầu mua thuốc, hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline hoặc đặt hàng trực tiếp trên website để mua được thuốc với chất lượng tốt và giá cả hợp lý.
Sự hài lòng của khách hàng là kim chỉ nam lớn nhất xuyên suốt mọi hoạt động của Dược Điển Việt Nam.
Review của khách hàng về chất lượng sản phẩm
Thuốc Soravir có tốt không? Để được giải đáp thắc mắc, hãy cùng chúng tôi điểm lại những ưu nhược điểm chính của sản phẩm này như sau:
Ưu điểm
– Thuốc Soravir điều trị hiệu quả viêm gan C mạn tính ở người lớn trong các liệu pháp phối hợp.
– An toàn do sản xuất trên dây chuyền hiện đại.
– Dạng viên tiện lợi dễ sử dụng và bảo quản.
Nhược điểm
– Gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi, đau cơ,…
– Cần uống thuốc cùng thức ăn.
– Giá sản phẩm khá cao.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.