Ngày nay, tỉ lệ người bị rối loạn tiền đình đang ngày càng cao. Các tổn thương ở hệ thần kinh, tim mạch là nguyên nhân gây nên tình trạng này, dẫn đến đau đầu, căng thẳng do thiếu máu và có nguy cơ đột quỵ cao hơn sơ với những đối tượng khác. Người bị rối loạn tiền đình cần phải có chế độ dinh dưỡng phù hợp để hỗ trợ điều trị bệnh và phòng bệnh hiệu quả. Tìm hiểu ngay những loại thực phẩm người bị rối loạn tiền đình nên ăn và không nên ăn để thiết lập chế độ ăn phù hợp cho các đối tượng này.
I. Người bị rối loạn tiền đình nên ăn gì?
Những người bị rối loạn tiền đình cần bổ sung thêm các loại vitamin và dưỡng chất để góp phần tăng cường sức khỏe, cải thiện các triệu chứng của rối loạn tiền đình.
1. Bổ sung vitamin B6
Thiếu vitamin B6 là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng tới hệ điều hành tiền đình, dẫn đến các triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi.
Để cải thiện tình trạng này, cần phải bổ sung thêm vitamin B6 từ thực phẩm giàu B6 hoặc thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa B6.
– Thịt bò: Cung cấp nhiều chất đạm, khoáng chất và các loại vitamin, bao gồm B6. Đây là thực phẩm bổ dưỡng cho nhiều đối tượng như phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ suy dinh dưỡng, người bị rối loạn tiền đình…
– Cà rốt cũng là một thực phẩm chứa nhiều B6. Lượng vitamin B6 có trong mỗi củ cà rốt nhiều tương đương với một ly sữa tươi. Có thể ăn sống, dùng nấu canh, làm salad, nước ép…
– Sữa tươi: Mỗi cốc sữa cung cấp khoảng 5% lượng vitamin B6 cần bổ sung mỗi ngày. Ngoài ra, sữa còn có công dụng bổ sung Canxi, giúp ngăn ngừa loãng xương ở người lớn và suy dinh dưỡng, còi xương cho trẻ.
Vitamin B6 giúp cải thiện các triệu chứng của rối loạn tiền đình
2. Vitamin C
Vitamin C có khả năng chống Oxy hóa mạnh, ngăn cản tác hại của các gốc tự do tới hệ thần kinh và các tế bào não. Bổ sung vitamin C giúp làm giảm đau đầu, chóng mặt…
Một số nghiên cứu chỉ ra, bổ sung vitamin C đầy đủ giúp kiểm soát rối loạn tiền đình tốt hơn. Có thể tăng cường vitamin C cho cơ thể nhờ các chế phẩm chứa vitamin C hoặc thực phẩm chứa nhiều vitamin C như rau xanh, chanh, cam, bưởi, cà chua…
3. Vitamin D
Xơ cứng tai, một trong những triệu chứng thường gặp khi rối loạn tiền đình sẽ được cải thiện nhanh chóng nếu bổ sung đủ vitamin D.
Do đó, Vitamin D rất quan trọng với sức khỏe người bệnh bị rối loạn tiền đình. Những thực phẩm chứa nhiều vitamin D bao gồm cá hồi, trứng, sữa, ngũ cốc, nước cam ép, nấm, các sản phẩm từ đậu…
Bổ sung đủ vitamin D làm giảm tình trạng ù tai
4. Thực phẩm chứa nhiều Folate
Thiếu Folate sẽ gây mất cân bằng ở người cao tuổi, tăng nguy cơ mắc các bệnh động mạch vành, đột quỵ… Phụ nữ mang thai nên bổ sung đủ Folate sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh, chống rối loạn tiền đình.
Thực phẩm chứa nhiều Folate có thể kể đến như: súp lơ xanh, gan động vật…
5. Magie
Magie giúp điều hòa các chức năng thân kinh, làm dịu thần kinh. Do đó, nên bổ sung thực phẩm giàu Magie vào chế độ ăn để cải thiện bệnh hiệu quả.
Các loại thực phẩm có chứa nhiều Magie như ngũ cốc nguyên hạt, rau lá màu xanh đậm, các loại hạt…
Magie làm giảm các triệu chứng của rối loạn tiền đình
II. Các loại thực phẩm người bị rối loạn tiền đình không nên ăn
1. Chế độ ăn giàu chất béo
Người bị rối loạn tiền đình nên tránh sử dụng các thực phẩm giàu chất béo từ mỡ động vật như lợn, bò, kem sữa bò… Chúng chứa nhiều chất béo no, dễ gây tắc tĩnh mạch, động mạch.
Người bị rối loạn tiền đình không nên ăn quá nhiều những loại thực phẩm chứa hàm lượng chất béo cao khiến Cholesterol trong máu tăng, ảnh hưởng tới việc điều trị bệnh.
Nên ăn các loại thịt nạc, ít sử dụng sản phẩm từ thịt đỏ, khi ăn các loại gia cầm nên bỏ da. Chọn các loại sữa tách béo hoặc làm từ sữa gầy.
2. Muối
Natri có trong muối sẽ gây mất cân bằng điện giải, ứ nước, chóng mặt, ù tai nếu ăn quá mặn. Hạn chế sử dụng muối, đồ hộp đóng sẵn, các loại thực phẩm có hàm lượng muối cao như dưa muối chua, mì gói… để làm giảm các triệu chứng của bệnh.
3. Đường
Đường và các chất tạo ngọt nhân tạo có thể làm tăng đường huyết, tăng huyết áp tạm thời, làm giảm lưu lượng máu và oxy đến não, gây chóng mặt.
Hạn chế sử dụng các thực phẩm nhiều đường và các chất tạo ngọt nhân tạo khác như Aspartame như mật ong, kem, mứt, bánh ngọt…
4. Các loại đồ uống cần tránh
Người bị rối loạn tiền đình nên kiêng những đồ uống có chứa chất kích thích như Cafein. Chúng sẽ làm triệu chứng ù tai ở người bị rối loạn tiền đình tăng lên.
Rượu, bia tác động lên hệ thần kinh gây ra các cơn đau đầu, làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh. Ngoài ra, các chất này còn có thể gây tương tác, làm giảm tác dụng của các thuốc điều trị bệnh. Do đó, không uống rượu bia khi đang sử dụng thuốc.
Hạn chế rượu bia để đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh
Ngoài ra, không nên hút thuốc lá vì nó sẽ làm giảm lượng máu được cung cấp đến tai.
5. Các loại thuốc tránh sử dụng
Một số thuốc khi dùng cho người bị rối loạn tiền đình có thể làm nặng hơn tình trạng bệnh. Do đó, khi mắc bệnh, cần tránh sử dụng các thuốc này trong quá trình điều trị:
– Thuốc kháng axit có khả năng trung hòa acid dạ dày gây các phản ứng phụ như chóng mặt, phản xạ chậm, mất thăng bằng, khả năng phối hợp vận động, dẫn đến tình trạng rối loạn tiền đình trở nên nghiêm trọng.
– Thuốc kháng viêm không steroid thường được sử dụng khá phổ biến trong điều trị các bệnh cơ xương khớp như Ibuprofen, Diclofenac, Ketoprofen có thể gây chóng mặt, choáng váng, ứ nước và mất cân bằng điện giải.
Các thuốc NSAID có thể làm tăng triệu chứng bệnh rối loạn tiền đình
– Aspirin gây ù tai ở một số trường hợp, làm nặng hơn các triệu chứng của rối loạn tiền đình.
Khi dùng bất cứ loại thuốc nào, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều chỉnh liều dùng phù hợp. Khi thấy các biểu hiện của bệnh gia tăng, cần báo ngay cho bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời.
III. Một số lưu ý về chế độ ăn của người rối loạn tiền đình
Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị rối loạn tiền đình, tuy nhiên người bệnh nên chú ý một số vấn đề sau:
– Chỉ nên kiêng khem tới khi bệnh đã được kiểm soát và tiến triển tốt. Để biết bản thân cần phải kiêng gì trong bao lâu, người bệnh nên đi khám bác sĩ để được tư vấn một chế độ ăn phù hợp.
– Người bệnh rối loạn tiền đình tuy cần cắt giảm chất béo trong chế độ ăn, tuy nhiên điều này dễ khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng. Thậm chí kiêng khem quá mức gây suy kiệt các cơ quan, suy dinh dưỡng. Nên hỏi ý kiến bác sĩ những thực phẩm cần kiêng, thời gian kiêng để đạt hiệu quả tốt nhất. Tốt nhất là điều chỉnh thực đơn dần dần để cơ thể quen với sự thay đổi này.
– Rối loạn tiền đình nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm với hệ thần kinh. Nặng nề nhất là đột quỵ, chấn thương não. Do đó, việc điều trị bệnh dứt điểm và ngăn ngừa nguy cơ tái phát là việc rất quan trọng. Tầm soát sức khỏe định kỳ là biện pháp tốt nhất giúp phát hiện bệnh sớm, từ đó có giải pháp điều trị hiệu quả, giúp phòng tránh bệnh tật.
Cần thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm và điều trị bệnh kịp thời
Mong rằng qua bài viết bày, bạn đọc biết thêm về nhóm thực phẩm cần bổ sung, thực phẩm nên tránh sử dụng để cải thiện bệnh tốt hơn, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.