Thuốc Cotrimoxazole 800/160 là thuốc gì?
Nhà sản xuất
Công ty TNHH LD Stellapharm – Chi nhánh 1, Việt Nam.
Quy cách đóng gói
Hộp 10 vỉ x 10 viên.
Dạng bào chế
Viên nén.
Thành phần
1 viên thuốc có chứa:
– Sulfamethoxazole 800mg.
– Trimethoprim 160mg.
– Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng của thuốc
Tác dụng của thành phần chính trong công thức
– Trimethoprim: Là dẫn xuất của pyrimidin, có khả năng ức chế đặc hiệu men dihydrofolat reductase của vi khuẩn.
– Sulfamethoxazole: Là một sulfamid, có tác dụng ức chế cạnh tranh vi khuẩn tổng hợp acid folic.
– Phối hợp 2 thành phần giúp:
+ Ức chế sự chuyển hóa acid folic qua 2 giai đoạn liên tiếp. Từ đó ức chế tổng hợp thymidin, purin và DNA cuối cùng của vi khuẩn, khiến vi khuẩn chết.
+ Đồng thời có tác dụng trên cả vi khuẩn kháng lại từng thành phần của thuốc.
Chỉ định
Thuốc Cotrimoxazole 800/160 được sử dụng trong các trường hợp sau:
– Viêm tai giữa cấp tính.
– Nhiễm khuẩn đường hô hấp, đường tiêu hóa.
– Viêm tiền liệt tuyến hoặc nhiễm khuẩn đường tiết niệu mạn hoặc tái phát.
– Viêm phổi do P. jiroveci (P. carinii).
– Bệnh Toxoplasma.
– Bệnh Brucella, bệnh dịch hạch, bệnh tả.
Cách dùng
Cách sử dụng
– Dùng đường uống.
– Thời điểm sử dụng: Cùng thức ăn hoặc đồ uống để giảm tình trạng rối loạn tiêu hóa.
Liều dùng
Tuân theo chỉ định chặt chẽ của bác sĩ. Tham khảo liều sau đây:
Liều dùng được tính theo Trimethoprim trong phối hợp cố định Trimethoprim 1mg và Sulfamethoxazole 5mg chứa trong viên thuốc Cotrimoxazole 800/160.
Viêm tai giữa cấp ở trẻ em từ 2 tháng tuổi:
– Uống 8mg Trimethoprim/kg/ngày, chia làm 2 liều nhỏ cách nhau 12 giờ.
– Thời gian điều trị thường 10 ngày.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu mạn tính hoặc tái phát hoặc viêm tuyến tiền liệt:
– Nhiễm khuẩn đường tiết niệu mạn tính hoặc tái phát: Người lớn uống 1 viên, cách 12 giờ một lần, trong 10 – 14 ngày.
– Viêm tuyến tiền liệt: Người lớn uống 1 viên, cách 12 giờ một lần, trong 3 – 6 tháng.
– Dự phòng nhiễm khuẩn mạn hoặc tái phát đường tiết niệu:
+ Người lớn: Uống 40 – 80mg Trimethoprim/ngày hoặc 3 lần/tuần trong 3 – 6 tháng.
+ Trẻ em trên 2 tháng tuổi: Uống 8mg Trimethoprim/kg/ngày, chia làm 2 liều nhỏ cách nhau 12 giờ.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp: Người lớn uống 1 viên/lần, cách 12 giờ một lần, trong 14 ngày.
Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa đối với lỵ trực khuẩn (S. flexneri hoặc S. sonnei):
– Người lớn: Uống uống 1 viên/lần, cách 12 giờ một lần.
– Trẻ em: Uống 8mg Trimethoprim/kg/ngày, chia làm 2 liều nhỏ cách nhau 12 giờ, trong 5 ngày.
Bệnh Brucella: Trẻ em uống 10mg Trimethoprim/kg/ngày (tối đa 3 viên/ngày), chia làm 2 liều nhỏ, trong 4 – 6 tuần.
Bệnh tả:
– Người lớn: Uống 1 viên/lần x 2 lần/ngày x 3 ngày.
– Trẻ em: Uống 4 – 5mg Trimethoprim/kg/lần x 2 lần/ngày x 3 ngày, phối hợp với truyền dịch và điện giải.
Dự phòng bệnh dịch hạch phổi:
– Người lớn: Uống 1 – 2 viên/lần x 2 lần/ngày x 7 ngày, mỗi liều cách nhau 12 giờ.
– Trẻ em trên 2 tháng tuổi: Uống 8mg Trimethoprim/kg/ngày, chia đều làm 2 liều nhỏ, trong 7 ngày.
Viêm phổi do P. jiroveci (P. carinii):
– Người lớn và trẻ em trên 2 tháng tuổi:
+ Uống 15 – 20mg Trimethoprim/kg/ngày, chia đều thành 3 – 4 liều nhỏ.
+ Thời gian điều trị: 14 – 21 ngày.
– Dự phòng tiên phát hoặc thứ phát:
+ Người lớn và thiếu niên nhiễm HIV: Uống 1 viên/lần/ngày hoặc 80mg Trimethoprim/lần/ngày.
+ Trẻ em (bao gồm cả trẻ nhiễm HIV): Phác đồ gián đoạn liều 150mg Trimethoprim/m², chia làm 2 liều nhỏ, uống trong 3 ngày liên tiếp mỗi tuần.
Bệnh Toxoplasma:
– Dự phòng tiên phát ở người lớn và thiếu niên: Uống 1 viên/lần/ngày hoặc 80mg Trimethoprim/lần/ngày.
– Dự phòng tiên phát ở trẻ em nhiễm HIV: Uống 150mg Trimethoprim/m²/ngày, chia làm 2 liều nhỏ.
Bệnh nhân suy thận:
– Độ thanh thải creatinin > 30ml/phút: Uống liều thông thường.
– Độ thanh thải creatinin 15 – 30ml/phút: Uống 1/2 liều thông thường.
– Độ thanh thải creatinin < 15ml/phút: Không sử dụng.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều
Khi quên liều:
– Dùng ngay sau khi nhớ ra càng sớm càng tốt.
– Bỏ qua liều đã quên nếu gần đến giờ dùng liều tiếp theo, uống liều kế tiếp như dự định.
Khi quá liều:
– Triệu chứng: Đau đầu, lú lẫn, tiêu chảy, tăng nhẹ transaminase huyết thanh, buồn nôn, sa sút trí tuệ, suy tủy xương, nôn, sưng mặt.
– Cách xử trí:
+ Nếu thấy các triệu chứng bất thường, ngừng thuốc và đến ngay trung tâm y tế gần nhất.
+ Trường hợp cần thiết, làm rỗng dạ dày ngay bằng gây nôn hoặc rửa dạ dày.
+ Tiến hành điều trị triệu chứng và hỗ trợ.
+ Theo dõi công thức máu và các xét nghiệm lâm sàng thích hợp khác.
+ Thẩm phân máu chỉ loại trừ được lượng thuốc vừa phải.
+ Thẩm phân màng bụng không làm tăng hiệu quả thải trừ thuốc.
Chống chỉ định
Thuốc Cotrimoxazole 800/160 không được sử dụng trong các trường hợp sau:
– Phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú.
– Người bệnh tổn thương gan nặng.
– Bệnh nhân thiếu hụt folat gây thiếu máu hồng cầu.
– Trẻ em dưới 2 tháng tuổi.
– Suy thận nặng.
– Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Tác dụng không mong muốn
Một số tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc:
Thường gặp: Tiêu chảy, buồn nôn, chán ăn, nôn.
Hiếm gặp: Thiếu máu tan huyết cấp, chứng xanh tím do methemoglobin.
Khác:
– Phản ứng quá mẫn:
+ Thường gặp: Sốt, nhạy cảm ánh sáng, hồng ban, ban, viêm da tróc vảy, ngứa.
+ Nghiêm trọng: Hội chứng Stevens – Johnson, hoại tử biểu bì, tử vong.
+ Khác: Làm nặng thêm các bệnh có sẵn, lupus ban đỏ toàn thân, viêm da.
– Rối loạn máu: Giảm prothrombin, bạch cầu, tiểu cầu, mất bạch cầu hạt, tăng bạch cầu ưa acid, thiếu máu bất sản.
– Độc tính thận: Tiểu ra máu, hoại tử ống thận, đau thắt lưng, tiểu ít, viêm thận kẽ, khó tiểu.
– Rối loạn men gan, vàng da ứ mật.
Nếu trong quá trình sử dụng có xuất hiện bất cứ tác dụng ngoại ý nào, hãy thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn để nhận được sự hỗ trợ thích hợp.
Tương tác thuốc
Thận trọng khi phối hợp thuốc Cotrimoxazole 800/160 với những thuốc sau:
– Amantadin: Có thể gây mê sảng nhiễm độc.
– Cyclosporin: Dẫn đến độc thận có thể hồi phục.
– Phenytoin: Thuốc gây ức chế chuyển hóa Phenytoin.
– Digoxin: Làm nồng độ Digoxin trong huyết thanh có thể tăng lên.
– Pyrimethamin: Có khả năng gây thiếu máu hồng cầu to.
– Methotrexat: Làm tăng nồng độ Methotrexat tự do.
– Warfarin: Gây kéo dài thời gian đông máu.
– Indomethacin: Có thể làm nồng độ trong huyết tương của Sulfamethoxazole tăng lên.
– Thuốc chống trầm cảm: Có khả năng gây giảm hiệu quả các thuốc chống trầm cảm ba vòng.
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, hãy thông báo với bác sĩ các loại thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang dùng và những bệnh hiện mắc.
Lưu ý khi sử dụng thuốc và cách bảo quản
Sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
– Phụ nữ mang thai:
+ Thuốc đi qua nhau thai và có thể ảnh hưởng đến chuyển hóa của acid folic.
+ Thành phần Sulfamethoxazole có khả năng gây vàng da nhân trên trẻ sơ sinh.
+ Do đó, không dùng thuốc cho phụ nữ có thai.
– Bà mẹ cho con bú: Thuốc bài tiết vào sữa mẹ và có thể gây vàng da nhân ở trẻ dưới 2 tháng. Vì vậy, cân nhắc tầm quan trọng của thuốc đối với mẹ để quyết định ngừng uống thuốc hoặc ngừng cho con bú.
Những người lái xe và vận hành máy móc
Thuốc có thể gây mất ngủ, buồn ngủ, ảo giác, chóng mặt, ù tai. Thận trọng sử dụng trên người lái xe và vận hành máy móc.
Lưu ý đặc biệt khác
– Thuốc được kê đơn và bán theo đơn.
– Uống nước đầy đủ để tránh sỏi thận và kết tinh nước tiểu trong quá trình dùng thuốc.
– Người lớn tuổi có thể nhạy cảm cao với tác dụng phụ của thuốc.
– Không nên uống thuốc nếu viêm họng do S. pyogenes.
– Tiến hành thường xuyên các xét nghiệm chức năng thận, công thức máu, phân tích nước tiểu trong trường hợp điều trị thuốc lâu dài.
– Thận trọng sử dụng thuốc trên những đối tượng sau:
+ Bệnh nhân hen phế quản hoặc dị ứng nặng.
+ Người có khả năng thiếu hụt folat.
+ Bệnh nhân suy thận.
+ Người bệnh thiếu hụt G6DP.
Điều kiện bảo quản
– Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30 độ C.
– Để xa tầm tay của trẻ.
Thuốc Cotrimoxazole 800/160 giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Hiện nay, thuốc Cotrimoxazole 800/160 được bán rộng rãi tại các nhà thuốc trên toàn quốc với giá dao động khoảng 150.000 VNĐ, giá bán thay đổi tùy theo từng cơ sở bán và phân phối. Để mua được sản phẩm chất lượng tốt, giá cả hợp lý, đồng thời được các dược sĩ tư vấn tận tình kết hợp với dịch vụ giao hàng nhanh chóng, hãy liên hệ với chúng tôi theo các cách sau đây:
– Gọi điện đến số hotline của nhà thuốc.
– Đặt hàng ngay trên website.
– Chat với dược sĩ tư vấn.
Review của khách hàng về chất lượng sản phẩm
Thuốc Cotrimoxazole 800/160 có tốt không? Để được giải đáp thắc mắc, hãy cùng chúng tôi điểm lại những ưu nhược điểm chính của sản phẩm này như sau:
Ưu điểm
– Thuốc điều trị hiệu quả các nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm như viêm tai giữa cấp, viêm đường tiết niệu, nhiễm khuẩn đường hô hấp,…
– Dạng viên giúp thuận tiện sử dụng.
Nhược điểm
– Uống quá liều có thể gây đau đầu, nôn, tiêu chảy,…
– Không sử dụng được cho phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.