Điều trị ung thư gan! Đọc ngay!

Nếu nội dung bài viết chưa chính xác, vui lòng thông báo cho chúng tôi tại đây

Ung thư gan có nguy hiểm không

Ung thư gan có nguy hiểm không?

Ung thư gan là căn bệnh nguy hiểm và có nguy cơ tử vong cao. Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, hiệu quả điều trị có thể lên tới 80%. Tìm hiểu ngay các phương pháp điều trị ung thư gan.

1. Ung thư gan có chữa được không?

Khi bị ung thư gan giai đoạn đầu, người bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng. Chỉ khi bệnh tiến triển nặng hơn mới có những biểu hiện rõ rệt như vàng da, đau bụng, rối loạn tiêu hóa…

Ung thư gan nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì hiệu quả có thể lên đến 80%. Theo các nghiên cứu, nếu phát hiện ung thư gan giai đoạn đầu, khối u có kích thước nhỏ, chưa có sự di căn đến các vùng khác khì khả năng điều trị khỏi là rất lớn.

Tuy nhiên, khi phát hiện ung thư gan phần lớn là ở giai đoạn cuối của bệnh, khi có nhiều triệu chứng rõ rệt, người bệnh mới đến thăm khám bác sĩ. Vì vậy, việc khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm là vô cùng quan trọng, giúp quá trình điều trị bệnh dễ dàng hơn và mang lại hiệu quả cao.

Ung thư gan có thể điều trị khỏi nếu phát hiện sớm

Ung thư gan có thể điều trị khỏi nếu phát hiện sớm

2. Tiên lượng điều trị

Ung thư gan có thể nói là một căn bệnh có tiên lượng xấu. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm thì bệnh vẫn có tiên lượng tốt. Do hầu hết khi phát hiện ung thư gan thì người bệnh đã ở giai đoạn cuối, khả năng điều trị khỏi bệnh là rất thấp.

– Người bị ung thư giai đoạn đầu, nếu tích cực điều trị thì tỷ lệ sống trên 5 năm là 50%. Ở bệnh nhân ung thư gan đã được cấy ghép gan thì tỉ lệ sống trên 5 năm lên tới 60 – 70 %.

– Ở bệnh nhân phát hiện ung thư giai đoạn cuối, nếu tích cực điều trị thì tiên lượng sống sau 5 năm chỉ khoảng 15%. Nếu các tế bào ung thư khu trú, chưa lan sang các bộ phận khác, tỉ lệ sống sau 5 năm khoảng 28%. Trường hợp các tế bào ung thư di căn sang vùng khác, tỉ lệ sống trên 5 năm chỉ chiếm 7%.

– Nếu ung thư gan di căn xa, thời gian sống có thể chỉ dưới 2 năm.

Người bị ung thư gan giai đoạn đầu có tỉ lệ sống trên 5 năm cao nếu tích cực điều trị

Người bị ung thư gan giai đoạn đầu có tỉ lệ sống trên 5 năm cao nếu tích cực điều trị

Những nhận định trên chỉ là con số tương đối, không phải tất cả bệnh nhân đều như vậy. Tùy thuộc vào sức khỏe, tâm lý người bệnh, phương pháp điều trị mà tỷ lệ sống ở những bệnh nhân này có thể cao hoặc thấp hơn.

3. Các phương pháp điều trị

Khi có nghi ngờ ung thư gan, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán chính xác bệnh. Phụ thuộc vào giai đoạn bệnh và sức khỏe bệnh nhân, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất. Một số phương pháp điều trị ung thư gan có thể kể đến như sau:

Phẫu thuật cắt bỏ một phần gan

Rất nhiều người đặt câu hỏi Ung thư gan có nên mổ không? Ở bệnh nhân phát hiện ung thư giai đoạn đầu, không có tiền sử xơ gan, phẫu thuật cắt gan có thể được chỉ định. Trường hợp người bệnh có tiền sử xơ gan, cần xem xét các yếu tố liên quan khác để giảm nguy cơ suy gan sau khi phẫu thuật.

Phương pháp phẫu thuật cắt bỏ phần gan chứa khối u khu trú có nhiều ưu điểm như tỷ lệ tử vong thấp, thời gian sống sau phẫu thuật dài, đạt 50 – 60%.- Sau phẫu thuật, cần kiểm tra định kỳ phần gan còn lại để phòng ngừa nguy cơ có khối u mới phát triển.

 Các phương pháp mổ gan bao gồm:

– Mổ gan không theo kế hoạch: Không quan tâm giải phẫu của gan.

– Mổ gan có kế hoạch:

+ Phương pháp Tôn Thất Tùng: Phương pháp cắt gan khô, trong khi cắt, cuống gan được cầm máu tạm thời, thắt đường mật trong nhu mô gan sau khi bóp nhu mô gan bằng tay.

+ Phương pháp Lortat – Jacob: Tách các mạch máu ở gan sau đó cắt gan. Phương pháp này hiện ít được thực hiện do thực hiện khó khăn, mất thời gian và gây mất máu nhiều.

+ Phương pháp Bismuth: Kết hợp ưu điểm của 2 phương pháp trên, tách các mạch máu ở cuống gan nhưng chỉ cặp lại mà không thắt mạch, cắt gan theo phương pháp Tôn Thất Tùng.

Hiện nay, khi phẫu thuật cắt bỏ một phần gan có thể dùng dao siêu âm, giúp làm giảm mất máu, ít tổn thương các tổ chức lành hơn. Ngoài ra, phương pháp cắt gan nội soi cũng được ưu tiên thực hiện trong trường hợp khối u gan thuận lợi cho việc phẫu thuật nội soi.

Cắt bỏ phần gan chứa khối u được thực hiện ở ung thư gan giai đoạn đầu

Cắt bỏ phần gan chứa khối u được thực hiện ở ung thư gan giai đoạn đầu

Ghép gan

Đây là phương pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhân ung thư gan nguyên phát, có xơ gan mất bù, khi khối u chưa di căn ra ngoài.

Phương pháp này sử dụng toàn bộ gan hoặc chỉ cần 1 phần gan của người hiến để ghép gan tùy thuộc vào tình trạng khối u. Có thể thực hiện phương pháp này khi gan có 1 khối u có đường kính < 5cm hoặc có 2-3 khối u nhưng đường kính < 3cm. Ngoài ra, cũng có thể áp dụng các biện pháp hóa trị, xạ trị tại chỗ trước khi ghép gan.

Ghép gan là một đại phẫu thuật, cần sự tham gia của nhiều bác sĩ có chuyên môn cao, tay nghề vững. Đây là một phương pháp tồn tại nhiều rủi ro. Tuy nhiên, nếu như thực hiện thành công, khả năng sống trên 5 năm và không tái phát ung thư đạt tới 85 – 92%.

Sau khi ghép gan, người bệnh cần uống thuốc suy giảm miễn dịch để chống thải loại tạng gan mới ghép.

Thuyên tắc động mạch

Đây là phương pháp điều trị bệnh tạm thời, chỉ định cho bệnh nhân không có khả năng thực hiện cắt gan.

Bác sĩ sẽ tiến hành thắt động mạch gan hoặc toàn bộ các mạch máu tới gan, giúp làm giảm lượng máu đến nuôi dưỡng khối u, dẫn đến hoại tử khối u, giảm đau, thu nhỏ khối u lại.

Tỷ lệ sống trên 6 tháng sau khi thắt động mạch ở bệnh nhân ung thư là khoảng 28%.

Nút mạch

Áp dụng phương pháp này khi bệnh nhân ung thư gan có nhiều khối u, khối u kích thước lớn hoặc nhiều khối u nhỏ, không thể tiến hành cắt bỏ một phần gan để điều trị.

Bác sĩ sẽ tiến hành truyền hóa chất chọn lọc hoặc bơm các đồng vị phóng xạ vào khối u qua các mạch máu nuôi khối u, cùng với đó là sử dụng các vật liệu gây tắc mạch để nút tắc các động mạch nuôi u. Kết quả là các tế bào ung thư bị tiêu diệt.

Giải pháp này ít xâm lấn, mang lại hiệu quả điều trị cao, ít ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, có thể tiến hành lặp lại nhiều lần để kiểm soát khối u tăng sinh cũng như phòng ngừa tái phát.

Thuyên tắc động mạch hay nút mạch bằng hóa chất, phóng xạ không phải là lựa chọn tốt cho bệnh nhân có các tổn thương gan khác như xơ gan, viêm gan… Liệu pháp này có thể gây đau bụng, sốt, buồn nôn…

Hóa trị

Là phương pháp điều trị ung thư bằng cách sử dụng các loại thuốc điều trị ung thư gan bằng cách uống dưới dạng viên hoặc tiêm tĩnh mạch. Liệu pháp này thường được sử dụng khi khối u đã do căn sang những bộ phận khác.

Hóa trị ung thư gan chỉ có tác dụng thu nhỏ kích thước khối u, không mang lại hiệu quả lâu dài. Để điều trị có hiệu quả cao, thường sử dụng kết hợp các loại thuốc hóa trị. Một số thuốc phổ biến thường được sử dụng trong điều trị ung thư gan như Oxaliplatin, 5-fluorouracil, Cisplatin, Gemcitabine, Capecitabine, Doxorubicin, Mitoxantrone.

Ngày nay còn có phương pháp đưa thuốc vào động mạch gan bằng cách chèn ống thông vào động mạch gan. Giải pháp này mang lại hiệu quả tốt hơn, ít tác dụng phụ nhưng chưa được phổ biến nhiều, ít người biết.

Xạ trị

Phương pháp xạ trị thường được áp dụng đối với khối u khu trú, không phẫu thuật được hoặc sau phẫu thuật, nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư, thu nhỏ kích thước khối u.

Các phương pháp xạ trị hiện nay thường được sử dụng là xạ trị định bị thân, xạ trị điều biến cường độ. Điểm chung của những phương pháp này là đều sử dụng tia X với cường độ cao để phá hủy các tế bào ung thư.

Xạ trị là liệu pháp điều trị có độ chính xác cao, ít gây tổn thương các mô xung quanh. Nhiều nghiên cứu cho thấy, sau khi xạ trị gan, khả năng kiểm soát khối u đạt hơn 60%,  tỷ lệ sống sau 1 năm khoảng 50 – 100%. Đây là một kết quả rất khả quan do trước khi xạ trị, người bệnh đã sử dụng các phương pháp khác nhưng không mang lại hiệu quả.

Phá hủy khối u

Còn được gọi là bào mòn u, phương pháp này tiêu diệt các khối u bằng cách tiêm cồn vào khối u hoặc đốt u bằng sóng cao tần, vi sóng, đốt lạnh khi khối u có kích thước nhỏ và không có hiệu quả ngăn cản các tế bào ung thư phát triển trở lại trong gan.

Phương pháp này ít xâm lấn, nguy cơ tử vong và biến chứng sau điều trị thấp. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây tổn thương các cơ quan nội tạng và mô gần gan, như túi mật, ống mật, cơ hoành và đường ruột nhưng với tỉ lệ thấp, chỉ 3 – 5%.

Có thể điều trị ung thư gan bằng cách tiêm cồn vào khối u để tiêu diệt các tế bào ung thư

Có thể điều trị ung thư gan bằng cách tiêm cồn vào khối u để tiêu diệt các tế bào ung thư

Liệu pháp nhắm trúng đích

Liệu pháp nhắm trúng đích tấn công và ngăn chặn các gen, protein của khối u, ức chế sự phát triển của khối u. Điều trị đích có thể mang lại hiệu quả khả quan ngay cả khi các phương pháp khác không có tác dụng.

Các thuốc điều trị đích gồm 2 loại: Thuốc phân tử nhỏ, thuốc chống quá trình tạo mạch máu và kháng thể đơn dòng. Khác với phương pháp hóa trị, điều trị đích chỉ tác động vào tế bào ung thư nhưng không ảnh hưởng đến các tế bào bình thường trong khi hóa trị tác động cả vào tế bào thường, gây độc và giết chết tế bào.

Liệu pháp miễn dịch

Đây là phương pháp sử dụng các thuốc giúp tăng cường miễn dịch, hệ miễn dịch của người bệnh có thể tìm thấy và tiêu diệt các tế bào ung thư, mà không cần đến các phương pháp can thiệp khác như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị.

Phương pháp điều trị miễn dịch hiện nay chỉ đang được thử nghiệm và hỗ trợ cho các giải pháp phẫu thuật, xạ trị, hóa trị…

4. Một số lưu ý khi điều trị ung thư gan

Khi điều trị ung thư gan, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau để ngăn ngừa ung thư gan phát triển:

– Hạn chế ăn đồ cay nóng, tăng cường bổ sung vitamin, chất xơ từ rau quả.

– Tránh sử dụng các loại rượu bia, chất kích thích, đồ chế biến sẵn… để giảm gánh nặng làm việc cho gan.

– Tập luyện thể dục thường xuyên giúp tăng cường sức đề kháng.

– Giữ cho tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh căng thẳng stress.

– Chế độ nghỉ ngơi, làm việc phù hợp, tránh lao động quá sức.

– Tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ.

– Thăm khám định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh, có phương pháp điều trị phù hợp theo từng giai đoạn bệnh.

Khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh

Khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh

Ung thư gan là căn bệnh nguy hiểm, có tỉ lệ tử vong rất cao. Do đó, cần có một lối sống lành mạnh để bảo vệ lá gan, ngăn ngừa ung thư gan phát triển. Ngoài ra, cần khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư để phát hiện bệnh sớm và có giải pháp điều trị kịp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *