Thuốc Ibuhadi là thuốc gì?
Nhà sản xuất
Công ty cổ phần Dược Hà Tĩnh.
Quy cách đóng gói
Hộp 10 vỉ x 10 viên.
Dạng bào chế
Viên nén bao phim.
Thành phần
Mỗi viên có chứa:
– Ibuprofen 400mg.
– Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng của thuốc
Tác dụng của thành phần Ibuprofen
– Là thuốc chống viêm không steroid thuộc dẫn chất của acid propionic.
– Tác dụng: Giảm đau, hạ sốt và chống viêm.
– Cơ chế:
+ Ức chế enzyme prostaglandin synthetase, từ đó giảm sản xuất prostaglandin, thromboxan và các sản phẩm khác của enzyme cyclooxygenase.
+ Ức chế tổng hợp prostacyclin ở thận, làm giảm dòng máu tới thận gây nguy cơ ít nước.
Chỉ định
Thuốc Ibuhadi được dùng cho những trường hợp sau:
– Liều thấp có tác dụng hạ sốt, giảm đau: Đau răng, đau đầu, thống kinh, đau các hệ thống cơ quan vận động. Bệnh lý gây sốt.
– Liều cao giúp chống viêm (trên 1200mg/ngày):
+ Thấp khớp mãn tính, đặc biệt là viêm đa khớp dạng thấp, thấp khớp do vảy nến, viêm dính khớp cột sống, bệnh hư khớp gây đau, tàn phế.
+ Đợt cấp của bệnh quanh khớp như viêm gân cơ và đau vai cấp, đau rễ thần kinh nặng và đau thắt lưng.
+ Thống kinh, chấn thương.
Cách dùng
Cách sử dụng
– Dùng đường uống. Uống nguyên viên mà không được nghiền hay nhai nát viên.
– Thời điểm sử dụng: Trong hoặc sau khi ăn. Nếu có tác dụng phụ rối loạn nhẹ về tiêu hóa thì nên uống thuốc trong lúc ăn hoặc uống với sữa.
Liều dùng
Theo chỉ định của bác sĩ. Tham khảo liều như sau:
– Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi:
+ Liều khuyến cáo là 1200-1800mg/ngày chia làm nhiều lần.
+ Liều duy trì 600-1200mg/ngày.
+ Liều tối đa khuyến cáo là 2400mg/ngày.
– Trẻ em dưới 12 tuổi:
+ Liều hàng ngày là 20mg/kg trọng lượng cơ thể đem chia làm nhiều lần.
+ Viêm khớp dạng thấp thiếu niên: Liều tối đa 40mg/kg trọng lượng cơ thể.
+ Không nên sử dụng cho trẻ em cân nặng ít hơn 7kg.
– Vị thành niên (12-18 tuổi): Khi dùng hơn 3 ngày mà các triệu chứng xấu đi cần thông báo cho bác sĩ.
– Người cao tuổi:
+ Không cần điều chỉnh liều nếu chức năng thận hoặc gan bị suy yếu.
+ Nên dùng liều thấp nhất trong thời gian ngắn nhất mà có hiệu quả.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều
– Khi quên liều:
+ Dùng liều đó ngay khi nhớ ra.
+ Bỏ qua liều đã quên nếu gần đến giờ dùng liều tiếp theo, uống liều tiếp theo như dự định.
+ Không uống gấp đôi liều chỉ định.
– Khi quá liều:
+ Triệu chứng: Ít thông tin về các triệu chứng khi quá liều. Triệu chứng gồm buồn nôn, nôn, thờ ơ, ngủ gà, ức chế hệ thần kinh trung ương, đau đầu, co cứng, hạ huyết áp, thở thanh… Hiếm gặp hôn mê, nhiễm toan chuyển hóa, tăng kali máu, ngừng thở chủ yếu ở trẻ nhỏ…
+ Nếu lỡ dùng quá liều và xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng, đến ngay trung tâm y tế để được xử lý kịp thời.
Chống chỉ định
Thuốc Ibuhadi không được sử dụng cho những trường hợp sau:
– Quá mẫn cảm với aspirin hoặc với các thuốc chống viêm không steroid khác hay bất kỳ thành phần nào trong công thức.
– Loét dạ dày tá tràng tiến triển.
– Người bệnh bị hen, co thắt phế quản, rối loạn xuất huyết, bệnh tim mạch, đã từng bị loét dạ dày tá tràng, suy gan hoặc suy thận (mức lọc cầu thận dưới 30 ml/phút).
– Đang dùng thuốc chống đông coumarin.
– Suy tim sung huyết bị giảm khối lượng tuần hoàn do sử dụng thuốc lợi niệu hoặc bị suy thận (vì làm tăng nguy cơ rối loạn chức năng thận).
– Đang mắc một trong số các bệnh tạo keo (vì tăng nguy cơ bị viêm màng não vô khuẩn; cần chú ý là tất cả bệnh nhân bị viêm màng não vô khuẩn đều đã từng mắc một bệnh tự miễn).
– Ba tháng cuối của thai kỳ.
– Trẻ sơ sinh thiếu tháng nghi ngờ viêm ruột hoại tử.
– Trẻ sơ sinh thiếu tháng đang có xuất huyết như trong dạ dày, sọ và trẻ có giảm tiểu cầu và rối loạn đông máu.
– Trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn hoặc đang nghi ngờ nhiễm khuẩn chưa được điều trị.
Tác dụng không mong muốn
Một số tác dụng phụ được báo cáo bao gồm:
– Thường gặp:
+ Toàn thân: Sốt, mỏi mệt.
+ Thần kinh trung ương: Nhức đầu, hoa mắt chóng mặt, bồn chồn.
+ Tiêu hóa: Chướng bụng, buồn nôn, nôn.
+ Da: Mẩn ngứa, ngoại ban.
– Ít gặp:
+ Toàn thân: Phản ứng dị ứng (nhất là co thắt phế quản ở người bệnh bị hen), viêm mũi, nổi mày đay.
+ Mắt: Rối loạn thị giác.
+ Da: Nhạy cảm với ánh sáng.
+ Tiêu hóa: Đau bụng, chảy máu dạ dày – ruột, làm loét dạ dày tiến triển.
+ Tai: Thính lực giảm.
+ Hệ thần kinh trung ương: Lơ mơ, mất ngủ, ù tai.
+ Máu: Thời gian máu chảy kéo dài.
– Hiếm gặp:
+ Toàn thân: Phù, hội chứng Stevens – Johnson, nổi ban, rụng tóc, hạ natri.
+ Hệ thần kinh trung ương: Trầm cảm, giảm thị lực do ngộ độc thuốc, viêm màng não vô khuẩn và hôn mê, nhìn mờ, rối loạn nhìn màu.
+ Máu: Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu hạt, thiếu máu, giảm bạch cầu trung tính, tăng bạch cầu ưa eosin.
+ Tiêu hóa: Viêm ruột hoại tử, hội chứng Crohn, viêm tụy. Rối loạn co bóp túi mật, nhiễm độc gan, các thử nghiệm thăm dò chức năng gan bất thường.
+ Tiết niệu sinh dục: Viêm bàng quang, hội chứng thận hư, đái ra máu, suy thận cấp, viêm thận kẽ.
Nếu thấy bất kỳ tác dụng phụ nào, thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn để được xử lý kịp thời.
Tương tác thuốc
Một số tương tác đã được báo cáo, bao gồm:
– Warfarin: Gây chảy máu dạ dày.
– Aspirin: Làm tăng nguy cơ gây chảy máu dạ dày.
– Lithi: Làm tăng nồng độ huyết tượng của lithi.
– Các thuốc ức chế enzym chuyển hay đối kháng thụ thể angiotensin II: Giảm hiệu quả của thuốc này trên huyết áp.
– Corticoid: Tăng nguy cơ loét dạ dày.
– Kháng sinh nhóm quinolon: Tăng ADR trên hệ thần kinh trung ương và có thể dẫn đến co giật.
– Magnesi hydroxyd: Tăng sự hấp thu ban đầu của Ibuprofen, nhưng không ảnh hưởng nếu nhôm hydroxyd cùng có mặt.
– Các thuốc chống viêm không steroid khác: Tăng nguy cơ chảy máu và gây loét.
– Methotrexat: Tăng độc tính của chất này.
– Furosemid, các thiazid: Giảm tác dụng bài xuất natri niệu của chất này.
– Digoxin: Làm tăng nồng độ Digoxin huyết tương.
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, hãy báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang dùng và các bệnh khác đang mắc phải.
Lưu ý khi sử dụng thuốc và cách bảo quản
Sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
– Phụ nữ mang thai: Thuốc gây ức chế co bóp tử cung gây chậm đẻ. Tác động lên thai nhi làm đóng sớm ống động mạch, gây tác dụng phụ trên tim mạch. Trẻ sơ sinh có nguy cơ ít nước ối và vô niệu. Do đó tham khảo ý kiến bác sĩ trong 6 tháng đầu. Chống chỉ định trong 3 tháng cuối.
– Bà mẹ cho con bú: Bài tiết vào sữa mẹ với nước ít. Không nên sử dụng do làm tăng nguy cơ ức chế prostaglandin tiềm tàng ở trẻ sơ sinh.
Những người lái xe và vận hành máy móc
Tác dụng phụ nhức đầu, chóng mặt… ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Thận trọng trong trường hợp này.
Lưu ý đặc biệt khác
– Thận trọng dùng thuốc cho người cao tuổi.
– Chú ý các tác dụng phụ khi dùng thuốc, nhất là khi sử dụng lâu dài cần theo dõi chức năng gan.
– Theo dõi nguy cơ chảy máu ở trẻ sơ sinh thiếu tháng, người bị suy tim, ứ dịch.
– Tác dụng phụ có thể bị dấu hiệu của bệnh khác.
– Sản phẩm có chứa lactose: Những bệnh nhân có vấn đề di truyền hiếm gặp về không dung nạp galactose, thiếu lactase hoặc kém hấp thu glucose-galactose không nên dùng sản phẩm thuốc này.
Điều kiện bảo quản
– Nhiệt độ dưới 30 độ C.
– Tránh ánh sáng.
– Để xa tầm nhìn và tầm với của trẻ.
– Không sử dụng khi hết hạn sử dụng in trên bao bì.
Thuốc Ibuhadi giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Hiện nay, thuốc Ibuhadi được bán rộng rãi tại các nhà thuốc trên toàn quốc với giá dao động khoảng 60.000 VNĐ, giá bán thay đổi tùy theo từng cơ sở bán và phân phối.
Để mua được sản phẩm chính hãng, với giá cả hợp lý, được dược sĩ tư vấn tận tình, kết hợp với dịch vụ giao hàng nhanh chóng, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline hoặc đặt hàng trực tiếp ngay trên website.
Review của khách hàng về chất lượng sản phẩm
Thuốc Ibuhadi có tốt không? Để được giải đáp thắc mắc, hãy cùng chúng tôi điểm lại những ưu nhược điểm chính của sản phẩm này như sau:
Ưu điểm
– Dạng viên thuận tiện khi sử dụng và mang theo.
– Tác dụng chống viêm, hạ sốt, giảm đau hiệu quả trong nhiều trường hợp.
– Giá thành rẻ.
Nhược điểm
– Nguy cơ gặp một số tác dụng ngoài ý muốn.
– Thận trọng khi dùng cho phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú.
– Chống chỉ định trên nhiều đối tượng.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.