Thuốc Atorlip 20 là thuốc gì?
Nhà sản xuất
Công ty cổ phần dược Hậu Giang.
Quy cách đóng gói
Hộp 3 vỉ x 10 viên.
Dạng bào chế
Viên nén.
Thành phần
Trong mỗi viên có chứa các thành phần:
– Atorvastatin calcium 20mg.
– Tá dược vừa đủ.
Tác dụng của thuốc
Tác dụng của Atorvastatin calcium
– Là thuốc hạ lipid máu tổng hợp.
– Cơ chế tác dụng:
+ Ức chế cạnh tranh men khử 3-hydroxy-3- methylglutaryl-coenzyme A (HMG-CoA) reductase. Từ đó, cản trở HMG-CoA chuyển hành Mevalonate – tiền chất của Cholesterol.
+ Ức chế quá trình tổng hợp cholesterol tại gan. Đồng thời, làm tăng số lượng thụ thể LDL ở trên bề mặt tế bào gan, giúp lấy đi và thoái biến LDL-Cholesterol.
– Theo các nghiên cứu trên lâm sàng, thuốc làm giảm biến chứng tim mạch và giảm nguy cơ tử vong do bệnh mạch vành.
Chỉ định
Thuốc Atorlip 20 được dùng cho những trường hợp sau:
– Hỗ trợ cho chế độ ăn kiêng trong điều trị cho những người bị tăng cholesterol toàn phần, LDL-Cholesterol, Triglycerid và làm tăng HDL – Cholesterol với những đối tượng sau:
+ Bệnh nhân tăng cholesterol máu nguyên phát (có hoặc không có tính gia đình dị hợp tử).
+ Bệnh nhân tăng lipid máu hỗn hợp, tăng Triglyceride máu.
+ Người có rối loạn beta lipoprotein máu không có đáp ứng đầy đủ với chế độ ăn.
– Làm giảm Cholesterol toàn phần và LDL-Cholesterol đối với những người tăng cholesterol máu có tính gia đình đồng hợp tử.
Phòng ngừa biến chứng tim mạch:
– Những người có triệu chứng tim mạch không rõ ràng, có hoặc không có rối loạn lipid máu nhưng có yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành. Các yếu tố nguy cơ như hút thuốc, tăng huyết áp, tiểu đường, HDL-Cholesterol thấp hay có tiền sử mắc bệnh mạch vành giai đoạn sớm. Thuốc được sử dụng để:
+ Giảm thiểu nguy cơ tử vong đối với bệnh nhân mắc bệnh mạch vành và nhồi máu cơ tim.
+ Giảm thiểu nguy cơ đột quỵ.
+ Giảm các cơn đau thắt ngực và nguy cơ cho quá trình tái thông mạch..
– Trường hợp bệnh nhân có triệu chứng mạch vành rõ ràng trên lâm sàng, thuốc được sử dụng để:
+ Giảm thiểu nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
+ Giảm thiểu nguy cơ khi phải làm thủ thuật tái tạo mạch vành.
+ Giảm thiểu nguy cơ nhập viện do suy tim sung huyết.
+ Giảm thiểu nguy cơ đau thắt ngực đối với trẻ từ 10 – 17 tuổi.
– Hỗ trợ chế độ ăn kiêng với mục đích làm giảm Cholesterol toàn phần, LDL – C và ApoB ở bé trai và bé gái đã có kinh nguyệt trong độ tuổi từ 10 – 17 tuổi bị tăng cholesterol máu có tính gia đình dị hợp tử và sau khi điều trị bằng chế độ ăn kiêng thích hợp người bệnh vẫn còn những đặc điểm dưới đây:
+ Mức LDL – C > 190 mg/dL hoặc
+ Mức LDL – C > 160 mg/dL và có tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch sớm hoặc có tối thiểu 2 yếu tố nguy cơ tim mạch khác.
Cách dùng
Cách sử dụng
– Dùng đường uống.
– Uống viên thuốc với 1 ly nước lọc.
– Có thể dùng bất cứ lúc nào vì sinh khả dụng của thuốc không phụ thuộc vào thức ăn.
– Bệnh nhân cần có chế độ ăn kiêng hợp lý và duy trì nó trong suốt quá trình điều trị.
Liều dùng
Tuỳ thuộc vào từng đối tượng và mức độ bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ kê đơn với liều lượng thích hợp. Tham khảo liều như sau:
– Liều lượng sử dụng khoảng 10-80mg/ngày.
– Liều khởi đầu 10mg/lần/ngày. Điều chỉnh liều 4 tuần/lần nếu cần thiết và cơ thể có thể dung nạp được.
– Liều duy trì: 10-40mg/lần/ngày, có thể tăng liều nếu cần nhưng không được vượt quá 80mg/ngày.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều
– Khi quên liều: Uống bù liều đã quên ngay khi nhớ ra. Nhưng chỉ uống khi còn cách xa lần dùng liều tiếp theo. Nếu đã gần sát đến giờ uống liều tiếp theo thì hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều tiếp theo như dự định.
– Khi quá liều: Không có phương pháp điều trị đặc hiệu, tiến hành điều trị triệu chứng và hỗ trợ. Vì thuốc gắn mạnh với protein nên khó loại bỏ hoạt chất bằng phương pháp thẩm phân lọc máu.
Chống chỉ định
Thuốc không được sử dụng cho những trường hợp sau:
– Quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong công thức.
– Bệnh gan tiến triển hoặc Transaminase huyết thanh tăng dai dẳng không giải thích được.
– Phụ nữ có thai, nghi ngờ có thai hoặc cho con bú.
Tác dụng không mong muốn
Thuốc có thể gây ra những tác dụng bất lợi theo các tần suất như sau:
– Thường gặp:
+ Viêm mũi họng.
+ Tăng đường huyết.
+ Đau đầu, đau hầu họng, chảy máu cam.
+ Táo bón, đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn, tiêu chảy.
+ Đau cơ, đau khớp, đau chi, co cứng cơ, sưng khớp, đau lưng.
– Ít gặp:
+ Hạ đường huyết, tăng cân, chán ăn.
+ Gặp ác mộng, mất ngủ.
+ Chóng mặt, dị cảm, giảm cảm giác, loạn vị giác, mất trí nhớ.
+ Nhìn mờ, ù tai.
+ Nôn, đau bụng, ợ hơi, viêm tụy.
+ Viêm gan.
+ Mày đay, phát ban trên da, ngứa, rụng tóc.
+ Đau cổ, mỏi cơ.
+ Khó thở, suy nhược cơ thể, đau ngực, phù ngoại biên, kiệt sức, sốt.
– Hiếm gặp:
+ Giảm tiểu cầu.
+ Bệnh thần kinh ngoại biên.
+ Rối loạn thị giác.
+ Ứ mật.
+ Phù mạch thần kinh, viêm da bọng nước gồm hồng ban đa dạng, hội chứng Stevens – Johnson và hoại tử biểu bì nhiễm độc.
+ Bệnh cơ, viêm cơ, tiêu cơ vân, chấn thương gân, đôi khi biến chứng thành đứt gân.
– Rất hiếm gặp:
+ Quá mẫn.
+ Giảm thính giác.
+ Suy gan.
+ Nữ hoá tuyến vú.
– Không rõ tần suất: Bệnh cơ hoại tử do miễn dịch.
Khi thấy cơ thể xuất hiện triệu chứng bất thường nào, thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn để được xử lý kịp thời.
Tương tác thuốc
Một số tương tác đã được báo cáo, bao gồm:
– Thuốc ức chế CYP3A4 (Cyclosporin, Clarithromycin, Ketoconazol, Itraconazol và chất ức chế protease HIV): Làm tăng nồng độ Atorvastatin trong máu rõ rệt.
– Tăng nguy cơ bệnh cơ khi dùng chung với Erythromycin.
– Thuốc cảm ứng CYP3A4 (Efavirenz, Rifampin): Có thể làm giảm nồng độ Atorvastatin trong máu.
– Chất ức chế protein vận chuyển ( Cyclosprin): Có nguy cơ làm tăng mức phơi nhiễm toàn thân của Atorvastatin.
– Gemfibrozil/ các dẫn xuất của Acid fibric, Ezetimibe, Acid fusidic: Tăng nguy cơ mắc bệnh về cơ, tiêu cơ vân.
– Colchicin: Thận trọng khi sử dụng vì đã có trường hợp bị bệnh cơ khi dùng 2 thuốc này chung với nhau.
– Digoxin: Có thể làm tăng nhẹ trạng thái ổn định Digoxin, nên theo dõi chặt chẽ khi phối hợp với thuốc này.
– Thuốc tránh thai đường uống: Có thể làm tăng nồng độ Norethindron và Ethinyl Estradiol trong máu.
– Thuốc chống đông Coumarin (Warfarin): Có thể làm giảm thời gian prothrombin khi mặc dù rất hiếm gặp.
Các tương tác thuốc có thể chưa được liệt kê hết. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, hãy liệt kê với bác sĩ về tất cả các loại thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang dùng.
Lưu ý khi sử dụng thuốc và cách bảo quản
Sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
– Phụ nữ mang thai: Thuốc có thể gây ra những tác dụng xấu đối với sức khỏe người mẹ và thai nhi. Do đó, không sử dụng thuốc trong thời gian mang thai. Các chị em trong lứa tuổi sinh sản nếu dùng thuốc, cần thực hiện các phương pháp tránh thai an toàn.
– Bà mẹ cho con bú: Chưa rõ thuốc có phân bố được vào trong sữa mẹ hay không. Nhưng do có khả năng gây ra những tác dụng bất lợi đối với trẻ bú sữa mẹ nên không dùng thuốc trong thời gian cho con bú.
Những người lái xe và vận hành máy móc
Chưa có nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc đối với những người lái xe và vận hành máy móc. Vậy nên, hãy theo dõi cơ thể trước khi thực hiện các hoạt động này.
Lưu ý đặc biệt khác
– Cần phải làm xét nghiệm đánh giá kiểm tra chức năng gan trước khi sử dụng và sau một thời điều trị bằng thuốc.
– Xác định rõ nguyên nhân gây tăng cholesterol máu và định lượng các chỉ số lipid để có phương pháp điều trị thích hợp.
– Thận trọng khi sử dụng cho những người thường xuyên uống rượu bia hoặc có tiền sử bệnh gan.
– Nên giảm liều hoặc ngừng điều trị đối với những người bị viêm cơ hoặc có các yếu tố nguy cơ phát triển suy thận thứ thành myoglobin niệu kịch phát.
Điều kiện bảo quản
– Nhiệt độ dưới 30 độ C.
– Tránh ánh sáng.
– Để xa tầm nhìn và tầm với của trẻ.
– Không sử dụng khi hết hạn sử dụng in trên bao bì.
Thuốc Atorlip 20 giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Thuốc Atorlip 20 hiện đang được phân phối tại một số nhà thuốc, quầy thuốc trên toàn quốc với mức giá chênh lệch khác nhau.
Để mua được thuốc đảm bảo chất lượng với giá cả phải chăng, quý khách hàng hãy đặt mua với chúng tôi thông qua số Hotline hoặc đặt trực tiếp trên website.
Nhà thuốc Dược Điển Việt Nam cam kết là địa chỉ uy tín cung cấp thuốc chính hãng, đảm bảo chất lượng tuyệt đối.
Review của khách hàng về chất lượng sản phẩm
Thuốc Atorlip 20 có tốt không? Để được giải đáp thắc mắc, hãy cùng chúng tôi điểm lại những ưu nhược điểm chính của sản phẩm này như sau:
Ưu điểm
– Giúp hạ lipid trong máu hiệu quả.
– Hiệu quả của thuốc không phụ thuộc vào thức ăn nên người bệnh có thể dùng vào bất cứ lúc nào.
Nhược điểm
– Xảy ra nhiều tương tác với các thuốc khác. Cần lưu ý khi dùng kết hợp.
– Không dùng được cho phụ nữ có thai và cho con bú.
– Có thể xảy ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như tiêu cơ vân, suy gan,.. mặc dù rất hiếm gặp.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.