Biểu hiện của HIV qua mỗi giai đoạn như thế nào?

Nếu nội dung bài viết chưa chính xác, vui lòng thông báo cho chúng tôi tại đây

hiv_la_moi_nguy_hai_cua_ca_nhan_loai

HIV là mối nguy hại của cả nhân loại

HIV hay còn được biết đến là bệnh si đa, nó được xem là căn bệnh thế kỷ và được cả thế giới quan tâm, chung tay, chung sức cùng nhau đẩy lùi. Nếu trước đây HIV đồng nghĩa với án tử cho bất kỳ ai mắc phải thì bây giờ, nhờ sự phát triển của y học hiện đại mà chúng ta đã có thuốc giúp kìm hãm sự phát triển của loại virus này. Do vậy việc nắm bắt được bản thân đang ở giai đoạn nào của bệnh sẽ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc điều trị. Hãy cùng Dược Điển Việt Nam tìm hiểu biểu hiện của HIV qua từng giai đoạn và giải đáp một số thắc mắc liên quan đến HIV.

I. Các giai đoạn của HIV

dau_hieu_tren_da_cua_nhiem_hiv

Dấu hiệu trên da của nhiễm HIV

HIV trải qua 4 giai đoạn chính:

– Giai đoạn 1: Giai đoạn cửa sổ.

– Giai đoạn 2: Giai đoạn tiềm tàng (Giai đoạn không triệu chứng)

– Giai đoạn 3: Nhiễm HIV có triệu chứng (giai đoạn cần AIDS)

– Giai đoạn 4: Nhiễm HIV tiến triển hay còn gọi là AIDS.

1. Giai đoạn 1: Giai đoạn cửa sổ

– Giai đoạn đầu của bệnh xuất hiện 2-4 tuần sau khi bị nhiễm virus HIV.

– Ở giai đoạn này, bệnh nhân thường không có biểu hiện gì bên ngoài.

– Hoạt động mức độ 1: Các hoạt động vẫn diễn ra bình thường, không có triệu chứng gì.

– Bệnh lý hạch lympho toàn thân dai dẳng.

2. Giai đoạn 2

– Sụt cân dưới 10% trọng lượng cơ thể không rõ nguyên nhân.

– Da và niêm mạc có một số biểu hiện như viêm da tiết bã nhờn, nấm họng, loét miệng tái nhiễm, viêm góc miệng.

– Có bị zona trong 5 năm gần đây.

– Nhiễm trùng đường hô hấp trên (mũi, hầu họng, xoang và thanh quản) như viêm xoang do vi khuẩn.

– Và/hoặc hoạt động mức độ 2: Có dấu hiệu triệu chứng nhưng vẫn có thể hoạt động bình thường được.

3. Giai đoạn 3 (giai đoạn cận AIDS)

– Sút cân trên 10% trọng lượng của cơ thể.

– Tiêu chảy mãn tính kéo dài trên 1 tháng mà không rõ nguyên nhân.

– Sốt kéo dài trên 1 tháng (có thể liên tục hoặc không liên tục) không rõ nguyên nhân.

– Mắc một số bệnh do vi sinh vật:

+ Nhiễm nấm Candida ở miệng.

+ Bạch sản dang lông ở miệng.

+ Nhiễm khuẩn nặng như viêm phổi, viêm cơ mủ.

– Và/hoặc hoạt động mức độ 3: Nằm liệt giường dưới ½ số ngày trong tháng trước đó.

4. Giai đoạn 4 (được gọi là AIDS)

– Hội chứng suy mòn nặng bao gồm sụt cân không rõ nguyên nhân >10% trọng lượng cơ thể, tiêu chảy mạn tính > 1 tháng  không rõ căn nguyên, mệt mỏi và sốt >1 tháng không rõ căn nguyên.

– Viêm phổi do Pneumocystis jiroveci (một căn nguyên nấm gây viêm phổi thường gặp ở người bị suy giảm miễn dịch).

– Bệnh Toxoplasma ở não.

– Bệnh do Cryptosporidia kèm tiêu chảy >1 tháng.

– Nhiễm nấm Cryptococcus.

– Bệnh trên da và niêm mạc do virus Herpes simplex > 1 tháng hoặc ở nội tạng.

– Viêm não chất trắng đa ổ tiến triển.

– Nhiễm nấm Candida thực quản, khí quản, phế quản hoặc phổi.

– Nhiễm khuẩn huyết Salmonella không do thương hàn.

– Lao ngoài phổi.

– Các bệnh nấm đang lưu hành ở địa phương có biểu hiện lan tỏa toàn thân.

– U lympho .

– Bệnh lý não do virus HIV: Rối loạn khả năng nhận thức và/hoặc rối loạn chức năng vận động có tác động khó khăn đến sinh hoạt hàng ngày, tiến triển trong vài tuần hoặc có thể vài tháng mà không có bệnh lý nào khác ngoài HIV.

– Và/hoặc hoạt động mức độ 4: Thời gian nằm liệt giường >50% số ngày trong tháng trước đó.

II. Những thắc mắc thường có của người HIV

1. Xét nghiệm HIV thời kỳ cửa sổ

“Sau khi quan hệ phát hiện bạn tình bị nhiễm HIV, khiến tâm lý vô cùng lo lắng vì đã không dùng bao cao su, đi kiểm tra luôn có phát hiện được HIV không?”

xet_nghiem_hiv_giai_doan_cua_so

Xét nghiệm HIV giai đoạn cửa sổ

Khi virus HIV xâm nhập, cơ thể cũng cần một khoảng thời gian để sản sinh ra kháng thể, thời gian đó gọi là thời kỳ cửa sổ (tính từ lúc virus HIV xâm nhập vào cơ thể đến lúc phát hiện được HIV qua xét nghiệm) cho nên có thể cho ra kết quả âm tính nhưng thực ra bản thân đã bị nhiễm HIV rồi. Do vậy không nên chủ quan với kết quả xét nghiệm ở giai đoạn này.

“HIV giai đoạn cửa sổ có chữa được không?”

Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nhưng đã có thuốc làm kìm hãm sự phát triển của virus. Ở giai đoạn cửa sổ khi virus chưa phát triển mạnh gây suy giảm miễn dịch, nếu được điều trị sớm sẽ giúp cho người bệnh có thể kéo dài thêm tuổi thọ của mình.

2. HIV giai đoạn cuối sống được bao lâu?

hiv_giai_doan_cuoi_aids

HIV giai đoạn cuối AIDS

HIV giai đoạn cuối còn được gọi là AIDS là mức độ nặng nhất của HIV khi mà hệ thống miễn dịch gần như đã bị suy yếu hoàn toàn. Do vậy việc cơ thể dễ mắc các bệnh cơ hội là khó có thể phòng tránh được.

Việc dự báo chính xác khoảng thời gian sống thêm được trên đối tượng đã tiến triển đến giai đoạn này là không giống nhau, có thể 3 năm, 10 năm hoặc lâu hơn bởi vì phần lớn các ca tử vong đến từ việc cơ thể mắc nhiều bệnh lý nền cùng lúc, nên thời gian có thể sống thêm được còn phụ thuộc rất lớn vào sự chăm sóc dành cho nhóm đối tượng này.

Hiện nay việc dùng thuốc để ngăn cản sự phát triển của virus cũng giúp làm kéo dài thời gian sống.

3. Chăm sóc người bị HIV như thế nào?

Hoạt động hàng ngày

– Giữ vệ sinh tốt, rửa tay thường xuyên với xà phòng.

– Tránh tiếp xúc với phân chó, mèo, chim khi chăm sóc, tránh tiếp xúc với mèo và các loài bò sát.

– Tránh bơi lội nơi ao hồ, sông biển có ô nhiễm phân, chất thải của người và động vật.

Ăn uống

– Uống nước đã đun sôi ít nhất 1 phút hoặc nước đóng chai, nước làm đá cũng phải là nước đun sôi.

– Không ăn trứng, thịt gia cầm, các đồ thủy hải sản như tôm, cua, ốc chưa được nấu chín và các sản phẩm từ sữa chua chưa được tiệt trùng.

– Đối với các loại rau quả bắt buộc cần gọt vỏ và rửa sạch trước khi dùng.

Lối sống lành mạnh

– Không hút thuốc, nếu không được cần hạn chế tối thiểu lượng hút đến mức chịu được rồi từ từ bỏ hẳn.

– Khi có quan hệ tình dục phải sử dụng bao cao su đúng cách và ngay từ đầu và cần thực hiện các biện pháp tránh thai để ngăn ngừa có thai ngoài ý muốn.

– Tránh tiếp xúc với những người có bệnh dễ lây nhiễm như thủy đậu, zona…

HIV đã và đang là nỗi đau của cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Để phòng tránh và tiêu diệt HIV cần sự chung tay của cả cộng đồng chứ không thể chỉ dựa vào một cá nhân nào. Việc nhận biết biểu hiện của mỗi giai đoạn là điều kiện quan trọng để giúp cho chính bản thân người bệnh và cho toàn xã hội nhanh chóng đẩy lùi được căn bệnh này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *