Các dấu hiệu tai biến cần biết để có cách xử lý kịp thời

Nếu nội dung bài viết chưa chính xác, vui lòng thông báo cho chúng tôi tại đây

Tai biến mạch máu não có thể nguy hiểm tới tính mạng

Tai biến mạch máu não có thể nguy hiểm tới tính mạng

1. Tai biến mạch máu não là gì?

Tai biến mạch máu não là tình trạng xảy ra khi não không được cung cấp đủ máu do tắc hoặc giảm cung cấp, từ đó ngăn cản các mô não nhận oxy và chất dinh dưỡng khiến các tế bào não bị chết đi trong vài phút.

Đây được coi là một tình trạng y tế khẩn cấp và việc phát hiện sớm để có các biện pháp xử lý kịp thời là rất quan trọng.

Tai biến mạch máu não thường gồm 2 dạng là xuất huyết não (thể nặng) và nhồi máu não (thể nhẹ). Với những bệnh nhân bị xuất huyết não, thời gian cấp cứu chỉ tính vỏn vẹn bằng phút từ khi xuất hiện dấu hiệu bệnh còn những bệnh nhân nhồi máu não thì thời gian cấp cứu khoảng 4 – 5 tiếng từ khi có dấu hiệu. Ở bất kỳ thể tai biến nào thì từng phút từng giây đều là đáng quý. Nếu xử lý càng sớm thì nguy cơ để lại các biến chứng càng ít.

Xử lý tai biến sớm giúp ngừa các biến chứng

Xử lý tai biến sớm giúp ngừa các biến chứng

2. Các dấu hiệu của tai biến mạch máu não

Khi bị tai biến, dấu hiệu đầu tiên và dễ nhận biết nhất là các dấu hiệu ở trên khuôn mặt. Do não không được cung cấp đầy đủ oxy dẫn tới các dây thần kinh mặt bị tổn thương, đặc biệt là dây thần kinh số 7 khiến cho khuôn mặt bệnh nhân trở nên buồn rầu, thậm chí có thể là tê liệt hoặc không thể cử động một phần hoặc nửa khuôn mặt. Khi đó bệnh nhân cười sẽ bị lõm một phần hoặc nửa khuôn mặt bị xệ xuống.

Do não bị thiếu oxy dẫn tới việc vận động các chi cũng trở nên khó khăn, đặc biệt là hai tay. Tay bệnh nhân ban đầu sẽ bị tê dại và dần trở nên không thể cử động. Khi đó nếu bệnh nhân được yêu cầu dơ hai cánh tay thẳng lên thì một tay sẽ dơ lên được và một tay thì không.

Dấu hiệu FAST giúp cảnh báo đột quỵ

Dấu hiệu FAST giúp cảnh báo đột quỵ

Não chi phối việc giao tiếp trong đó bao gồm cả khả năng nói. Vì vậy khi não bị tổn thương, khả năng nói cũng sẽ bị ảnh hưởng. Khi tai biến, bệnh nhân thường có biểu hiện nói lắp, nói không rõ câu chữ hoặc nói bị nhầm lẫn. Nếu nghi ngờ người bệnh bị tai biến, hãy yêu cầu người bệnh nói lặp đi lặp lại một câu.

Đây là dấu hiệu mà người ngoài khó để nhận biết ra. Vì vậy người bệnh cần ghi nhớ và thông báo ngay cho người thân khi nhận thấy có biểu hiện này. Ở những bệnh nhân tai biến, ban đầu sẽ thấy mọi thứ nhòe đi và sau đó càng lúc càng mờ hơn.

Ngoài cánh tay ra thì các bộ phận khác của cơ thể cũng được điều khiển bởi não. Khi não tổn thương thì hầu hết các bộ phận đều suy yếu đi. Nặng nhất là dẫn tới liệt nửa người và tình trạng này có thể để lại di chứng liệt hẳn.

Hầu hết trường hợp thiếu máu não đều dẫn tới tình trạng hoa mắt và chóng mặt. Bệnh nhân thường cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, có khi là đầu óc quay cuồng.

Khi oxy không cung cấp đủ cho não sẽ khiến bệnh nhân đau đầu. Tùy mức độ mà cơn đau có thể từ nhẹ tới nặng. Nếu thiếu oxy nặng có thể khiến bệnh nhân cảm thấy đầu như muốn nổ tung. Ở những trường hợp này nếu không được xử lý kịp thời rất dễ dẫn tới mất mạng hoặc để lại nhiều biến chứng nặng nề.

Trong một số trường hợp khó thở cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cho một đợt tai biến. Bệnh nhân sẽ cảm thấy khó thở, thở dốc và tim đập nhanh. Các dấu hiệu trên có khi xuất hiện thoáng chốc rồi biến mất tuy nhiên nó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cho những đợt khác, vì vậy người bệnh nếu có biểu hiện này cũng cần hết sức lưu ý.

3. Xử lý khi có dấu hiệu tai biến

Phát hiện ra các dấu hiệu tai biến sớm vô cùng cần thiết. Tuy nhiên khi phát hiện cần xử trí ra sao để tốt nhất? Nếu không được xử lý một cách hợp lý không những không giúp bệnh nhân hồi phục mà còn nguy hiểm tới tính mạng hơn. Dưới đây là cách xử lý khi phát hiện có các dấu hiệu của tai biến.

Chắc chắn việc đầu tiên cần làm khi phát hiện các dấu hiệu của tai biến là gọi ngay tới cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu. Ngoài ra trong thời gian đợi cấp cứu bạn cũng có thể áp dụng một số biện pháp như:

– Giữ liên lạc với nhân viên y tế, báo cáo tình trạng của bệnh nhân và xin cách xử lý phù hợp. Việc này còn thuận tiện cho việc cấp cứu của các nhân viên y tế.

– Để bệnh nhân nằm ở nơi thoáng mát, tránh vây quanh bệnh nhân để bệnh nhân có thể hô hấp một cách dễ dàng nhất.

– Nới lỏng quần áo cho bệnh nhân.

– Nếu bệnh nhân có biểu hiện co giật cần lấy một miếng giẻ hoặc đôi đũa để vào miệng bệnh nhân để phòng việc bệnh nhân cắn vào lưỡi.

Khi phát hiện dấu hiệu tai biến cần báo ngay tới cơ sở y tế gần nhất

Khi phát hiện dấu hiệu tai biến cần báo ngay tới cơ sở y tế gần nhất

4. Phòng ngừa tai biến

Để phòng ngừa tai biến, mọi người nên giữ một thói quen ăn uống và sinh hoạt khoa học. Cụ thể là:

– Ăn nhiều rau, củ, quả để cải thiện sức bền thành mạch và ngăn ngừa hình thành huyết khối trong lòng mạch.

– Sử dụng các chất béo bão hòa như dầu đậu nành, dầu cá, dầu mè để hạn chế việc hình thành cục máu đông trong lòng mạch.

– Hạn chế ăn nhiều muối, nội tạng động vật và các chất béo không bão hòa.

– Vận động thường xuyên, xoa bóp khắp cơ thể để cho các mạch máu được lưu thông.

Thực hiện lối sống khoa học giúp phòng ngừa tai biến mạch máu não

Thực hiện lối sống khoa học giúp phòng ngừa tai biến mạch máu não

Tóm lại tai biến mạch máu não là một tình trạng y tế khẩn cấp cần phát hiện sớm và có cách xử lý phù hợp để tránh để lại các biến chứng. Với những bệnh nhân đã bị tai biến cần giúp họ luyện tập để phục hồi trở lại.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *