Trẻ em nhỏ hơn 1 tuổi dễ mắc bệnh chàm sữa (lác sữa)
Chàm sữa (lác sữa) là tình trạng hay gặp ở trẻ nhỏ, nhất là dưới 1 tuổi. Để điều trị dứt điểm và an toàn đòi hỏi cha mẹ phải có kiến thức về nguyên nhân gây bệnh và chăm sóc con khi gặp phải trường hợp này. Bật mí phương pháp chăm sóc bé yêu bị chàm sữa.
1. Chàm sữa là gì?
Chàm sữa là bệnh lý không còn xa lạ ở trẻ nhỏ (kể cả khi cơ thể khỏe mạnh). Đây chính là biểu hiện đầu tiên của bệnh chàm thể tạng.
Chàm sữa là giai đoạn sớm của bệnh lý chàm thể tạng
Bệnh thường xuất hiện trên mặt, hai má sau đó quan sát thấy ở cả tay chân hay toàn thân. Lúc đầu, chỉ nổi những nốt hồng, sau chuyển thành mụn nước màu đỏ, khi vỡ có dịch chảy ra, có vảy và tróc da.
Thông thường, tình trạng này tự khỏi ở trẻ từ 2 – 4 tuổi. Nếu ở độ tuổi này vẫn còn mắc thì có khả năng cao trở thành bệnh mạn tính, dễ tái phát và phát triển thành chàm thể tạng. Mặc dù bệnh không lây sang người khác nhưng càng để lâu thì điều trị càng phức tạp.
2. Nguyên nhân bị bệnh chàm sữa
Cả yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể đều có thể dẫn đến chàm sữa ở trẻ nhỏ
Hiện nay, chưa có một công bố chính thức nào về nguyên nhân gây nên tình trạng này nhưng các dữ liệu lâm sàng ghi nhận một số nguyên nhân sau:
– Do cơ địa trẻ bị dị ứng.
– Tỷ lệ mắc bệnh cao ở những đứa trẻ có cha mẹ đã từng hoặc đang bị hen suyễn, dị ứng da, mày đay,…
– Chế độ ăn uống của người phụ nữ do liên quan trực tiếp đến chất lượng sữa của trẻ bú mẹ. Ví dụ, nếu người mẹ bổ sung thừa chất đạm hay ăn nhiều hải sản sẽ thải trừ một phần qua sữa mẹ, cơ thể của bé chưa kịp thích nghi sẽ dẫn đến dị ứng xảy ra.
3. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị chàm sữa?
Bệnh phổ biến ở trẻ sau sinh khoảng 6 tháng. Vị trí xuất hiện như mặt, má, lan xuống cằm, cổ và tay chân hay cả cơ thể.
– Ban đầu chỉ thấy nổi mẩn đỏ, sau đó thành mụn nước bé li ti, màu đỏ. Khi mụn nước vỡ ra do các yếu tố bên ngoài, vùng da tổn thương này tạo thành những vảy dày. Sau 1- 3 ngày, vảy sẽ se lại và bong, còn lại lớp da mỏng, nhẵn. Phần da này nhanh chóng bị khô, tróc tạo nên mảng vảy dày hay vụn khiến cho vùng chàm có màu da đậm hơn.
– Bên cạnh đó, có thể kèm theo một số biểu hiện dị ứng của bệnh hen phế quản hay viêm mũi.
– Chàm sữa gây khó chịu, do đó, trẻ thường quấy khóc, kén ăn, ngủ trằn trọc.
– Các vùng da ngứa sẽ khiến trẻ gãi liên tục làm mụn nước vỡ, tiết dịch và lở loét. Do đó, cần vệ sinh thật tốt da tổn thương nếu không sẽ bị nhiễm trùng, rất khó điều trị và còn để lại sẹo.
Chàm sữa xuất hiện bắt đầu ở má sau đó lan xuống cổ, tay chân và có thể toàn thân
4. Chàm sữa bao lâu thì khỏi?
Theo nhận định của một số chuyên gia da liễu: Chàm sữa là một tình trạng về da chỉ xảy ra trong thời gian ngắn. Bệnh sẽ tự biến mất nếu trẻ được chăm sóc thích hợp. Thông thường, ở độ tuổi từ 2 – 4, các triệu chứng sẽ tự thuyên giảm do hệ thống miễn dịch của bé đã hoàn thiện hơn. Nếu phát hiện sớm khi mới có các vết hồng ban và được chăm sóc, kiểm soát tốt sẽ ngăn ngừa tạo thành mụn sữa.
Nhận định và điều trị bệnh kịp thời giúp gia tăng khả năng phục hồi sau tổn thương. Ở những trẻ khỏe mạnh, thời gian tự khỏi thường từ 7 – 10 ngày hoặc có thể dao động từ 2 – 3 tuần, thậm chí là lâu hơn. Đối với những bé có sức đề kháng còn non nớt thì triệu chứng bệnh có thể chuyển biến phức tạp hơn.
Phần lớn chàm sữa có thể hết hẳn khi con được 2 tuổi
5. Bị chàm sữa nên bôi gì?
Các triệu chứng bệnh rất dễ tái phát nếu chế độ dinh dưỡng của trẻ không phù hợp hay thời tiết thay đổi. Mục đích điều trị là khôi phục trạng thái bình thường và hỗ trợ bảo vệ da. Ngăn chặn các tác nhân gây bệnh là nguyên tắc chữa trị quan trọng nhất, đồng thời thực hiện các phương pháp phòng nhiễm trùng và bảo vệ da.
Không khuyến khích việc tự ý sử dụng thuốc tây mà chưa có chỉ định của bác sĩ. Phụ huynh cần thận trọng bôi thuốc đúng theo liều lượng đã được hướng dẫn.
– Giai đoạn nổi mẩn đỏ hoặc tiết dịch: Sử dụng thuốc bôi dung dịch sát trùng nhẹ.
– Tình trạng đỏ, khô và bong tróc da: Dùng thuốc bôi Corticosteroid nồng độ thấp trong một thời gian ngắn từ 5 – 7 ngày hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
– Một số kem dưỡng và chăm sóc da an toàn cho trẻ nhỏ như Ceradan, Dexeryl,… được sử dụng.
Nên bôi gì cho bé để trị chàm sữa?
5.1 Dùng hồ nước trị chàm sữa
Hồ nước có tác dụng tốt trong điều trị bệnh lý này bởi:
– Dưỡng ẩm: Thành phần có chứa Glycerin giúp kiểm soát độ ẩm, thúc đẩy vết thương mau lành, giảm tình trạng khô da.
– Giảm viêm và ngứa:
+ Kẽm Oxyd tác động lên tổn thương làm giảm viêm, kích ứng và ngứa hiệu quả.
+ Glycerin hỗ trợ giảm ngứa do kích ứng, làm dịu làn da.
– Phòng chống nhiễm trùng do hình thành lớp màng mỏng bảo vệ da tránh sự tấn công của vi khuẩn, nấm.
– Đẩy nhanh quá trình tái tạo, phục hồi da.
Khi sử dụng hồ nước bôi cho bé, phụ huynh cần chuẩn bị 1 lọ hồ nước được mua tại các cơ sở bán lẻ uy tín cùng với 1 chiếc khăn mềm. Các bước bôi hồ nước gồm:
– Bước 1: Bố mẹ cần rửa tay sạch bằng xà bông trước khi bôi lên da bé.
– Bước 2: Vệ sinh vùng da bé đang chịu tổn thương bằng nước ấm. Sau đó, dùng khăn sạch thấm khô.
– Bước 3: Sử dụng một lượng hồ vừa đủ thoa nhẹ, đều tay lên da bị chàm từ 3 – 5 phút. Lượng hồ lấy ra cần phù hợp với diện tích da cần bôi, ước lượng 1 hạt đậu cho 1 bên má.
5.2 Trị chàm sữa bằng dầu dừa
Sở dĩ dầu dừa được các bà mẹ tin dùng để khắc phục và kiểm soát bệnh chàm sữa ở con do một số nguyên nhân sau:
– Tính kháng khuẩn và chống oxy hóa mạnh, ngăn ngừa sự phát triển của các vết loét, giúp làm mềm, giảm kích ứng da.
– Thành phần Acid Lauric hỗ trợ kiểm soát vi khuẩn sinh trưởng trên da.
– Dầu dừa chứa Vitamin E có tác dụng dưỡng ẩm, giúp da căng mịn và tăng cường sức khỏe da.
– Phytonutrients và Polyphenols hỗ trợ tạo liên kết giữa các tế bào da vững mạnh, giúp cho các vết thương nhanh lành hơn.
– Dầu dừa khá lành tính, không gây dị ứng, thuận tiện cho người sử dụng.
– Có 2 cách dùng dầu dừa trị chàm sữa phổ biến hiện nay:
+ Thoa trực tiếp lên vùng da tổn thương của bé:
+ Sau khi vệ sinh sạch sẽ thân thể bé, lấy ½ thìa dầu dừa ra tay. Dùng lòng bàn tay xoa đều vào nhau, rồi massage nhẹ lên da bé.
+ Đợi khoảng 15 phút để dầu thấm đều lên bề mặt da.
+ Sử dụng giấy thấm dầu hút bớt phần dầu thừa trên da và mặc quần áo vào cho trẻ.
– Tắm bằng dầu dừa và bột yến mạch:
+ Dùng 150g dầu dừa phối hợp với yến mạch, trộn kỹ đến khi thu được hỗn hợp sánh mịn.
+ Tắm qua cho trẻ. Tiếp theo, thoa hỗn hợp trên lên vùng da tổn thương của trẻ.
+ Sau 15 phút, tắm lại cho bé.
Dầu dừa có tác dụng giảm ngứa, chống viêm
5.3 Bôi sữa mẹ lên vùng da bị chàm sữa
Phương thức chữa trị này đang được các bà mẹ áp dụng phổ biến do:
– Endorphin trong sữa mẹ có hoạt tính giảm ngứa nhanh và thậm chí khỏi hẳn khi dùng lâu dài, đồng thời còn ức chế sự sinh trưởng của các tế bào nấm gây bệnh. Từ đó thu hẹp và loại bỏ dần các vết chàm trên da.
– Sữa mẹ cân bằng độ ẩm rất tốt, giúp làm dịu nhẹ làn da.
– Ngăn ngừa tái phát bệnh sau khi khỏi.
Bên cạnh đó, mẹ cũng cần phải chú ý là chỉ sử dụng sữa của chính mình và có chế độ sinh hoạt và bố dung chất dinh dưỡng khoa học để đảm bảo chất lượng của sữa tiết ra.
Hướng dẫn cách dùng sữa mẹ đạt kết quả tốt:
– Rửa sạch vùng da tổn thương của con bằng nước ấm, rồi lau khô bằng khăn sạch.
– Bôi trực tiếp sữa mẹ lên vùng da đó, mỗi ngày 5 – 6 lần, mỗi lần nên cách nhau 30 phút.
– Để phòng ngừa tái phát, cứ mỗi tháng mẹ nên lau lại người con bằng sữa của mình để tránh viêm nhiễm và vi khuẩn gây bệnh.
5.4 Có nên dùng thuốc Eumovate trị chàm sữa ở trẻ nhỏ?
Thành phần Clobetasone Butyrate trong Eumovate thuộc nhóm Corticoid mạnh, do đó, chỉ trong một thời gian ngắn trẻ sẽ hết ngứa. Tuy nhiên, nếu dùng không đúng cách sẽ gây ra hậu quả nặng nề tới sức khỏe. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng loại thuốc này để điều trị chàm sữa ở trẻ nhỏ.
Thận trọng khi dùng Eumovate trị chàm sữa ở trẻ nhỏ
Trong những trường hợp nặng, khi phải dùng đến Eumovate thì cần có sự đồng ý của bác sĩ. Để đảm bảo an toàn, mới đầu mẹ chỉ nên bôi trên một vùng da nhỏ của con xem có phản ứng bất thường không rồi mới sử dụng rộng hơn. Chỉ bôi với lượng nhỏ đủ dàn thành lớp mỏng trên da.
Khi dùng thuốc Eumovate sai cách sẽ đem lại các hậu quả đáng tiếc sau: Teo, ran da, kích thích mọc nhiều lông, bỏng rát vùng da bôi thuốc,… và tiềm ẩn một số nguy cơ như viêm da tiếp xúc, nhiễm trùng. Do đó, mỗi ngày chỉ nên dùng 1 – 2 lần trong 3 – 4 ngày, tuyệt đối không dùng kéo dài.
6. Bị chàm sữa tắm lá gì?
6.1 Lá trầu không
Dùng lá trầu không để trị chàm sữa
Theo quan niệm của dân gian, loại lá này được dùng để trị mụn nhọt, mề đay, mẩn ngứa do thành phần chứa hợp chất Phenol có tác dụng ngăn cản hoạt động của nhiều loại vi khuẩn, nấm gây bệnh giúp phòng tránh chàm bội nhiễm. Bên cạnh đó, các dưỡng chất như Betel – Phenol, Chavicol có tác dụng tăng tái tạo da và cải thiện tình trạng viêm và ngứa.
Cách thực hiện: Rửa bụi bẩn ở lá trầu không, đun sôi với nước khoảng 10 phút rồi thêm nước lạnh pha đến nhiệt độ thích hợp và tắm cho trẻ bằng nước vừa pha.
6.2 Lá khế
Lá khế có tính mát, giúp thanh nhiệt thải độc nên được dùng trong trị ngứa, dị ứng da. Đồng thời còn chứa thành phần kháng khuẩn, kháng viêm có lợi trong giảm sưng viêm.
Cách thực hiện: Sơ chế sạch lá khế tươi. Đun với nước sôi 5 – 10 phút, sau đó pha thêm nước lạnh. Thực hiện tắm thường xuyên cho bé với nước này để giảm ngứa, mẩn đỏ.
6.3 Lá trà xanh
Thành phần trà xanh có chứa:
– Sterol và Catechin chống viêm, ức chế quá trình giải phóng các yếu tố gây viêm.
– Vitamin A, C, E – Các chất chống oxy hóa tự nhiên và một số vi chất như Kẽm, Mangan,… giúp làm giảm tổn thương da.
– Tanin hỗ trợ tạo liên kết giữa các phân tử da, ngăn chặn sự xâm nhập của các yếu tố gây bệnh từ bên ngoài.
– Theanine cân bằng ẩm cho da.
Cách thực hiện: Rửa hết bụi bẩn ở lá trà xanh, vò nát, đổ nước sôi vào. Pha thêm với nước lạnh cho ấm rồi tắm cho trẻ, phần bã đắp lên vết thương.
Trà xanh có thể làm giảm triệu chứng do chàm sữa gây ra
7. Con bị chàm sữa mẹ nên kiêng ăn gì?
Chàm sữa là tình trạng dễ xảy ra ở trẻ đang trong giai đoạn bú sữa mẹ. Do vậy, trong thời kỳ này, mẹ nên thiết lập một chế độ ăn uống phù hợp để giúp kiểm soát và điều trị bệnh tốt hơn. Sau đây là nhóm thực phẩm cần phải hạn chế sử dụng:
– Động vật chứa nhiều chất tanh như tôm, cá, cua,… có tỷ lệ Protein kích thước nhỏ cao nên dễ gây dị ứng ở trẻ.
– Thức ăn giàu chất béo sẽ làm cho các nốt chàm mới xuất hiện nhiều hơn, đồng thời những tổn thương cũ sẽ ngứa dai dẳng, khó khỏi hơn.
– Đồ cay nóng khiến vùng da bị bệnh trở nên sưng ngứa nhiều hơn.
– Các chế phẩm từ sữa bò làm tăng nguy cơ bị chàm sữa ở trẻ sơ sinh do chứa hơn 30 chất có thể gây dị ứng cao.
– Đậu nành chứa lượng protein dồi dào làm cho tình trạng của con càng nặng thêm. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng: có một mối liên quan mật thiết giữa trẻ bị dị ứng với Protein trong sữa bò và đậu nành.
– Các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá,…) được tiết ra cùng với sữa mẹ, từ đó ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ.
Mẹ nên tránh ăn thực phẩm chứa nhiều chất tanh khi con bị chàm sữa
8. Phòng tránh bệnh chàm sữa cho trẻ nhỏ
Có 3 yếu tố cần phải chú ý trong phòng ngừa tình trạng này:
– Chế độ dinh dưỡng: Đừng nên ngừng cho trẻ bú sữa mẹ sớm. Khi chế biến thức ăn dặm cho con cần loại bỏ các thực phẩm như trứng, hải sản,…
– Vệ sinh cá nhân cho bé:
+ Tránh sử dụng xà phòng hay sữa tắm để vệ sinh thân thể mỗi ngày cho con. Để giảm các triệu chứng ngứa khó chịu do chàm sữa thì nên dùng nước ấm để rửa người.
+ Lựa chọn quần áo có chất liệu vải thông thoáng, hút mồ hôi tốt nhằm tránh cọ xát vùng da bệnh và giữ cho cơ thể luôn khô ráo.
+ Môi trường xung quanh: Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, nhất là khu vực ngủ của trẻ. Không tiếp xúc trực tiếp với thú cưng như chó, mèo,…
Cho con bú sữa mẹ là một trong những cách phòng ngừa bệnh chàm sữa ở trẻ nhỏ
Nói tóm lại, chàm sữa ở trẻ em rất hay xảy ra, vậy nên, các bậc phụ huynh cần phải chú tâm đến các dấu hiệu bất thường trên da con để nhận biết và chăm sóc đúng cách. Trong tình huống bệnh nặng hơn thì nên đưa bé đến gặp bác sĩ da liễu để thăm khám và đưa ra phác đồ trị liệu phù hợp bởi đây có thể là dấu hiệu của một bệnh tiềm ẩn nguy hiểm khác.