Viêm kết mạc mắt do virus (đau mắt đỏ)

Nếu nội dung bài viết chưa chính xác, vui lòng thông báo cho chúng tôi tại đây

Bệnh viêm kết mạc mắt do virus - đau mắt đỏ

Bệnh viêm kết mạc mắt do virus – đau mắt đỏ

Bệnh viêm kết mạc mắt do virus thường xảy ra vào mùa xuân hè, có khả năng lây lan mạnh và trong thời gian ngắn trở thành ổ dịch lớn. Bất kỳ ai cũng có thể trở thành nguồn bệnh và đối tượng lây nhiễm trong cộng đồng, từ người già, trẻ nhỏ cho đến người trưởng thành. Cùng tìm hiểu kỹ các thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, cẩm nang điều trị và phòng bệnh hiệu quả nhất.

1. Viêm kết mạc mắt là gì? Nguyên nhân gây bệnh?

Bệnh viêm kết mạc mắt hay thường gọi một cách dễ hình dung là đau mắt đỏ. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do virus gây ra, trong đó virus nhóm Adeno chiếm tới 80%. Ngoài ra, một phần viêm kết mạc mắt còn do các tác nhân gây bệnh khác như: vi khuẩn, yếu tố gây dị ứng (bụi, phấn hoa, lông động vật, thuốc),…

Tùy vào tác nhân gây bệnh mà bệnh có sự biểu hiện khác nhau. Trong đó, viêm kết mạc mắt do virus thường đặc trưng bởi tình trạng viêm ở lớp màng trong suốt phủ trên bề mặt nhãn cầu (lòng trắng) cùng với hiện tượng kết mạc mi.

Triệu chứng viêm kết mạc mắt do virus

Triệu chứng viêm kết mạc mắt do virus

Mắt thường có biểu hiện sưng, đỏ, chảy nhiều nước mắt, nhiều gỉ, người bệnh cảm thấy đau, ngứa, mắt cộm rát, sợ ánh sáng hay thậm chí suy giảm thị lực. Có thể xuất hiện ở một bên hoặc cả 2 bên mắt.

Các triệu chứng toàn thân khác bao gồm: sốt nhẹ, ho, hắt hơi, đau họng, nổi hạch,…

Do yếu tố gây bệnh chính là Virus nên bệnh có thể lây lan nhanh từ người này sang người khác thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với loại Virus đó. Các con đường lây nhiễm cơ bản trong cộng đồng bao gồm:

– Lây qua các vật dụng sinh hoạt hàng ngày:

+ Virus có thể tồn tại trong môi trường, bám trên bề mặt các đồ dùng trong thời gian lên tới 35 ngày.

+ Những người trong cùng gia đình, cùng cơ quan có nguy cơ nhiễm bệnh cao nếu sử dụng chung khăn mặt, chậu rửa hay cầm nắm vào các dụng cụ mà người bệnh đã tiếp xúc sau khi dụi mắt. Ở những vùng có điều kiện vệ sinh kém, ruồi cũng có thể là trung gian lây bệnh đáng lo ngại.

– Lây qua đường nước bọt:

+ Nước mắt được tiết ra để thực hiện nhiệm vụ dinh dưỡng và làm sạch cho mắt. Sau đó sẽ thoát qua đường dẫn nước mắt (lệ đạo) rồi đổ xuống mũi, họng.

Bệnh viêm kết mạc lây qua đường nước bọt

Bệnh viêm kết mạc lây qua đường nước bọt

+ Ở người bị viêm kết mạc do virus, trong nước mắt này có chứa rất nhiều virus. Nên khi bệnh nhân nói chuyện, ho hoặc hắt hơi thì virus sẽ bắn ra ngoài theo đường nước bọt bắn. Dẫn đến lây bệnh cho người khác.

Mắt là một bộ phận rất nhạy cảm, khi thấy xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào kể trên, người bệnh hãy thăm khám bác sĩ, hỏi ý kiến chuyên gia kịp thời để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. Từ đó có các biện pháp chữa trị phù hợp nhất, phòng ngừa biến chứng xảy ra ở giai đoạn muộn của bệnh.

Bệnh nhân viêm kết mạc nên đi khám bác sĩ

Bệnh nhân viêm kết mạc nên đi khám bác sĩ

Bệnh nhân tuyệt đối không được tự mình điều trị theo các cách truyền miệng, hoặc trên mạng mà chưa được kiểm chứng: không xông lá trầu hay các loại lá khác, không đắp hành củ, nhỏ sữa mẹ… vào mắt.

Việc tự ý mua thuốc và sử dụng không theo chỉ định của bác sĩ cũng có thể sẽ làm bệnh nặng hơn, dẫn tới những hậu quả khôn lường như: suy giảm thị lực, viêm loét giác mạc, thậm chí nặng nhất là mù lòa.

Để điều trị hoàn toàn viêm kết mạc mắt do virus gây ra cần tiến hành đồng thời cả điều trị tại mắt và điều trị toàn thân.

4.1 Điều trị tại mắt

– Dùng thuốc được bác sĩ chỉ định trong đơn đã kê phù hợp với mức độ tổn thương mắt và tình trạng hiện tại của cơ thể người bệnh. Thường bao gồm các thuốc kháng sinh, kháng viêm, nước mắt nhân tạo,… được sản xuất ở dạng dung dịch, hỗn dịch, gel hoặc mỡ.

Điều trị viêm kết mạc: điều trị tại mắt

Điều trị viêm kết mạc: điều trị tại mắt

– Tuân thủ đúng, đủ về thời gian, liều lượng, số lần dùng thuốc trong ngày.

– Thực hiện theo hướng dẫn tra thuốc đúng cách: Cố gắng không chạm đầu tuýp hoặc ống thuốc vào mi mắt, tránh tra thuốc ra ngoài mắt gây khó chịu, lèm nhèm.

– Thực hiện khám lại theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi, kiểm soát tiến triển của bệnh. Trường hợp thấy những triệu chứng bất thường của mắt không thuyên giảm hoặc thậm chí nặng hơn như: đau, sưng hơn, chảy nước hồng, chảy máu,… thì cần ngưng dùng thuốc và liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn kịp thời.

4.2 Điều trị toàn thân

– Dùng kháng sinh toàn thân khi bệnh nhân có biểu hiện sốt, viêm họng, nổi hạch. Ví dụ như: Erythromycin, Cephalexin,…

– Đồng thời có thể sử dụng kết hợp với các thuốc chống viêm, giảm đau khác như: Alphachymotrypsine, Amitase,… hay Paracetamol để hạ sốt.

Điều trị viêm kết mạc sử dụng kết hợp thuốc giảm đau, chống viêm

Điều trị viêm kết mạc sử dụng kết hợp thuốc giảm đau, chống viêm

– Ngủ nghỉ đủ giấc, hạn chế tối đa tiếp xúc các màn hình điện tử trong thời gian điều trị bệnh để mắt được mau lành.

– Không day, dụi mắt vì có thể gây tổn thương giác mạc, làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, dẫn đến suy giảm thị lực.

– Người bệnh cần thiết được đeo khẩu trang y tế, cách ly để bệnh không lây lan trong cộng đồng.

– Chế độ dinh dưỡng đầy đủ giúp cơ thể nâng cao thể trạng, sức đề kháng, miễn dịch giúp đẩy lùi bệnh nhanh chóng. Trong đó, người bệnh nên kiêng hoặc hạn chế thực phẩm chứa nhiều ớt, hạt tiêu. Do cay nên có thể khiến mắt bị chảy nước, tăng cảm giác khó chịu.

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ giúp hỗ trợ điều trị viêm kết mạc

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ giúp hỗ trợ điều trị viêm kết mạc

Để có thể ngăn ngừa lây nhiễm Virus gây bệnh đau mắt đỏ trong cộng đồng, mỗi cá nhân cần có ý thức tự mình phòng chống cho bản thân và mọi người xung quanh. Để phòng tránh bệnh viêm kết mạc, nên thực hiện các biện pháp sau:

– Vệ sinh mặt, mắt sạch sẽ bằng nước muối sinh lý 0.9% hàng ngày.

– Dùng khăn lau riêng. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch khi tiếp xúc với các đồ dùng nơi công cộng, đặc biệt là sau khi nói chuyện trực tiếp với người bệnh.

Rửa tay sạch bằng xà phòng giúp ngăn ngừa viêm kết mạc

Rửa tay sạch bằng xà phòng giúp ngăn ngừa viêm kết mạc

– Hạn chế tối đa dụi mắt, chạm tay vào mắt khi chưa đảm bảo sạch sẽ

– Cố gắng không để nước bẩn, bụi hoặc các loại hóa chất (dầu gội, sữa tắm…) dính vào mắt, Nếu có phải loại bỏ ngay bằng nước sạch.

– Chế độ ăn uống hợp lý, đủ chất dinh dưỡng, tăng cường bổ sung vitamin C từ các loại trái cây để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Kết hợp tập luyện thể dục thể thao hàng ngày. Từ đó giúp tránh khỏi tác nhân gây hại từ môi trường.

– Nên đeo khẩu trang y tế khi đến những nơi công cộng, đặc biệt là vào mùa dịch. Chỉ đi bơi ở những bể bơi sạch, đạt tiêu chuẩn. Chú ý sử dụng kính bơi và rửa mắt nhiều bằng dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0.9% nhiều lần ngay sau khi bơi xong.

Đeo khẩu trang y tế tại nơi công cộng để phòng ngừa viêm kết mạc mắt

Đeo khẩu trang y tế tại nơi công cộng

– Đặc biệt, đối với người nhà bệnh nhân: Tuyệt đối chấp hành đầy đủ các biện pháp nêu trên. Cách tốt nhất nên thực hiện cách ly qua đường tiếp xúc. Ví dụ: Đeo khẩu trang kể cả khi ở trong nhà, không nên ôm hôn người khác – đặc biệt là các em bé,…

– Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, mở cửa thông gió. Vì bụi bẩn, ô nhiễm là những yếu tố nguy cơ trực tiếp làm gia tăng mức độ lây lan các bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng.

Như vậy, bệnh viêm kết mạc do virus (đau mắt đỏ) có khả năng lây lan mạnh, phát triển theo mùa. Tuy không nguy hiểm tính mạng nhưng sẽ gây bất lợi đáng kể cho cuộc sống sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân. Vì thế, mỗi người cần hiểu rõ các triệu chứng, tuân thủ điều trị và phòng ngừa để bảo vệ bản thân và những người xung quanh hiệu quả nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *