Cân nặng và chiều dài chuẩn của thai nhi theo WHO

Nếu nội dung bài viết chưa chính xác, vui lòng thông báo cho chúng tôi tại đây

Sự phát triển của thai nhi theo tuần tuổi

Sự phát triển của thai nhi theo tuần tuổi như thế nào?

Bảng cân nặng và chiều dài của thai nhi theo tuần tuổi là thước đo tham khảo cho các bà mẹ theo dõi được sự phát triển của con có theo đúng tiêu chuẩn hay không. Từ đó giúp mẹ có những biện pháp thay đổi thích hợp như chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng và tập luyện cho phù hợp.

Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết các thông tin về sự phát triển của thai nhi qua bài viết dưới đây!

1. Bảng cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế mới nhất của WHO

Sức khỏe của bé luôn được các ông bố, bà mẹ quan tâm hàng đầu trong suốt quá trình thai kỳ. Những bà mẹ tăng cân rất nhanh, rất chậm, khó kiểm soát thường có tâm lý vô cùng lo lắng, không biết con mình có phát triển bình thường hay không. Để giảm bớt băn khoăn của các bậc cha mẹ, sau đây là cân nặng và chiều dài của thai nhi theo tiêu chuẩn WHO.

– Đối với thai nhi, cân nặng là một yếu tố quan trọng để tạo nên một cơ thể toàn diện cả về thể chất lẫn trí não. Bảng cân nặng theo tiêu chuẩn WHO cho thấy cân nặng trung bình của thai nhi theo từng tuần tuổi. Tuy nhiên, số liệu là con số trung bình, cân nặng mỗi thai nhi có thể thay đổi xung quanh con số này.

Bảng cân nặng, chiều dài của thai nhi theo tiêu chuẩn của WHO

Cân nặng, chiều dài của thai nhi theo tiêu chuẩn WHO

– Cùng với cân nặng, các bác sĩ cũng ghi lại chiều dài của thai nhi qua mỗi tuần. Nó được tính từ đáy lên đến đỉnh của thai nhi, do ban đầu chân co lên sát với thân khiến việc đo chiều dài từ đầu đến chân của thai nhi không thể chính xác. Từ tuần thứ 20 trở đi, chiều dài của thai nhi có thể tính được từ gót chân lên tới đầu.

– Chỉ số cân nặng và chiều dài theo tiêu chuẩn được tính bắt đầu từ tuần thứ 8 và kết thúc ở tuần thứ 40 của thai kỳ. Từ bảng trên có thể tra cứu cân nặng và chiều dài của thai nhi qua các tuần tuổi. Ví dụ như: ở tuần thứ 30, cân nặng thai nhi vào khoảng 1,3kg và chiều dài khoảng 39,9cm. Sau khi khám tại các cơ sở y tế, mẹ bầu có thể so sánh với các chỉ số trong bảng để biết con có phát triển tốt hay không? Từ đó, đưa ra những phương pháp điều chỉnh hợp lý như chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng và các bài tập tốt cho thai nhi,…

Bảng cân nặng và chiều cao chuẩn của thai nhi Việt Nam

Ngày nay, cân nặng và chiều cao chuẩn tiêu chuẩn Việt Nam hay của bệnh viện trong nước như bệnh viện quân y 103, bệnh viện Từ Dũ,… cũng dựa vào tiêu chuẩn quốc tế làm cơ sở.

2. Cách đo chiều dài và cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi

Đầu tiên để có thể đối chiếu được cân nặng và chiều dài cần xác định được số tuần tuổi của thai nhi. Thông thường, các bác sĩ sử dụng phương pháp siêu âm, cho phép đo số lượng cấu trúc của phôi thai và thai nhi. Nếu người mẹ cung cấp ngày kinh nguyệt cuối cùng trước khi thụ thai, sẽ cho kết quả chính xác hơn về ngày dự sinh và tuần tuổi. Thông thường, ngày đầu của thai nhi được tính là ngày đầu kỳ kinh cuối đối với chu kỳ kinh nguyệt đều 28 ngày.

Cách tính chiều dài và trọng lượng của thai nhi

Cách tính chiều dài và trọng lượng của thai nhi

Dựa trên cơ sở đó, với mỗi giai đoạn phát triển lại có các cách tính chiều dài thai nhi khác nhau:

– Từ 8 – 19 tuần: Cách đơn giản nhất để đo chiều dài của thai nhi trong tử cung là đo chiều cao cơ bản của mẹ, được tính từ xương mu đến đỉnh tử cung trong giai đoạn đầu. Hay được tính từ đầu đến mông của thai nhi do tư thế uốn cong. Chính vì vậy nó còn được gọi là chiều dài đầu mông. Chỉ cần nhập tuổi thai, đường kính lưỡng đỉnh, đường kính ngang bụng, chu vi bụng, chu vi đầu và chiều dài xương đùi, sau đó máy tính sẽ tính trọng lượng thai nhi từ nhiều công thức khác nhau như Warsof, Shepard,…

– Từ tuần 20 – 42: Trong khoảng thời gian này chiều dài của thai nhi được tính từ đầu đến gót chân. Cân nặng tăng dần đều cùng với chiều dài. 

– Từ tuần thứ 32 trở đi: Thai nhi phát triển tối đa kể cả chiều dài và cân nặng, các bộ phận, đường nét được hoàn thành.

3. Ảnh hưởng của cân nặng, chiều cao đến mẹ và bé

Theo các chuyên gia, khi trẻ thiếu hay vượt quá số cân nặng theo tiêu chuẩn của WHO có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của cả bé và mẹ. Do đó, mẹ cần lưu ý theo dõi sự phát triển của trẻ để khi có bất thường về cân nặng của trẻ, mẹ cần thăm khám bác sĩ ngay để có lời khuyên và biện pháp xử lý an toàn, hiệu quả.

Ảnh hưởng cân nặng của thai nhi đến mẹ và bé

Ảnh hưởng cân nặng của thai nhi đến mẹ và bé

3.1 Khi thai nhi phát triển thiếu cân, chiều cao so với tuổi thai

Dấu hiệu trẻ thiếu cân cho thấy chế độ ăn của mẹ bầu chưa cung cấp đủ chất dinh dưỡng hoặc cũng có thể do một số nguyên nhân khác như:

– Cơ thể người mẹ bị suy nhược.

– Người mẹ mắc một số bệnh lý ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ như cao huyết áp.

– Bà bầu thường xuyên bị áp lực, lo lắng, trầm cảm,…

– Người mẹ chưa đủ 18 tuổi hoặc lao động quá mức.

Điều này khiến bé sinh ra thiếu cân gây ảnh hưởng đến các chỉ số vận động, thông minh và nguy cơ mắc một số bệnh lý như hạ đường huyết, viêm phổi, phản ứng chậm, kém thông minh, các vấn đề về hoạt động,…

3.2 Khi thai nhi phát triển thừa cân, chiều cao so với tuổi thai

Khi chiều dài của thai nhi lớn hơn 3cm so với tiêu chuẩn, bà mẹ cần tiến hành thăm khám để tìm ra nguyên nhân. Có những mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường khiến trọng lượng của thai nhi tăng hơn mức bình thường. Cùng với đó, thai nhi cũng gây tác động lên người mẹ như:

– Những thai nhi thừa cân sẽ khiến người mẹ khó ngủ hơn vào giai đoạn cuối của thai kỳ. 

– Ngoài ra, trong quá trình chuyển dạ và sinh con, kích thước thai nhi lớn khiến bà bầu gặp phải nhiều khó khăn như nguy cơ cao tổn thương đường sinh dục cần phải tiến hành mổ bắt con, vỡ tử cung khi chuyển dạ,… 

Trong bụng mẹ, thai nhi được cung cấp đủ lượng đường huyết. Tuy nhiên, sau khi sinh những trẻ có cân nặng vượt quá tiêu chuẩn khiến cơ thể bé không còn đủ lượng đường sử dụng nhưng hormon insulin vẫn còn. Do đó dẫn đến hạ đường huyết, cùng với Canxi huyết cũng giảm. Trẻ sinh ra có nguy cơ mắc một số bệnh như tiểu đường, suy tim, gặp vấn đề về đường tiêu hóa, thừa cân béo phì,…

4. Những yếu tố tác động đến cân nặng thai nhi

Những yếu tố tác động lên chiều dài và cân nặng của thai nhi

Có nhiều yếu tố tác động đến chiều dài và cân nặng của thai nhi

Cân nặng của thai nhi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, cụ thể như sau:

4.1 Yếu tố di truyền và khác biệt chủng tộc

Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cân nặng và chiều dài của thai nhi là do di truyền. Những trẻ sinh ra ở những nước châu Âu, châu Mỹ, châu Phi thường có cân nặng và chiều cao nhỉnh hơn so với người dân các nước châu Á. Ngoài ra, những cha mẹ có vóc dáng và cân nặng đảm bảo cũng giúp thai nhi phát triển theo đúng tiêu chuẩn.

4.2 Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu

Sự phát triển toàn diện của trẻ từ cân nặng, chiều cao đến trí thông minh phụ thuộc rất nhiều vào chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hàng ngày của người mẹ. Khi chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng giúp trẻ được khỏe mạnh hơn. Ngược lại, khi không cung cấp đủ cho thai nhi khiến bé chậm phát triển, mắc một số bệnh lý,…

Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi

Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi

4.3 Sức khỏe của người mẹ trong quá trình mang thai

Ở những bà mẹ béo phì hoặc mắc bệnh tiểu đường, cân nặng của thai nhi thường cao hơn so với những người mẹ bình thường. Do đó, ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của bé khiến bé thừa cân từ nhỏ, hệ miễn dịch kém hơn so với những đứa trẻ khác.

Ở những bà mẹ nghén nặng, cao huyết áp, trầm cảm, căng thẳng,… khiến trẻ thiếu cân hoặc gặp vấn đề về sức khỏe.

4.4 Thứ tự sinh con và giới tính

Thông thường, con đầu thường nhỏ hơn con thứ. Tuy nhiên khi khoảng cách sinh con gần nhau thì ngược lại, con đầu lại lớn hơn con thứ. Cùng với đó, giới tính cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng, chiều cao của thai nhi. So với các bé gái, bé trai thường có cân nặng và chiều dài nhỏ hơn.

4.5 Số lượng thai

Với những mẹ bầu mang song thai hoặc đa thai thì cân nặng của mỗi trẻ cũng thấp hơn so với bảng tiêu chuẩn WHO.

4.6 Lối sống của người mẹ khi mang thai

Hút thuốc, uống rượu hoặc các chất kích thích khác đều có tác động tiêu cực đến cân nặng của thai nhi. Do đó, mẹ cần

5. Cần làm gì để cân nặng thai nhi theo tuần phát triển đúng chuẩn

Nếu như trẻ có chênh lệch so với bảng tiêu chuẩn, người mẹ có thể cải thiện tình trạng này nhờ vào chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt sau đây:

– Trong suốt quá trình mang thai không nên thực hiện chế độ ăn kiêng vì điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng của thai nhi. Tuy nhiên người mẹ không nhất thiết phải ăn quá nhiều mà chỉ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng mỗi ngày.

– Kiểm soát tốt cân nặng, không để xảy ra tình trạng thừa cân quá nhiều hoặc thiếu cân trầm trọng. Trọng lượng có thể tăng trong toàn bộ thai kỳ chỉ từ 10 – 12kg, đối với trường hợp đa thai có thể 16 – 20 kg. Trong đó, cụ thể như sau:

+ 14 tuần đầu của thai kỳ: cân nặng không nên tăng quá 1,5 – 2kg. Tuy nhiên khi mẹ bầu thiếu cân các bác sĩ khuyên tăng thêm hơn 2kg còn với những mẹ thừa cân có thể không cần tăng hoặc tối đa chỉ 1kg.

+ Giai đoạn tuần thứ 14 – 28: mỗi tuần người mẹ tăng khoảng 0,5kg. Nếu thừa cân chỉ nên tăng nhẹ 0,2 – 0,3 kg mỗi tuần.

– Xây dựng chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi khoa học, hợp lý, không được thức quá khuya, đảm bảo mỗi ngày ngủ đủ 8 tiếng, tránh vận động mạnh. Nên tập một số bài nhẹ nhàng, cân bằng công việc và cuộc sống, không làm việc quá sức để hạn chế tối đa căng thẳng, lo lắng bởi nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.

– Môi trường xung quanh cần trong lành, ít ô nhiễm và tiếng ồn, không có khói thuốc lá.

– Thăm khám thai nhi định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để theo dõi sự phát triển của thai nhi. Nếu có sự sai khác lớn so với tiêu chuẩn cần có sự tư vấn của bác sĩ.

Chế độ sinh hoạt hợp lý giúp trẻ phát triển toàn diện

Chế độ sinh hoạt hợp lý giúp trẻ phát triển toàn diện

Bảng cân nặng và chiều dài của thai nhi theo tuần tuổi ở trên chỉ mang tính chất tham khảo, nếu có sai khác không quá lớn thì cha mẹ không nên quá lo lắng. Khi sai khác lớn hơn nhiều so với tiêu chuẩn cần hỏi ý kiến bác sĩ để xây dựng lối sống sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *