Cao răng là gì? Những lưu ý khi lấy cao răng?

Nếu nội dung bài viết chưa chính xác, vui lòng thông báo cho chúng tôi tại đây

Cao răng là gì? Lưu ý khi lấy cao răng?

Cao răng là gì? Lưu ý khi lấy cao răng?

Chăm sóc răng miệng là một khía cạnh quan trọng của chăm sóc sức khỏe nói chung. Điều đầu tiên bạn cảm nhận về một người khi mới gặp là nụ cười ở trên khuôn mặt. Vì vậy, có một hàm răng khỏe mạnh như lấy cao răng định kỳ là một việc nên làm. Vậy cao răng là gì? Tại sao phải lấy cao răng? Nó có đau không? Hãy cùng Dược Điển Việt Nam tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết sau đây.

1. Cao răng là gì?

Cao răng là mảng bám được cặn vôi hóa cứng hình thành và bao bọc lấy răng, nướu. Nó được hình thành khi vi khuẩn tồn tại tự nhiên trong miệng kết hợp với protein và các mảnh thức ăn khác còn sót lại trong miệng. Khi mảng bám không được điều trị, nó sẽ cứng lại và đổi màu, hình thành cao răng.

Không giống như mảng bám, cao răng là một chất khoáng tích tụ dễ nhận thấy nếu nó ở trên đường viền nướu. Dấu hiệu phổ biến nhất của cao răng là có màu vàng, nâu trên răng hoặc nướu. 

2. Quá trình hình thành cao răng

Quá trình hình thành cao răng như thế nào?

Quá trình hình thành cao răng như thế nào?

Quá trình hình thành cao răng diễn ra như sau:

– Sau khi ăn 15 phút, có một lớp biểu bì đầu tiên được gắn vào răng, là màng protein nước bọt. Nếu màng này không được làm sạch, một lớp cầu khuẩn gram dương bao phủ lên lớp biểu bì và bắt đầu cư trú trên bề mặt răng. Nhiều dạng vi khuẩn hơn được thu hút đến vùng này như Veillonella, Actinomyces và Capnocytophaga. Khi mảng bám mềm, chúng ta có thể loại bỏ chúng bằng bàn chải hoặc chỉ nha khoa.

– Tuy nhiên nếu không có tác động vào, môi trường yếm khí được thiết lập trong vòng ba tuần. Nếu mảng bám tiếp tục phát triển mà không bị tác động, một số vi sinh vật khuẩn lạc Porphyromonas gingivalis, các loài Treponema tiếp tục xâm chiếm. Lúc này bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành lấy cao răng cho bạn vì những biện pháp thông thường không còn có tác dụng.

Thành phần chính xác của quần thể vi khuẩn cao răng sẽ thay đổi dựa trên điều kiện vệ sinh răng miệng, các mảnh thức ăn có sẵn trong miệng cũng như các thành phần nước bọt bài tiết của người đó.

3. Những thực phẩm hình thành cao răng

Thức ăn có hàm lượng đường cao mà không được làm sạch khỏi kẽ răng sẽ có vi khuẩn ăn vào. Từ đó mà miệng giải phóng các axit tiêu hóa tấn công men răng, tạo ra mảng bám hoặc cao răng. Vì vậy kẹo, kem, bánh có lớp phủ đều là những thực phẩm thúc đẩy quá trình hình thành cao răng.

Thực phẩm dễ hình thành cao răng

Thực phẩm dễ hình thành cao răng

Nên tránh sôcôla, đồ uống có đường, đồ uống làm từ sữa có thêm đường, nước hoa quả có chất tạo ngọt, bánh ngọt, bánh nướng và bánh puddings. Cũng nên tránh các thực phẩm khác có hàm lượng đường cao như mứt, mật ong, mứt cam, ngũ cốc ăn sáng có đường, nước sốt, trái cây dạng xi-rô và nước sốt ngọt. Hoặc nếu thích sử dụng nên ăn điều độ để tránh hình thành cao răng

Nếu không thể hoàn toàn tránh ăn thức ăn giàu đường như vậy, thì việc đánh răng đúng cách sau khi ăn là điều bắt buộc.

4. Tại sao phải lấy cao răng?

Cao răng có vẻ không gây bất lợi gì cho bạn. Tuy nhiên chúng lại ảnh hưởng đáng kể tới sức khỏe răng miệng như viêm lợi hay chảy máu chân răng, răng miệng có mùi hôi. Một số tác động khác phải kể đến như:

– Cao răng cũng có thể gây viêm nha chu, làm tiêu xương dẫn đến răng ê buốt, bị đau, thậm chí gây lung lay răng, rụng răng.

– Viêm tủy ngược dòng.

– Tổn thương niêm mạc miệng như viêm, áp tơ.

– Bệnh tai mũi họng như viêm họng mãn tính, viêm amidan.

– Bệnh viêm nha chu có thể gây biến chứng tim mạch, tiểu đường…

– Một lý do khác đáng quan tâm là ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Nếu có cao răng, răng sẽ dễ dàng bắt màu hơn, nhất khi hút thuốc, uống trà, cà phê…

Viêm nha chu do cao răng

Viêm nha chu do cao răng

Sở dĩ xuất hiện những biến chứng này do vi khuẩn phát triển sản xuất ra nhiều độc tố gây viêm. Từ phản ứng viêm có thể gây tiêu xương, lợi mất chỗ bám, khiến răng càng ngày càng dài. Khi vùng xương răng không được bảo vệ dễ khiến khó chịu, ê buốt. Hơn nữa chiều dài răng không thay đổi, nhưng độ dài chân răng lại bị ngắn lại, vì vậy mà răng dễ lung lay.

Vì vậy, nên kiểm tra răng định kỳ 3 – 6 tháng một lần để kiểm tra mảng bám. Từ đó răng miệng có sức khỏe tốt.

5. Lấy cao răng có bị đau không?

Tùy thuộc vào mức độ chịu đựng mà có cảm giác như thế nào. Thông thường khi lấy cao răng sẽ cảm nhận thấy ê buốt, chảy máu nhẹ. Tình trạng này được cải thiện sau khi lấy cao răng.

Vì vậy mà mọi người không cần quá lo lắng, hãy đi lấy cao răng định kỳ để bảo vệ sức khỏe răng miệng.

6. Những lưu ý khi lấy cao răng

Những lưu ý sau khi lấy cao răng

Những lưu ý sau khi lấy cao răng

Ở một số người tình trạng ê buốt kéo dài một vài tiếng sau khi lấy cao răng. Lúc này nên chú ý những điều dưới đây:

– Hạn chế thực phẩm quá cay, quá lạnh hoặc quá nóng. Vì chúng kích thích răng khiến răng cảm thấy khó chịu hơn.

– Hạn chế thực phẩm chứa nhiều tinh bột, đường.

– Không tẩy trắng răng ngay sau khi lấy cao răng. Vì lúc này men răng còn yêu và chưa phục hồi nên việc này sẽ khiến răng bị mài mòn khiến nướu bị đau nhức và ê buốt.

– Sau khi lấy cao răng có thể sử dụng luôn nước súc miệng chuyên dụng hoặc nước muối pha loãng để răng chắc khỏe hơn.

7. Ngăn ngừa hình thành cao răng như thế nào?

Thói quen vệ sinh răng miệng tốt là cách duy nhất để bảo vệ răng khỏi sự hình thành mảng bám, cao răng và những biến chứng mà nó mang lại. Dưới đây là một số lời khuyên để duy trì một bộ răng và nướu khỏe mạnh.

– Đảm bảo thói quen ăn uống lành mạnh. Thường xuyên ăn thức ăn có nhiều đường và tinh bột sẽ khiến vi khuẩn trong miệng dễ dàng sinh sống và phát triển. Thay vào đó, bạn nên ăn những bữa ăn cân bằng với nhiều thức ăn thô giúp làm sạch răng một cách tự nhiên.

– Dùng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng. Vi khuẩn hình thành cao răng thường ẩn náu ở khu vực kẽ răng và dùng chỉ nha khoa sẽ giúp loại bỏ chúng. Học cách xỉa răng đúng cách mà không làm tổn thương nướu.

Ngăn ngừa cao răng bằng dùng chỉ nha khoa

Ngăn ngừa cao răng bằng dùng chỉ nha khoa

– Đánh răng hai lần một ngày với kem đánh răng có chứa florua. Lớp florua phủ trên bề mặt răng sẽ hoạt động giống như một lá chắn bảo vệ, ngăn vi khuẩn trong miệng tạo ra mảng bám.

– Đánh răng trước khi ngủ. Điều này rất quan trọng vì vi khuẩn có thời gian dài vào ban đêm để bắt đầu xâm chiếm và hình thành cao răng. Đảm bảo rằng chải tất cả các khu vực của răng đủ khoảng thời gian là hai phút.

– Dùng nước súc miệng có chứa fluor sau khi ăn xong. Ngay cả khi bạn không chải răng sau mỗi bữa ăn, chỉ cần súc miệng bằng nước súc miệng sẽ loại bỏ tất cả các mảnh thức ăn dư thừa trong miệng. Điều này sẽ giúp giảm vi trùng trong miệng làm hình thành cao răng.

– Hút thuốc và ngậm thuốc lá không tốt cho răng của bạn. Men răng bị nhiễm màu, răng dễ bị nhiễm trùng và nướu dễ bị viêm hơn.

Trên đây là những thông tin về cao răng, tại sao bạn nên lấy cao răng. Chúc bạn giữ cho răng miệng sạch sẽ và khỏe mạnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *