Đau thần kinh tọa khi mang thai – Mẹ bầu chớ chủ quan

Nếu nội dung bài viết chưa chính xác, vui lòng thông báo cho chúng tôi tại đây

Đau thần kinh tọa khi mang thai là tình trạng phổ biến

Đau thần kinh tọa khi mang thai là tình trạng phổ biến

Đau thần kinh tọa khi mang thai là một tình trạng phổ biến khiến người mẹ gặp các cơn đau âm ỉ kéo dài từ giữa lưng đến chân. Điều này gây nên cảm giác khó chịu, tâm lý lo lắng liệu bệnh có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ hay không? Và đâu là cách giảm đau hiệu quả nhất cho mẹ bầu khi gặp tình trạng này? Hãy cùng chúng tôi giải đáp các thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây. 

I. Tìm hiểu chung về đau thần kinh tọa khi mang thai

Đau thần kinh tọa khi mang thai là tình trạng mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đau nhức ở vùng lưng giữa cột sống, sau đó lan dần xuống vùng mông và di chuyển xuống bàn chân gây tê bì. Theo các bác sĩ chuyên khoa bệnh không gây nguy hiểm cho sự phát triển của thai nhi trong bụng nhưng lại khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, gặp bất tiện khi sinh hoạt. 

Thông thường, mẹ bầu chỉ bị đau thần kinh tọa trong thời gian ngắn, thường gặp nhất là trong 3 tháng cuối của thai kỳ khi cân nặng và kích thích của cả mẹ và bé đều tăng lên đáng kể chèn ép vào dây thần kinh. Tuy nhiên cũng có trường hợp đau thần kinh tọa khi mang thai xuất hiện sớm hơn.

Đau thần kinh tọa khi mang thai thường gặp ở ở 3 tháng cuối thai kỳ

Đau thần kinh tọa khi mang thai thường gặp ở ở 3 tháng cuối thai kỳ

Các dấu hiệu dễ nhận thấy nhất khi mẹ bầu bị đau dây thần kinh tọa có thể kể đến như:

– Đau dọc theo đường đi của dây thần kinh từ lưng xuống đến chân, kèm theo cảm giác tê buồn nơi bàn chân.

– Đau liên tục ở bên mông và chân. Các cơn đau có thể âm ỉ hoặc đau nhức dữ dội.

– Cảm giác chân bị yếu đi, khó khăn trong việc đi lại, đứng hoặc ngồi.

– Với mẹ bầu bị đau thần kinh tọa nặng có thể không kiểm soát được việc đi tiểu tiện của mình.

Triệu chứng đau còn có thể là dấu hiệu ban đầu của các bệnh lý khác nên việc thăm khám, điều trị càng sớm càng tốt là việc vô cùng cần thiết. 

II. Nguyên nhân dẫn đến đau thần kinh tọa khi mang thai

Có một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đau thần kinh tọa khi mang thai như:

1. Thay đổi hormone trong cơ thể mẹ

Trong quá trình mang thai sư tăng giảm hormon thất thường ảnh hưởng nhiều đến cột sống của người mẹ khiến các đốt sống, dây chằng trở nên lỏng lẻo và không còn hoạt động tốt như trước nữa.

Thêm vào nữa là thai nhi ngày càng lớn cũng tăng thêm sức ép lên cột sống khiến các cơn đau lưng ở các mẹ bầu sẽ xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Khi bị đau thần kinh tọa do nguyên nhân này các triệu chứng sẽ càng nặng nề hơn khi bước vào 3 tháng cuối và có thể kéo dài đến cả sau khi sinh.

2. Sự phát triển của thai nhi

Thai nhi ngày càng lớn dần lên và gây chèn ép lên các cơ quan của mẹ trong đó cả dây thần kinh tọa.

Vào những tháng cuối khi bé xoay người để chuẩn bị cho quá trình trào đời, cùng với cổ tử cung mở rộng thì đầu của bé có thể tăng thêm áp lực vào dây thần kinh gây đau nhiều vùng lưng, mông và chân.

Sự phát triển của thai nhi cần tập trung nhiều dinh dưỡng nên nếu người mẹ không bổ sung đầy đủ sẽ gặp tình trạng thiếu hụt, nhất là calci khiến cho xương khớp của mẹ yếu đi làm nặng tình trạng đau thần kinh tọa.

Thai nhi phát triển gây chèn ép lên dây thần kinh gây đau thần kinh tọa

Thai nhi phát triển gây chèn ép lên dây thần kinh gây đau thần kinh tọa

3. Thay đổi ở cơ thể của người mẹ

Khi mang thai người mẹ rất hay giữ nước, cùng với đó cân nặng cũng tăng cao. Vùng bụng và ngực cũng thay đổi, phình to ra khiến trọng tâm cơ thể dồn về trước làm cong cột sống từ đó chèn ép lên các dây thần kinh.

4. Hệ quả của thoát vị đĩa đệm

Nếu mẹ bầu bị thoát vị đĩa đệm thì chúng sẽ bị lồi ra khỏi vị trí ban đầu và chèn ép lên hệ thống thần kinh. Ngoài ra trước khi mang thai mà mẹ bầu mắc các bệnh như viêm khớp, thoái hóa cột sống lưng, đau xương chậu…thì càng dễ gặp tình trạng đau thần kinh tọa.

Thoát vị đĩa đệm gây đau thần kinh tọa khi mang thai

Thoát vị đĩa đệm gây đau thần kinh tọa khi mang thai

III. Đau thần kinh tọa khi mang thai có nguy hiểm không?

Câu hỏi này nhận được nhiều sự quan tâm từ các mẹ. Như đã nói ở trên việc bị đau thần kinh tọa khi mang thai không gây nguy hiểm gì cho thai nhi cũng như trong quá trình sinh. Tuy nhiên lại khiến người mẹ gặp rắc rối trong sinh hoạt hàng ngày. 

Thường thì các cơn đau sẽ giảm và dần biến mất sau sinh. Chỉ một phần nhỏ trường hợp đau thần kinh tọa khi mang thai do thoát vị đĩa đệm sẽ trở nên nguy hiểm hơn khiến người mẹ đau nhức nhiều thậm chí có thể gây liệt. 

Khi gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào trong thời gian mang thai người mẹ cần được thăm khám cẩn thận, không được tự ý điều trị tránh gây hậu quả khôn lường. 

IV. Cách khắc phục tình trạng đau thần kinh tọa khi mang thai

Việc điều trị đau thần kinh tọa khi mang thai cần được bác sĩ cân nhắc cẩn thận để lựa chọn các phương pháp ít gây ảnh hưởng nhất đến thai nhi. Vốn để điều trị đau thần kinh tọa ở người bình thường cũng khó, cùng với sự e ngại ảnh hưởng đến thai nhi nên việc điều trị dứt điểm thường được thực hiện sau khi sinh con. Trong giai đoạn mang thai người mẹ thường được áp dụng một số biện pháp để xoa dịu cơn đau và ngăn bệnh tiến triển nặng hơn.

1. Sử dụng thuốc giảm đau

Trong trường hợp các cơn đau dữ dội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ bầu cần được sử dụng thuốc giảm đau. Tuy nhiên cần lựa chọn loại thuốc phù hợp,ít tác dụng phụ và mẹ bầu cần uống theo đúng liều, chỉ định của bác sĩ kê đơn.

Một số loại thuốc giảm đau có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai như:

– Paracetamol.

– Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid.

– Thuốc tiêm steroid: Chỉ sử dụng khi không thể kiểm soát cơn đau của mẹ bầu.

2. Chườm nóng tại vị trí đau

Khi xuất hiện các cơn đau, hãy dùng túi chườm nóng áp vào các vị trị ở lưng, mông và chân giúp làm dịu đi các cơn đau. Nước ấm giúp tăng tuần hoàn máu, giãn dây chằng, điều tiết các dây thần kinh tọa…nên giúp mẹ bầu cảm giác thoải mái hơn. Ngoài ra việc tắm bằng nước ấm cũng giúp cơ thể cảm thấy thoải mái hơn.

Chườm nóng giúp mẹ bầu làm dịu cảm giác đau trong đau thần kinh tọa khi mang thai

Chườm nóng giúp mẹ bầu làm dịu cảm giác đau trong đau thần kinh tọa khi mang thai

3. Massage vùng lưng dưới

Việc xoa bóp nhẹ nhàng vùng lưng, mông hay chân giúp giãn cơ, tăng lưu lượng máu đến các dây thần kinh. Từ đó giảm các áp lực lên dây thần kinh tọa mang lại cảm giác dễ chịu. Tuy nhiên mẹ bầu nên tham khảo các chuyên gia về cách xoa bóp đúng nhất và nhờ người thân massage nhẹ nhàng trong suốt quá trình mang thai. 

4. Luyện tập phù hợp  

Yoga được xem là phương pháp luyện tập tốt nhất cho mẹ khi bị đau thần kinh tọa. Không chỉ giúp cải thiện cảm giác đau mà các bài tập yoga còn giúp cho quá trình chuyển dạ dễ dàng hơn. 

Tư thế ‘’em bé’’ được coi là bài tập phù hợp nhất giúp giảm đau thần kinh tọa. Để thực hiện được động tác lưu ý các bước sau:

– Trải một tấm thảm lên mặt sàn. Người mẹ ở tư thế quỳ gối. 

– Chụm 2 lòng bàn chân vào nhau rồi từ từ gập người trên về phía trước mặt sàn. Cần mở rộng 2 chân tránh chèn ép lên bào thai.

– Duỗi 2 tay về phía sau, ngửa hai bàn tay lên. Giữ nguyên tư thế, thư giãn vài phút rồi nhẹ nhàng trở lại tư thế ban đầu. 

Ngoài ra việc đi bộ chậm hay đi bơi cũng là các phương pháp tập luyện được các mẹ bầu lựa chọn để cải thiện sức khỏe, giảm đau do chèn ép dây thần kinh.

Luyện tập yoga giúp cải thiện tình trạng đau thần kinh tọa

Luyện tập yoga giúp cải thiện tình trạng đau thần kinh tọa

Xem thêm: Đau thần kinh tọa nên ăn gì, kiêng gì?

5. Thay đổi thói quen sinh hoạt

– Không nên đứng, ngồi quá lâu tại một tư thế.

– Khi ngồi nên kê một chiếc gối hoặc vật mềm phía sau lưng để giảm bị đau. 

– Khi ngủ nên nằm nghiêng về bên không đau để giảm áp lực lên dây thần kinh bị chèn ép. Có thể sử dụng các loại gối ngủ chuyên dụng dành cho phụ nữ khi mang thai để nâng cao chất lượng giấc ngủ cho mẹ bầu.

– Có thể sử dụng thêm đai nâng chuyên dụng để giảm bớt gánh nặng của thai nhi ép lên hông, từ đó chèn ép vào dây thần kinh tọa.

Sử dụng đai nâng để giảm áp lực của thai nhi lên cột sống

Sử dụng đai nâng để giảm áp lực của thai nhi lên cột sống

– Không đi giày cao gót, mặc quần áo quá chật, mang vác vật nặng vì sẽ càng gia tăng áp lực lên dây thần kinh gây đau.

– Kiểm soát việc tăng cân chặt chẽ để cân tăng từ từ giúp cơ thể thích nghi dần dần, tránh việc cân tăng nhanh gây áp lực đột ngột lên cột sống và dây thần kinh tọa.

– Chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi cũng như tốt cho hệ xương khớp của người mẹ. Nên chọn các loại thực phẩm tốt có tác dụng tốt trong việc giảm đau, chống viêm và tăng cường sửa chữa các tổn thương của cơ thể để bổ sung trong chế độ hàng ngày. Đồng thời cũng cần tránh các nhóm thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhiều muối, đường, chất kích thích, rượu bia trong khẩu phần hàng ngày để tránh bệnh tiến triển nặng hơn.

Đau thần kinh tọa khi mang thai là tình trạng mà hầu hết các mẹ bầu đều gặp phải. Tuy nhiên nếu hiểu được bệnh cũng như được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì cả mẹ và thai nhi đều tránh được các biến chứng nguy hiểm. Hy vọng những thông tin trên giúp người đọc hiểu và có cách điều trị đau thần kinh tọa khi mang thai phù hợp nhất.

Xem thêm: Đau thần kinh tọa sau khi sinh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *