Trẻ tự kỷ có chữa được không?
Theo thống kê hiện nay, ở Việt Nam có khoảng 500.000 người bị tự kỷ. Trẻ gặp khó khăn trong quá trình giao tiếp, hoạt động với những người xung quanh. Vậy trẻ tự kỷ có thể chữa được không? Vai trò của gia đình như thế nào? Hãy cùng Dược Điển Việt Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
I. Trẻ tự kỷ có chữa được không?
Trẻ tự kỷ (ASD) ảnh hưởng tới sự phát triển và điều này diễn biến suốt cuộc đời nên được xem là một khuyết tật về khả năng phát triển. Hiện nay chưa có phương pháp nào có thể điều trị hoàn toàn bệnh tự kỷ. Việc điều trị cũng không phải là phù hợp với tất cả trẻ bị mắc bệnh. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là không thể thay đổi các triệu chứng của trẻ. Một trẻ có thể cải thiện đáng kể với phương pháp này nhưng với trẻ khác thì không. Những biểu lộ và đặc điểm của chứng tự kỷ có thể thay đổi trong cuộc đời của họ.
Mục tiêu của điều trị là tối đa hóa khả năng hoạt động của trẻ bằng cách giảm các triệu chứng rối loạn và hỗ trợ sự phát triển, học tập. Việc phát hiện sớm và can thiệp sớm trong những năm trẻ còn nhỏ có thể giúp con bạn học các kỹ năng xã hội, giao tiếp và hành vi quan trọng.
Với mỗi đối tượn nên được các bác sĩ chuyên khoa phối hợp các biện pháp điều trị. Các lựa chọn điều trị có thể bao gồm:
1. Các liệu pháp hành vi và giao tiếp
Liệu pháp hành vi là một trong những biện pháp điều trị tự kỷ
Nhiều khóa học đã ra đời để giải quyết một loạt các khó khăn về xã hội, ngôn ngữ và hành vi liên quan đến chứng rối loạn phổ tự kỷ. Một số chương trình tập trung vào việc giảm các hành vi có vấn đề và dạy các kỹ năng mới. Các chương trình khác tập trung vào việc dạy trẻ cách hành động trong các tình huống xã hội hoặc giao tiếp tốt hơn với người khác. Phân tích hành vi ứng dụng (ABA) có thể giúp trẻ học các kỹ năng mới và khái quát hóa các kỹ năng này cho nhiều tình huống thông qua hệ thống động lực dựa trên phần thưởng.
2. Các liệu pháp giáo dục
Trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ thường phản ứng tốt với các chương trình giáo dục có cấu trúc thiết kế đặc biệt. Các chương trình đã được nghiên cứu và thực hiện thành công thường bao gồm một nhóm các chuyên gia hỗ trợ trẻ và nhiều hoạt động khác nhau để cải thiện các kỹ năng xã hội, giao tiếp và ứng xử. Những trẻ mầm non được can thiệp các hành vi cá nhân, chuyên sâu thường có tiến bộ tốt, cải thiện các triệu chứng đáng kể.
3. Các liệu pháp gia đình
Liệu pháp gia đình trong điều trị tự kỷ
Cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình có thể học cách chơi và tương tác với con cái của họ theo những cách thúc đẩy kỹ năng tương tác xã hội, quản lý các hành vi có vấn đề, dạy các kỹ năng sống và giao tiếp hàng ngày.
4. Thuốc men
Không có loại thuốc nào có thể cải thiện các dấu hiệu cốt lõi của rối loạn tự kỷ, nhưng các loại thuốc cụ thể có thể giúp kiểm soát các triệu chứng.
Bác sĩ có thể kê một số loại thuốc như:
– Thuốc chống loạn thần được sử dụng để điều trị các vấn đề nghiêm trọng về hành vi.
– Thuốc chống trầm cảm được sử dụng trong những trường hợp lo lắng.
Tuy nhiên bác sĩ cần thông báo nguy cơ gặp một số tác dụng phụ trong khi dùng thuốc để cân nhắc sử dụng.
5. Các liệu pháp khác
Một số liệu pháp như liệu pháp ngôn ngữ
Tùy thuộc vào nhu cầu của con bạn, liệu pháp ngôn ngữ để cải thiện kỹ năng giao tiếp, liệu pháp vận động để dạy các hoạt động sinh hoạt hàng ngày và vật lý trị liệu để cải thiện chuyển động và thăng bằng có thể có lợi. Bác sĩ chuyên khoa có thể giới thiệu các cách giải quyết hành vi có vấn đề.
II. Vai trò của gia đình trong điều trị trẻ tự kỷ?
Một trong những phương pháp điều trị tự kỷ ở trẻ là liệu pháp gia đình. Mọi thành viên trong gia đình là những người thường xuyên tiếp xúc và tác động nhiều nhất đến trẻ. Vì vậy mà gia đình đóng một vai trò rất quan trọng.
Những người bị ASD thường gặp khó khăn trong việc giao tiếp với người khác, cũng như phát triển và duy trì tình bạn và các mối quan hệ. Họ không biết cách làm quen hoặc thiết lập tình cảm bạn bè như những người khác. Họ cũng có thể cảm thấy khó khăn trong việc thay đổi đối với thói quen. Vì vậy, những người mắc ASD có xu hướng dựa vào các thành viên trong gia đình, bao gồm cả cha mẹ và anh chị em, khi trưởng thành.
Gia đình luôn cùng con vượt qua chứng tự kỷ
Liệu pháp gia đình được thiết kế để giúp mọi người trong gia đình hiểu được những tình huống khó khăn và giúp họ làm việc cùng nhau để giúp trẻ và những người trong gia đình vượt qua căn bệnh này.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng gia đình có thể cải thiện khả năng giao tiếp và sức khỏe tâm thần.
III. Cha mẹ đồng hành cùng con vượt qua tự kỷ
Hiện nay có rất nhiều hội nhóm khác nhau kết nối các mẹ có con bị tự kỷ. Từ đó mà ba mẹ có kiến thức và dần có kinh nghiệm hơn trong việc đồng hành cùng con.
Việc tuân theo những phương pháp điều trị của bác sĩ chuyên khoa chắc chắn cần có sự góp bạn của gia đình hỗ trợ. Bên cạnh những chương trình tại trung tâm, ba mẹ cùng hỗ trợ con tại nhà. Chúng bao gồm:
– Thoải mái với con: Vẫn biết là con đường phía trước vất vả nhưng hãy cố gắng, hạn chế cáu gắt, bực bội để con cũng phát triển theo. Khen thưởng con những lúc con cư xử tốt. Cũng như không cưng chiều quá mức vì có thể tạo thói quen không tốt cho con, phạt nhẹ con khi không nghe lời.
Cha mẹ đồng hành cùng con vượt qua tự kỷ
– Ba mẹ tương tác nhiều hơn với trẻ ở nhà về cả vận động và nhận thức sẽ hỗ trợ con được nhiều hơn. Tìm những dấu hiệu không lời để giao tiếp với trẻ như ánh mắt, ngôn từ thì đơn giản, từng chữ một.
– Hãy dành thời gian chơi với con: Ngoài việc học ở trung tâm ba mẹ nên dành thời gian chơi với con, tận hưởng những khoảnh khắc đó.
– Tạo không gian an toàn tại nhà: Những người xung quanh, không gian xa lạ, những vật nguy hiểm có thể khiến trẻ lo lắng vì vậy tạo môi trường an toàn nhất khi ở nhà cho trẻ. Vì vậy, đánh dấu những góc cạnh có thể gây nguy hiểm cho trẻ là điều cần thiết.
– Thực hiện từ dễ đến khó: Dạy trẻ những hành động từ dễ đến khó như ăn cơm ngoan, cất dọn đồ chơi, đạp xe…
Trên đây là một số phương pháp điều trị chứng tự kỷ. Tuy không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng nó có thể cải thiện những biểu hiện của trẻ. Chúc ba mẹ quyết tâm với con đường phía trước.