Điều trị viêm đường tiết niệu

Nếu nội dung bài viết chưa chính xác, vui lòng thông báo cho chúng tôi tại đây

Viêm đường tiết niệu là căn bệnh khá phổ biến và thường gặp nhiều ở nữ giới

Viêm đường tiết niệu là căn bệnh khá phổ biến và thường gặp nhiều ở nữ giới. Tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu nếu không sớm điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Đừng bỏ lỡ những thông tin trong bài viết dưới đây để biết cách điều trị viêm đường tiết niệu, giúp bệnh chóng khỏi và ngăn ngừa táo nhiễm.

1. Viêm đường tiết niệu có tự khỏi không?

Viêm đường tiết niệu xảy ra do vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo, gây viêm nhiễm. Viêm đường tiết niệu không thể tự chữa khỏi, nếu để tình trạng nhiễm khuẩn kéo dài, các biến chứng chứng nguy hiểm có thể xảy ra, gây khó khăn cho quá trình điều trị sau này.

Khi bị viêm đường tiết niệu, sử dụng kháng sinh là phương pháp đường lựa chọn nhiều nhất. Trường hợp không kiểm soát được bằng thuốc hoặc có biến chứng tại thận, có thể chỉ định phẫu thuật để nhanh chóng điều trị dứt điểm bệnh, tránh nguy cơ tái nhiễm.

Kháng sinh là giải pháp thường được chọn trong điều trị viêm đường tiết niệu

Kháng sinh là giải pháp thường được chọn trong điều trị viêm đường tiết niệu

2. Viêm đường tiết niệu uống thuốc gì?

Khi bị viêm đường tiết niệu, tùy theo kết quả kháng sinh đồ của người bệnh, tuổi tác, tình trạng thai sản, bác sĩ sẽ xem xét, lựa chọn các thuốc phù hợp để điều trị bệnh nhanh chóng, dứt điểm, ngăn ngừa nguy cơ tái phát.

Các loại kháng sinh thường sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu có thể kể đến như kháng sinh nhóm Cephalosporin, nhóm Sulfamid, Quinolon…

Thông thường, đối với nhiễm khuẩn tiết niệu không có biến chứng, người bệnh thường được chỉ định dùng thuốc kháng sinh trong 2-3 ngày, một số trường hợp cần dùng thuốc trong 7 – 10 ngày. Trường hợp nhiễm khuẩn nặng và có biến chứng, người bệnh cần dùng thuốc trong 14 ngày hoặc có thể nhiều hơn.

Cần dùng thuốc theo các nguyên tắc sau đây:

– Dùng kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ.

– Không tự ý ngưng thuốc, đổi thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

– Uống đủ liều lượng, tần suất theo đúng chỉ định

– Không dùng các phương thuốc dân gian khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.

Kháng sinh Cephalosporin

Cephalosporin là kháng sinh phổ rộng, có khả năng ức chế quá trình tổng hợp tế bào vi khuẩn, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn.

Có thể sử dụng kháng sinh nhóm Cephalosporin đường uống hoặc đường tiêm theo chỉ định của bác sĩ. Kháng sinh Cephalosporin không gây dị tật thai nhi, do đó thường là lựa chọn hàng đầu cho phụ nữ mang thai bị nhiễm khuẩn tiết niệu. Nếu bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với Penicillin, không được sử dụng thuốc này, cần báo cho bác sĩ để có sự thay thế phù hợp.

Khi sử dụng Cephalosporin, không nên tiêm vào hoặc tiêm gần động mạch và các dây thần kinh, không nên phối hợp kháng sinh Cephalosporin thế hệ 4 với dung dịch truyền tĩnh mạch có chứa Ca. Ngoài ra, khi sử dụng thuốc, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, phát ban, nổi mề đay, giảm bạch cầu, tiểu cầu, bội nhiễm nấm…. Nếu xuất hiện các triệu chứng này, nên báo cho bác sĩ để được xử trí kịp thời.

Cephalosporin thường được dùng trong điều trị viêm đường tiết niệu

Cephalosporin thường được dùng trong điều trị viêm đường tiết niệu

Nhóm Quinolon

Kháng sinh nhóm Quinolon có công dụng diệt khuẩn hiệu quả, thường được dùng theo đường uống, chỉ tiêm tĩnh mạch khi thật cần thiết. Trong điều trị viêm đường tiết niệu, thường sử dụng kháng sinh Quinolon thế hệ 1.

Quinolon có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, cần dùng thận trọng cho một số đối tượng sau:

– Người có tiền sử mắc các bệnh lý về thần kinh.

– Người nghiện rượu.

– Trẻ em dưới 16 tuổi do ảnh hưởng tới sự phát triển của sụn khớp.

– Phụ nữ mang thai do nguy cơ ảnh hưởng tới thần kinh, xương khớp của thai nhi.

Dẫn xuất Sulfamid

Kháng sinh nhóm Sulfamid có tác dụng kìm khuẩn, thường được dùng trong điều trị viêm đường tiết niệu. Do nguy cơ kháng thuốc cao, các Sulfamid thường được dùng phối hợp với các kháng sinh khác trong điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu.

Sulfamid thường được dùng đường uống, chống chỉ định với các đối tượng như phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ em dưới 12 tuổi, bệnh nhân tiểu đường, suy thận, suy gan nặng, quá mẫn với các Sulfamid…

3. Phẫu thuật

Thông thường, viêm đường tiết niệu chỉ cần điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên, một số trường hợp cần phẫu thuật, bao gồm:

– Nếu tắc nghẽn đường niệu hoặc ổ áp xe ở đường niệu, cần dẫn lưu giúp kiểm soát nhiễm trùng tiết niệu nhanh chóng.

– Khi có biến chứng nặng tại thận, cần phẫu thuật để khắc phục nhanh chóng, tránh nguy cơ tái phát.

– Do bất thường trong cấu trúc hệ niệu dẫn đến viêm nhiễm, cần phẫu thuật chỉnh sửa.

Trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu nặng cần phẫu thuật

Trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu nặng cần phẫu thuật

4. Điều trị viêm đường tiết niệu tại nhà

Khi bệnh mới xuất hiện với triệu chứng nhẹ người bệnh có thể sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên để điều trị bệnh. Tuy nhiên, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện các phương pháp này.

Tỏi

Tỏi có chứa nhiều hoạt chất có tính kháng khuẩn, đặc biệt là Allicin, giúp ngăn ngừa viêm nhiễm hiệu quả.

Ăn tỏi sống hoặc bổ sung thêm tỏi trong các bữa ăn hàng ngày để hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu.

Nha đam

Nha đam có công dụng kháng viêm, chống nhiễm khuẩn, thanh lọc, giải nhiệt hiệu quả.

Lấy một vài nhánh nha đam, cạo bỏ phần vỏ, giữ lấy lớp thịt, xay nhuyễn pha nước uống 2 lần mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng, cải thiện viêm nhiễm đường tiết niệu hiệu quả.

Tuy nhiên, không nên dùng nha đam cho phụ nữ mang thai do nguy cơ co thắt tử cung, sinh non.

Trầu không

Trầu không có chứa nhiều hoạt chất có tính sát khuẩn, giúp điều trị nhiễm khuẩn hiệu quả. Đun nước trầu không để xông hơi và vệ sinh cơ quan sinh dục sẽ giúp làm giảm viêm, ức chế sự phát triển của vi khuẩn, khử mùi hôi cho vùng kín.

Cần rửa nhẹ nhàng, không thụt rửa sâu bên trong, có thể khiến tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.

Chè xanh

Lá trà xanh có tác dụng lợi tiểu, chống viêm, nhiễm khuẩn hiệu quả. Uống nước chè xanh mỗi ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng viêm đường tiết niệu nhanh chóng.

Ngoài ra, có thể đun nước trà xanh để rửa vùng kín, giúp kháng viêm, giảm ngứa ngáy, khó chịu hiệu quả.

Có thể dùng lá chè xanh để điều trị viêm đường tiết niệu

Có thể dùng lá chè xanh để điều trị viêm đường tiết niệu

5. Chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm đường tiết niệu

Người bị viêm đường tiết niệu cần có chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, tránh các thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng, sưng viêm, khiến tình trạng viêm lâu khỏi. Người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

– Uống đủ nước mỗi ngày.

– Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C.

– Hạn chế tiêu thụ quá nhiều đường.

– Tránh uống bia rượu, thuốc lá, đồ uống có gas.

– Nói không với thực phẩm chế biến sẵn.

– Không sử dụng quá nhiều muối.

Viêm đường tiết niệu là căn bệnh không quá nguy hiểm và dễ dàng điều trị. Tuy nhiên nguy cơ tái phát bệnh rất cao nếu không có biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Nếu có nghi ngờ viêm đường tiết niệu, cần đến ngay các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa uy tín để được chẩn đoán bệnh và điều trị kịp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *