Độ pH trong cơ thể có thể được sử dụng như một công cụ để chẩn đoán trạng thái sinh lý của con người. Vậy chỉ số pH trong cơ thể bao nhiêu là bình thường, nó có ý nghĩa như thế nào. Hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
I. Độ pH trong cơ thể là gì?
1. Độ pH là gì?
Trong hóa học, pH là thước đo độ acid hoặc base của chất lỏng. Nước có độ pH trung tính là 7,0. Bất kỳ chất lỏng nào có độ pH thấp hơn 7,0 được coi là có tính acid, với độ pH 1,0 là mức acid cao nhất. Bất kỳ chất lỏng nào có độ pH trên 7,0 đều được coi là kiềm, với mức độ kiềm cao nhất là 14,0.
Thang pH chuẩn biểu thị mức độ axit – bazơ
2. Độ pH trong cơ thể
Trong cơ thể con người, máu và tất cả các môi trường lỏng đều có thể xác định độ pH. Tất cả các tế bào, cơ quan và chất lỏng trong cơ thể cần có độ pH cụ thể để hoạt động tốt nhất.
Các enzym của cơ thể rất nhạy cảm với nồng độ acid và có hình dạng cụ thể tùy theo độ pH của môi trường mà chúng tồn tại. Sự nhạy cảm này càng rõ nét hơn trong máu, bất kỳ sự thay đổi nào về độ pH đều có thể thay đổi hình dạng của hemoglobin và ảnh hưởng đến khả năng liên kết với oxy của nó.
Độ pH tối ưu của máu nằm trong khoảng từ 7,3 đến 7,35. Đối với nước bọt, pH nằm trong khoảng từ 6,5 đến 7,5; đối với nước tiểu, từ 6,5 đến 7,0, mặc dù vào buổi sáng, nó có thể thấp hơn một chút, từ 6,0 đến 6,5.
II. Ý nghĩa của độ pH trong cơ thể
Độ pH trong cơ thể có thể thay đổi đáng kể từ khu vực này sang khu vực khác với nồng độ acid cao nhất trong dạ dày (pH từ 1,35 đến 3,5) để hỗ trợ tiêu hóa và bảo vệ chống lại các vi sinh vật. Đối với dạ dày, mặc dù lớp bên ngoài biểu mô đã cơ bản ngăn ngừa tổn thương niêm mạc, tuy nhiên việc giảm tiết bicarbonat trong niêm mạc dạ dày có thể đóng một vai trò quan trọng trong loét dạ dày – tá tràng.
Da có tính acid khá cao (pH 4-6,5) để cung cấp lớp phủ acid như một hàng rào bảo vệ chống lại sự phát triển quá mức của vi sinh vật. Ở da tồn tại một gradient từ lớp sừng bên ngoài (pH 4) đến lớp cơ bản (pH 6,9) giúp khả năng chống lại vi sinh vật mạnh hơn.
Độ pH thể hiện điều gì?
Điều này cũng được thấy trong âm đạo, nơi có độ pH dưới 4,7 sẽ bảo vệ chống lại sự phát triển quá mức của vi sinh vật. Nước tiểu cũng có độ pH thay đổi từ acid sang kiềm tùy thuộc vào nhu cầu cân bằng môi trường bên trong.
III. Hậu quả của rối loạn pH trong cơ thể
1. Rối loạn cân bằng acid – base
Cân bằng acid – base là sự ổn định của nồng độ H+ (hay pH dịch thể) thích hợp cho các chuyển hóa trong cơ thể. Sự mất cân bằng pH trong máu có thể dẫn đến hai tình trạng: nhiễm toan và nhiễm kiềm. Nhiễm toan là tình trạng máu quá chua hoặc độ pH trong máu dưới 7,35. Nhiễm kiềm đề cập đến việc có máu quá kiềm hay độ pH trong máu cao hơn 7,45. Có nhiều loại nhiễm toan và nhiễm kiềm khác nhau dựa trên những nguyên nhân cơ bản:
– Nhiễm toan hô hấp: xảy ra do phổi không thể loại bỏ hết carbon dioxide khi chúng ta thở ra. Điều này có thể xảy ra khi phổi bị ảnh hưởng bởi một căn bệnh hoặc rối loạn khác. Một số tình trạng có thể dẫn đến nhiễm toan hô hấp bao gồm: hen suyễn, khí phổi thủng, viêm phổi (nặng). Nhiễm toan đường hô hấp cũng có thể do dùng các chất ma tuý hoặc thuốc ngủ. Rối loạn não và hệ thần kinh gây khó thở cũng có thể dẫn đến tình trạng này.
Một số bệnh đường hô hấp như hen suyễn có thể dẫn đến nhiễm toan hô hấp
– Nhiễm toan chuyển hóa: là sự tích tụ của acid trong cơ thể bắt nguồn từ thận. Nó xảy ra khi cơ thể không thể loại bỏ acid dư thừa hoặc mất quá nhiều base. Nguyên nhân cụ thể bao gồm:
+ Có quá ít natri bicarbonat trong máu, một biến chứng tiềm ẩn của nôn mửa hoặc tiêu chảy nghiêm trọng.
+ Sự tích tụ ceton do thiếu insulin, một tình trạng được gọi là nhiễm toan ceton mà những người mắc bệnh tiểu đường thường gặp phải.
+ Tích tụ acid lactic, một biến chứng có thể xảy ra của việc lạm dụng rượu, ung thư và động kinh.
+ Suy thận làm giải phóng acid vào máu, được gọi là nhiễm toan ống thận.
– Nhiễm kiềm hô hấp: xuất hiện khi có quá ít carbon dioxide trong máu. Nguyên nhân của tình trạng này bao gồm tăng thông khí do lo lắng, dùng quá liều aspirin, sốt cao và thậm chí có thể do đau.
– Nhiễm kiềm chuyển hóa: xảy ra khi mức bicarbonate trong máu quá cao hoặc cơ thể mất quá nhiều acid. Tình trạng này có thể xảy ra do nôn mửa trong thời gian dài, lạm dụng thuốc lợi tiểu hoặc tuyến thượng thận hoạt động quá mức. Một số yếu tố cũng liên quan đến nhiễm kiềm chuyển hóa có thể kể đến như tổn thương thận do mất nhiều nước hoặc uống một lượng lớn muối nở.
Nôn mửa kéo dài gây nhiễm kiềm chuyển hóa
2. Viêm loét dạ dày
Đường tiêu hóa của chúng ta được bao phủ bởi một lớp nhầy có nhiệm vụ bảo vệ chống lại acid. Nhưng nếu lượng acid tăng lên ăn mòn bề mặt bên trong của dạ dày hoặc ruột non. Acid có thể gây ra các vết loét, gây thủng hoặc chảy máu dạ dày.
Nguyên nhân phổ biến của tình trạng này có thể do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) hay sử dụng lâu dài các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Căng thẳng, thức ăn cay hay sử dụng chất kích thích không gây loét dạ dày tá tràng tuy nhiên, chúng có thể làm cho các triệu chứng của viêm dạ dày có trở nên tồi tệ hơn.
Ngoài loét dạ dày, một số biến chứng ở đường tiêu hóa cũng có thể gặp phải như: trào ngược dạ dày thực quản, chứng ợ nóng, chảy máu dạ dày, ung thư…
Tăng tiết acid dịch vị có thể gây loét dạ dày
IV. Kiểm tra độ pH trong cơ thể
Để khôi phục lại sự cân bằng độ pH trong cơ thể, trước tiên chúng ta cần biết cơ thể mình có tính acid như thế nào. Cơ thể khỏe mạnh phải ở mức 7,35 – 7,45 trên thang độ pH, hơi kiềm. Làm sao để kiểm tra độ pH?
Có 2 cách để biết được độ pH trong cơ thể đang ở mức nào là kiểm tra độ pH của nước bọt hoặc nước tiểu.
– Sử dụng giấy thử độ pH: Đây là một phương pháp cực kỳ đơn giản để đo lường pH của cơ thể. Thời gian tốt nhất để kiểm tra độ pH của nước bọt là vào buổi sáng hoặc 1h trước hay 2h sau bữa ăn. Các thang màu trên giấy quỳ thử pH sẽ cho ta biết mức độ pH trong nước bọt đang ở đâu. pH nước bọt phản ánh tình trạng của máu và do đó chúng ta có thể biết được trạng thái sức khỏe của cơ thể. Nếu nước bọt trong khoảng pH từ 6,5 đến 7,5 chứng tỏ cơ thể của chúng ta đang khỏe mạnh.
Sử dụng giấy quỳ để kiểm tra pH của nước bọt
– Xét nghiệm nước tiểu: độ pH của nước tiểu cũng phản ánh tình trạng của máu. Nó thể hiện mức độ hoạt động của các cơ quan như thận, tuyến thượng thận để điều chỉnh pH qua dạng muối và các hormone. pH của nước tiểu nằm trong khoảng từ 6,5 đến 7,0 nói lên tình trạng sức khỏe ổn định của cơ thể.
V. Làm thế nào để cân bằng độ pH trong cơ thể
Để cân bằng độ pH cơ thể, mỗi người nên lưu ý một số vấn đề sau:
1. Uống đủ nước mỗi ngày
Trong khi chanh có tính acid tự nhiên thì nước chanh lại có tính kiềm trong cơ thể. Uống 1 cốc nước chanh ấm vào mỗi buổi sáng có công dụng rửa sạch các tế bào, thanh lọc cơ thể. Bên cạnh đó bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể cũng là một giải pháp đơn giản, hiệu quả giúp cơ thể luôn giữ được trạng thái ổn định. Ngoài ra, dùng nước ion kiềm mỗi ngày là cách hiệu quả nhất để kiềm hóa cơ thể. Nó giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh mãn tính nguy hiểm như ung thư, tiểu đường, cao huyết áp…
Uống nước thường xuyên giúp thanh lọc cơ thể
Bổ sung đủ nước uống mỗi ngày, có thể dùng nước lọc, nước máy… tránh các loại đồ uống có gas
2. Có một thực đơn ăn uống lành mạnh
Để duy trì một trạng thái khỏe mạnh cho cơ thể, chúng ta luôn phải có một chế độ ăn uống lành mạnh. Nên bổ sung nhiều loại rau củ, trái cây để giúp cơ thể trung hòa lượng acid dư thừa, bổ sung các loại vitamin, chất khoáng tự nhiên giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, chống lại bệnh tật. Đa dạng thực đơn mỗi ngày tránh tình trạng hấp thu một chất quá thường xuyên sẽ gây mất cân bằng. Tránh các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cafein, đồ ăn chua cay hay chứa nhiều dầu mỡ béo…
Nên bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu chất kiềm
3. Thái độ sống tích cực
Khi bản thân có những suy nghĩ tiêu cực, stress, lo lắng cơ thể cũng sẽ tiết ra acid gây hại cho sức khỏe. Chính vì vậy, để khỏe hơn mỗi ngày, chúng ta nên có những suy nghĩ tích cực, cuộc sống lành mạnh, luôn yêu đời, lạc quan. Ngoài ra, cơ thể của chúng ta nếu không được vận động thường xuyên cũng sẽ sản sinh ra những yếu tố gây bệnh. Do đó, để cơ thể được cân bằng, khỏe mạnh, mỗi người nên có một chế độ luyện tập thể dục thường xuyên như đi bộ, tập yoga, đạp xe…
Tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể luôn được cân bằng
Độ pH có tác dụng phản ánh tình trạng sức khỏe của cơ thể, mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích để bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật.