Hoàn bát trân – Dược điển Việt Nam 5

Nếu nội dung bài viết chưa chính xác, vui lòng thông báo cho chúng tôi tại đây
hoan-bat-tran

Công thức

Đẳng sâm (Radix Codonopsis pilosulae)                                    100 g
Đương quy (Radix Angelicae sinensis) chế rượu                       100 g
Bạch truật (Rhizoma Atractylodis macrocephalae) sao              100 g
Bạch thược (Radix Paeoniae lactiflorae)                                    100 g
Bạch linh (Poria)                                                                         100 g
Xuyên khung (Rhizoma Ligustici wallichii)                                  100 g
Cam thảo (Radix Glycyrrhiae)                                                      50 g
Thục địa (Radix Rehmaniae glutinosae praeparata)                  100 g
Mật ong vừa đủ (Mel q.s)

Bào chế

Đương quy chế rượu, Bạch truật sao theo quy định trong chuyên luận riêng, sấy khô ở nhiệt độ dưới 70 °C và nghiền 8 vị thuốc trên thành bột mịn, trộn đều thành bột kép, rây qua rây số 180. Nếu làm hoàn cứng, lấy 100 g bột kép, thêm 40 g đến 50 g mật luyện hòa loãng trong lượng nước sôi thích hợp, gây nhân, làm hoàn cứng và sấy khô. Nếu làm hoàn mềm, cứ 100 g bột kép, thêm 110 g đến 140 g mật ong luyện nóng, trộn mềm nhuyễn, chia viên hoàn 9 g.
Chế phẩm phải đáp ứng các yêu cầu trong chuyên luận “Thuốc hoàn” (Phụ lục 1.11) và các yêu cầu sau:

Tính chất

Hoàn cứng màu đen hơi nâu. Hoàn mềm màu đen hay nâu hơi đen, mềm, nhuyễn, có vị ngọt và hơi đắng.

Xem thêm: Độc hoạt Ký sinh thang – Dược điển Việt Nam 5

Định tính hoàn bát trân

A. Bạch linh, Cam thảo

Soi bột chế phẩm dưới kính hiển vi với độ phóng đại thích hợp, so sánh với bột mẫu chuẩn của Bạch linh và Cam thảo, bột chế phẩm phải có các khối phân nhánh không đều, không màu; sợi nấm không màu hay nâu nhạt, hơi cong và phân nhánh của Bạch linh; các bó sợi mang tinh thể calci oxalat hình lăng trụ của Cam thảo.

B. Định tính Đương quy

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel GF254

Dung môi khai triển: n-hexan – ethyl acetat (9 : 1).

Dung dịch thử: Lấy 10 g chế phẩm, tán thành hột thô hoặc cắt nhỏ, thêm 30 ml ether (TT), lắc trên máy lắc 30 min, lọc lấy dịch chiết. Chiết như trên thêm một lần nữa. Gộp các dịch chiết ether, để bay hơi tự nhiên đến khô. Hòa cắn trong 1 ml ethanol (TT).

Dung dịch đối chiếu: Lấy khoảng 0,5 g bột Đương quy (mẫu chuẩn), thêm 15 ml ether (TT) rồi tiến hành chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 15 μl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi được khoảng 12 cm, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng. Quan sát dưới ánh sáng từ ngoại ở bước sóng 366 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho các vết có cùng màu và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

C. Định tính Đẳng sâm

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: n-Hexan – ethyl acetat (2 : 1).

Dung dịch thử: Lấy 10 g hoàn, nghiền nhỏ, nếu là hoàn mềm thì cắt nhỏ, thêm 50 ml methanol (TT), đun sôi trên cách thủy 30 min, để nguội, lọc. Cô dịch lọc trên cách thủy đến cạn. Khuấy kỹ cắn với n-butanol (TT) 3 lần, mỗi lần 10 ml. Gộp dịch chiết butanol, cô trên cách thủy đến cạn. Thêm vào cắn 30 ml dung dịch acid sulfuric 20 % (TT), đun sôi hồi lưu trong 2 h, để nguội, lọc lấy tủa, rửa bằng nước cất cho hết phản ứng acid, sấy khô ở 70 oC. Thêm vào tủa 20 ml cloroform (TT), đun trên cách thủy nóng, lọc, cô dịch lọc trên cách thủy đến cạn. Hòa cắn trong 1 ml ethanol (TT).

Dung dịch đối chiếu: Lấy 12 g Đẳng sâm (mẫu chuẩn) đã tán nhỏ, thêm 30 ml n-butanol (TT) và tiến hành chiết như đối với dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 μl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi được khoảng 12 cm, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phun dung dịch vanilin 1 % trong acid sulfuric (TT), sấy ở 110 °C cho đến khi các vết hiện rõ. Quan sát dưới ánh sáng thường. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho vết có cùng màu và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Xem thêm: Hoàn bát vị – Dược điển Việt Nam 5

Độ ẩm

Hoàn mềm: Không được quá 15,0 % (Phụ lục 12.13).
Hoàn cứng: Không được quá 12,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 85oC, 5h).

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ẩm.

Công năng, chủ trị

Công năng: Bổ khí, dưỡng huyết.

Chủ trị: Khí huyết lưỡng hư có biểu hiện: mệt mỏi. chán ăn, lười nói, khí đoản, sốc mặt bệch, chóng mặt hoa mắt, tim đập hồi hộp.

Cách dùng, liều lượng hoàn bát trân

Mỗi lần 6 g hoàn cứng, hoặc 1 viên hoàn mềm, ngày uống 2 lần

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *