Hướng dẫn bổ sung sắt đầy đủ cho bà bầu trong suốt thai kỳ

Cần bổ sung sắt đầy đủ cho bà bầu trong suốt thai kỳ

Thiếu sắt có thể gây ra thiếu máu, mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Việc bổ sung sắt đầy đủ cho bà bầu trong suốt thai kỳ là vô cùng cần thiết. Tìm hiểu ngay với chúng tôi qua bài viết sau đây!

1. Tác dụng của sắt với phụ nữ mang thai

Sắt là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình hình thành hồng cầu và tham gia vào tổng hợp các thành phần trong hệ miễn dịch, giúp tăng cường miễn dịch, phòng bệnh hiệu quả.

Theo nghiên cứu của Tổ chức y tế thế giới năm 2016, có khoảng 30% dân số thế giới bị thiếu máu, phần lớn nguyên nhân là do thiếu sắt, thường gặp ở phụ nữ và trẻ em. Tại Việt Nam, tình trạng thiếu máu do thiếu sắt cũng là vấn đề được quan tâm. Nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai chiếm khoảng 17,5%, thiếu máu do thiếu sắt chiếm gần 60%.

Thiếu sắt có thể gây ra thiếu máu, mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Ở phụ nữ mang thai, thiếu sắt còn ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi, cụ thể như sau:

– Máu giúp vận chuyển oxy đi khắp cơ thể, thiếu máu do thiếu sắt làm ảnh hưởng tới sự vận chuyển oxy trong cơ thể mẹ và từ mẹ sang thai nhi.

– Thông thường, nhu cầu về sắt của phụ nữ mang thai nhiều hơn so với bình thường, do cần cung cấp nuôi dưỡng thai nhi, giúp tăng cường sức khỏe và đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi. Thiếu sắt làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, băng huyết, nhiễm trùng hậu sản, suy nhược cơ thể… ở mẹ và gây suy dinh dưỡng, nhẹ cân, thiếu tháng, ảnh hưởng đến sự phát triển sức khỏe và trí tuệ của trẻ sau này.

– Thiếu sắt còn tạo cảm giác chán ăn, mất ngủ, mệt mỏi do lượng oxy lên não cũng như các tế bào trong cơ thể ít.

2. Bổ sung sắt cho bà bầu như thế nào?

2.1 Nhu cầu sắt của phụ nữ mang thai là bao nhiêu?

Nhu cầu về sắt của phụ nữ thông thường là 15mg/ngày. Đến khi mang thai, cơ thể cần cung cấp một lượng gấp đôi bình thường, khoảng 30mg/ngày. Nếu cung cấp không đủ, thiếu sắt dài ngày sẽ ảnh hưởng tới cả sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Khi mang thai, nhu cầu về sắt của mẹ tăng lên

Khi mang thai, nhu cầu về sắt của mẹ tăng lên

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo, phụ nữ mang thai lần đầu nên bổ sung thêm sắt mỗi ngày, uống kéo dài tới sau sinh một tháng. Liều bổ sung là 60mg sắt kết hợp 400mcg Acid folic mỗi ngày. Ngoài ra, nên sử dụng các thực phẩm có tăng cường sắt, acid folic cho phụ nữ mang thai.

2.2 Nên bổ sung sắt từ tháng thứ mấy thai kỳ?

Tùy thuộc mỗi giai đoạn thai kỳ, lượng sắt cần cung cấp cũng không giống nhau:

– 3 tháng đầu: Thai nhi bắt đầu hình thành, nhu cầu về sắt thấp, thậm chí lượng sắt cần bổ sung cho mẹ còn giảm so với bình thường do khi mang thai không bị mất máu vì kinh nguyệt.

– 3 tháng giữa thai kỳ: Cần bổ sung sắt do nhu cầu tăng cao. Đây giai đoạn thai nhi phát triển mạnh mẽ, mẹ bầu cần bổ sung sắt đúng cách mỗi ngày.

– 3 tháng cuối: Nhu cầu sắt tiếp tục tăng cao để nuôi dưỡng, tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện của thai nhi.

– Sau sinh 1-3 tháng: Mẹ cần tiếp tục bổ sung sắt để ngăn ngừa nguy cơ thiếu sắt do mất máu khi sinh.

Mẹ bầu cần lưu ý, cơ thể chỉ hấp thu được 10-15% lượng sắt được bổ sung từ đồ ăn, thực phẩm bảo vệ sức khỏe hay thuốc. Vậy nên, luôn bổ sung lượng sắt với mức cao hơn nhu cầu thực tế. Tuy nhiên, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến các tác dụng phụ như tiêu chảy, táo bón, chướng bụng, chán ăn…

Các mẹ chỉ nên bổ sung sắt ở liều thấp nhất có thể để hạn chế đến mức thấp nhất các tác dụng phụ của cơ thể, tránh các tác dụng không mong muốn xảy ra.

2.3 Những loại thực phẩm nên dùng để bổ sung sắt

Nguồn bổ sung sắt an toàn và hiệu quả nhất chính là từ các loại thực phẩm sử dụng hàng ngày. Sắt có nhiều trong các loại thực phẩm sau đây:

– Các loại thịt đỏ, tim, gan, thịt gia cầm, cá, nghêu, hàu, lòng đỏ trứng.

– Ngũ cốc, cây họ đậu, rau có lá xanh đậm, bông cải, bí ngô, và trái cây khô.

Sắt từ động vật hấp thu tốt hơn so với sắt có nguồn gốc thực vật. Thông thường, cơ thể có khả năng hấp thu 10 – 15% sắt từ động vật nhưng chỉ hấp thu được 5 – 10% sắt từ thực vật.

Tuy nhiên, các báo cáo cho thấy, lượng sắt và Acid folic trong khẩu phần ăn của bà bầu chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu khuyến cáo. Do đó, để cung cấp đủ sắt cho cơ thể, phụ nữ mang thai cần sử dụng thêm các chế phẩm chứa sắt.

Bổ sung sắt từ các thực phẩm sử dụng hàng ngày

Bổ sung sắt từ các thực phẩm sử dụng hàng ngày

Ngoài việc bổ sung sắt, Acid folic thì phụ nữ mang thai hay đang cho con bú cũng nên bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất thiết yếu khác như kẽm, magie, vitamin A, C, E… giúp cho trẻ phát triển toàn diện, khỏe mạnh mỗi ngày.

2.4 Một số lưu ý cho bà bầu khi sử dụng các chế phẩm bổ sung sắt

Trên thị trường, có 2 dạng thuốc bổ sung sắt: Sắt vô cơ và sắt hữu cơ. Sắt hữu cơ dễ hấp thu và ít gây táo bón hơn dạng vô cơ.

Theo dạng bào chế, có 2 dạng: Viên nang và dung dịch. Dạng dung dịch dễ hấp thu, ít gây táo bón nhưng lại khó uống và dễ bị buồn nôn sau khi uống. Sắt dạng viên thì dễ uống, không gây khó chịu, buồn nôn khi uống nhưng hấp thu kém hơn dạng dung dịch và gây nóng trong nhiều hơn.

Khi bổ sung sắt, cần chú ý những điều sau để sắt được hấp thu một cách tối ưu:

– Nên uống lúc bụng đói và uống cùng các loại nước giàu vitamin C như nước cam, nước chanh… để tăng khả năng hấp thu sắt của cơ thể, tốt nhất là uống sắt sau ăn 1-2 giờ. Tránh uống cùng trà hay cà phê, sữa… vì sẽ làm giảm hấp thụ sắt.

Thời điểm uống sắt tốt nhất là sau ăn 1-2 giờ

Thời điểm uống sắt tốt nhất là sau ăn 1-2 giờ

– Canxi làm cản trở khả năng hấp thụ sắt, không nên uống cùng thời điểm với các chế phẩm chứa Canxi. Nên uống cách xa nhau ít nhất 2 giờ.

– Sắt có thể gây táo bón, nên uống nhiều nước và bổ sung nhiều các thực phẩm giàu chất xơ để phòng ngừa táo bón.

– Trước khi bổ sung sắt nên hỏi ý kiến bác sĩ để sử dụng đúng cách và mang lại hiệu quả cao.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về tác dụng của sắt đối với bà bầu và cách bổ sung sắt sao cho hiệu quả nhất. Mong rằng qua bài viết này, mẹ bầu có thêm kinh nghiệm về sử dụng sắt sao cho hợp lý để có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *