Bong gân cổ chân: Những điều cần biết đầy đủ nhất

Bong gân cổ chân

Bong gân cổ chân

Bong gân không còn là một tổn thương xa lạ đối với cuộc sống sinh hoạt thường ngày của mỗi chúng ta. Đặc biệt là khi bong gân cổ chân – vị trí có vai trò quan trọng trong quá trình di chuyển, vận động. Hãy cùng trang bị cho mình những thông tin cần thiết nhất để có cách xử lý hiệu quả trong trường hợp bị bong gân cổ chân nhé!

Khi gặp những chấn thương do chơi thể thao, mang giày cao gót hay vô ý ngã cầu thang, dây chằng bao quanh vùng khớp cổ chân có thể bị giãn quá mức. Tình trạng đó được gọi là bong gân hay lật cổ chân. Thậm chí nặng có thể gây rách một phần hay toàn bộ dây chằng.

Hình ảnh bong gân cổ chân

Hình ảnh bong gân cổ chân

Bất kỳ đối tượng nào khi gặp phải những sự cố trên đều rất dễ dẫn đến tổn thương, nhất là ở những người đã từng bị bong gân cổ chân trước đó. Việc di chuyển, làm việc, vận động của người bệnh sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều. Vì vậy, tuyệt đối không được xem nhẹ, chủ quan mà phải có các biện pháp chữa trị dứt điểm và nhanh chóng.

Trước hết, người bệnh sẽ tự cảm nhận được phần khớp cổ chân đột ngột chịu một lực tác động nào đó với cường độ lớn hơn bình thường (có thể là lực kéo, gập, xoắn,…). Dây chằng là nơi trực tiếp chịu những tổn thương đó, biểu hiện như sau:

– Một tiếng động bất thường có thể phát ra, báo hiệu cổ chân bị trật.

– Tiếp theo, phần da bên ngoài bị sưng lên và bầm tím nhanh chóng. Tùy theo mức độ chấn thương mà phần diện tích xuất hiện triệu chứng chỉ tập trung khu trú hoặc lan thành khoảng rộng.

– Hoạt động của khớp cổ chân sẽ trở nên khó khăn từ gập duỗi nhẹ nhàng cho đến đi lại, vận động.

– Mức độ đau tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Có thể đau âm ỉ hoặc ngày càng tăng lên, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

– Đặc biệt, nếu không được chăm sóc và điều trị hợp lý, tình trạng chấn thương sẽ trở nên nặng hơn. Thậm chí dẫn đến tổn thương các dây thần kinh và mạch máu, nặng nhất có thể tê liệt chân.

Triệu chứng của bong gân cổ chân

Triệu chứng của bong gân cổ chân

Vì vậy, người bệnh cần tự theo dõi, phát hiện chính xác mức độ bong gân để có các biện pháp điều trị phù hợp, mang lại hiệu quả và phòng ngừa biến chứng.

Các mức độ bong gân cổ chân khác nhau

Các mức độ bong gân cổ chân khác nhau

Do lực gây chấn thương ở các trường hợp khác nhau là khác nhau nên mức độ bong gân gặp phải cũng có thể nặng hay nhẹ. Có thể chia ra thành 3 mức chính theo cấp độ tăng dần như sau:

– Mức độ 1: Đây là mức nhẹ nhất, gặp phổ biến nhất. Lực tác động tương đối nhẹ, dây chằng chỉ bị giãn. Thể hiện ra ngoài là một vết sưng nhỏ, kèm theo cảm giác đau nhẹ. Người bệnh vẫn có thể đi lại được.

– Mức độ 2: Là mức trung bình gây ra bởi lực mạnh hơn. Khiến dây chằng bị đứt hoặc rách một phần. Vết sưng trở nên lớn hơn, có hiện tượng thâm tím. Đứng lên cũng đã gây cảm giác không vững ở cổ chân.

– Mức độ 3: Mức độ nặng nhất, nghiêm trọng nhất. Dây chằng cổ chân bị đứt toàn bộ. Đứng dậy trở nên khó khăn, cảm giác đau đớn mạnh. Khu vực thâm tím lan rộng, sưng lớn ở cổ chân.

Trước tiên, bằng các dấu hiệu như đã mô tả và thực tế gặp phải, cần xác định chính xác về tình trạng mức độ cụ thể tổn thương như thế nào để có thể lựa chọn tự điều trị tại nhà hay phải đến gặp các bác sĩ chuyên môn đề phòng rủi ro nặng hơn như gãy xương có thể xảy ra.

4.1 Cách chữa trị bong gân cổ chân tại nhà

Trong trường hợp bong gân ở mức nhẹ, người bệnh có thể tự mình áp dụng các phương pháp sơ cứu và cách chữa trị đơn giản như sau:

– Đầu tiên, chườm đá là cách xử trí hữu hiệu nhất giúp hạn chế tối đa tình trạng sưng, bầm tím ở cổ chân. Nên bọc đá qua lớp khăn vải mềm, ngày chườm từ 2-3 lần, mỗi lần khoảng 20-30 phút.

Chườm đá giúp điều trị bong gân cổ chân

Chườm đá giúp điều trị bong gân cổ chân

– Trong thời gian tiếp theo, nên hạn chế đi lại, vận động. Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, nằm tĩnh dưỡng. Đặc biệt, chân nên được để cao hơn tim, thuận tiện cho máu lưu thông.

– Nặng hơn, có thể cố định cổ chân bằng nẹp, hoặc băng ép. Cần thiết phải di chuyển hãy dùng nạng để không gây thêm áp lực cho cổ chân đang bị tổn thương. Từ đó góp phần bình phục nhanh chóng hơn.

– Khi cần, có thể sử dụng phối hợp với một số loại thuốc giảm đau, giảm viêm, chống phù nề.

– Sau 5-7 ngày, nếu vết sưng đã giảm đi đáng kể, có thể tập ngay các bài tập giúp hồi phục, lấy lại sự mềm dẻo, khỏe mạnh của khớp cổ chân.

4.2 Điều trị bong gân cổ chân tại các cơ sở y tế

Đối với những bệnh nhân bị bong gân ở mức độ vừa cho đến nặng, cách an toàn nhất là hãy đến ngay bệnh viện gần nhất để được chẩn đoán chính xác bằng cách chụp X-quang, siêu âm hay chụp cộng hưởng từ (MRI) . Dựa vào kết quả có được, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị thích hợp và hiệu quả nhất.

Bong gân cổ chân nặng cần đến gặp bác sĩ để điều trị

Bong gân cổ chân nặng cần đến gặp bác sĩ để điều trị

Phương pháp vật lý trị liệu với nhiều ưu điểm về thời gian điều trị và mức độ tác dụng, đang ngày càng được ưu tiên lựa chọn. Người bệnh mau chóng hồi phục, hạn chế tối đa được các tổn thương có thể gặp phải khác trong quá trình điều trị. Các loại thuốc giảm đau, chống viêm cũng có thể được sử dụng đồng thời để nâng cao tác dụng.

4.3 Một số lưu ý đặc biệt khi điều trị bong gân cổ chân

Những lưu ý đặc biệt khi xử trí bong gân cổ chân

Những lưu ý đặc biệt khi xử trí bong gân cổ chân

Để giúp vết thương chóng lành trong quá trình điều trị bong gân cổ chân cần chú ý một số vấn đề sau :

– Đảm bảo chắc chắn không dùng rượu, dầu gió hay các cao có tính nóng để xoa bóp vết thương. Khi làm điều này sẽ khiến máu lưu thông mạnh hơn, có thể dẫn đến teo cơ, cứng khớp về sau. Bong gân chỉ nên dùng các chất có tính gây lạnh, giúp giảm đau tại chỗ

– Không nên dùng thuốc từ lá cây, cỏ để đắp điều trị bong gân vì đây là phương thức dân gian chưa được kiểm chứng đầy đủ. Vì thế có thể gây ra những biến chứng, hậu quả nặng nề không kiểm soát được.

– Nghỉ ngơi trong thời gian điều trị là cần thiết. Tuy nhiên, sau khi chân khỏe lại cần phải luyện tập dần dần để hồi phục chức năng cho chân. Qua quá trình tập, phần cơ sẽ khỏe hơn, khớp cũng trơn hơn, hoạt động dễ dàng hơn.

Để giảm tối thiểu thời gian điều trị và nhanh chóng phục hồi, những người bị bong gân cổ chân ngoài việc sơ cứu và đặc trị cũng nên thiết lập, duy trì cho mình một thói quen sinh hoạt lành mạnh, chế độ ăn uống hợp lý.

Thói quen tốt cho sức khỏe bao gồm: Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh lao động nặng, ngủ đủ giấc, giữ cho tinh thần thoải mái,…

Bệnh nhân bong gân cổ chân nên ăn gì nhanh khỏi?

Bệnh nhân bong gân cổ chân nên ăn gì nhanh khỏi?

Đồng thời người bệnh cần bổ sung một chế độ dinh dưỡng thích hợp, góp phần nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể nhanh phục hồi hơn. Bao gồm:

– Rau, thức ăn có nguồn gốc thực vật: Nhờ đặc tính chứa nhiều thành phần có tác dụng chống oxy hóa, các nguồn thực phẩm này giúp hạn chế tối đa viêm gân, vì vậy làm giảm bớt mức độ nghiêm trọng của bệnh. Đặc biệt ở những loại rau có màu xanh đậm như: rau ngót, rau cải,…

– Protein: có khả năng sản sinh, tăng cường cơ bắp, sửa chữa những tổn thương ở dây chằng. Vì vậy, các nguồn thực phẩm giàu protein như: thịt, trứng, sữa, cá,… nên được bổ sung với lượng đáng kể vào thực đơn của người bị bong gân cổ chân.

– Hoa quả tươi: Hàm lượng vitamin C cao sẽ giúp thúc đẩy quá trình sản sinh Collagen, protein ở các mô trong cơ thể. Từ đó có tác dụng chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây viêm, nhiễm.

– Nước hầm xương rất giàu Glucosamine – một loại đường đặc biệt tốt cho gân, khớp, xương. Nhờ đó có thể giảm các cơn đau và nhanh chóng cải thiện ở người bị bong gân cổ chân.

Bên cạnh đó, người bị bong gân cũng không nên sử dụng một số loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe, kéo dài hay tăng thêm tình trạng bệnh như sau:

– Đồ chiên rán: Do chứa nhiều acid béo Omega-6 nên làm tăng phản ứng viêm, tình trạng bong gân có thể trở nên nặng hơn.

Bị bong gân cổ chân không nên ăn thực phẩm chiên rán

Bị bong gân cổ chân không nên ăn thực phẩm chiên rán

– Đường: Tiêu thụ lượng lớn có thể gây suy giảm chức năng miễn dịch. Dẫn đến dây chằng hồi phục lâu hơn.

– Muối: Thức ăn quá mặn gây tăng đào thải Kali qua đường nước tiểu, vì thế trong cơ thể sẽ suy giảm, do đó bệnh nhân chữa trị lâu khỏi hơn.

– Các chất kích thích như: Rượu, bia, cà phê, chè cũng làm kéo dài phản ứng sưng, viêm của người bệnh. Cần được hạn chế tối đa.

Trong cuộc sống sinh hoạt, làm việc hàng ngày, để phòng ngừa bong gân cổ chân, mỗi người hãy chủ động bảo vệ mình, tránh những chấn thương không đáng có. Có thể tham khảo một số biện pháp đơn giản sau đây:

– Trước khi chơi thể thao hay hoạt động thể lực mạnh, hãy khởi động kỹ càng để tất cả các cơ, khớp đều được mềm dẻo, linh hoạt, đặc biệt là khớp cổ chân.

Khởi động kỹ trước khi luyện tập để phòng ngừa bong gân

Khởi động kỹ trước khi luyện tập để phòng ngừa bong gân

– Cần trang bị giày thể thao đúng cỡ, chủng loại, chất liệu phù hợp. Khi cần thiết có thể dùng thêm đồ dùng giúp bảo vệ cổ chân.

– Chú ý cẩn thận khi chạy, nhảy, đi lên xuống cầu thang.

– Những người thừa cân, béo phì cũng nên có kế hoạch giảm cân để giảm bớt áp lực đè nén lên phần cổ chân.

– Vì bong gân có thể tái đi tái lại nhiều lần, dẫn đến bong gân mạn tính. Nên cần đặc biệt lưu ý ở những người đã từng bị tổn thương dây chằng.

Như vậy, bong gân cổ chân tuy là một tình trạng tổn thương không quá nguy hiểm, nhưng đòi hỏi mỗi người cần quan tâm, biết cách chữa trị thích hợp. Nếu không có thể dẫn đến các biến chứng, tình trạng bệnh nặng hơn, khó điều trị và phục hồi. Tốt hơn hết, hãy cẩn thận tuyệt đối trong những hoạt động, công việc hàng ngày để phòng ngừa một cách hiệu quả.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *