7+ Mẹo chữa cảm lạnh hiệu quả tức thì

Bệnh cảm lạnh

Cảm lạnh là một căn bệnh thường gặp khi giao mùa, đặc biệt là ở những đối tượng có sức đề kháng yếu như người già, trẻ nhỏ? Phải làm sao khi bị cảm lạnh? Cùng tìm hiểu thêm các thông tin về bệnh và những bài thuốc đơn giản giúp điều trị bệnh chóng khỏi.

Cảm lạnh là một bệnh lý thường gặp, nhất là với trẻ nhỏ và người già. Đây là bệnh gây ra bởi virus đường hô hấp và có mức độ nhẹ hơn cảm cúm. Bệnh thường xuất hiện vào những hôm trời mưa, lạnh hoặc khi thay đổi thời tiết.

Mặc dù cảm lạnh được cho là không đáng lo ngại nhưng nếu đối tượng bị bệnh là trẻ em thì lại nguy hiểm vì có thể dẫn đến viêm phổi, viêm phế quản,… Vì thế, tuyệt đối không được chủ quan khi bị bệnh và cần có các biện pháp điều trị nhanh chóng, thích hợp.

Nguyên nhân của cảm lạnh có thể là do nhiều chủng virus khác nhau gây ra. Trong đó, thường gặp nhất là chủng Rhinovirus. Ngoài ra còn có thể do Coronavirus, Adenovirus hoặc hơn 200 chủng virus khác.

Virus có thể lây từ người này sang người khác qua việc tiếp xúc của tay người với các vật nhiễm. Sau đó, dùng tay chùi lên mắt hoặc mũi. Hiện chưa rõ virus có lây qua đường không khí hay không nhưng những người tiếp xúc nhiều với người bệnh thường cũng dễ có khả năng mắc bệnh hơn.

Rhinovirus gây bệnh cảm lạnh

Rhinovirus gây bệnh cảm lạnh

Các triệu chứng thường gặp của cảm lạnh:

– Ho.

– Chảy nước mũi.

– Nghẹt mũi.

– Đau họng.

– Đau cơ.

– Mệt mỏi.

– Đau đầu.

– Ăn không ngon.

– Sốt nhẹ.

– Đờm vàng hoặc xanh lá.

Các triệu chứng trên thường tự biến mất sau 7-10 ngày. Tuy nhiên, chúng có thể kéo dài đến vài tuần.

Triệu chứng ho trong bệnh cảm lạnh

Triệu chứng ho trong bệnh cảm lạnh

Khi bị cảm lạnh, người bệnh có thể áp dụng các mẹo cực dễ sau để khỏi bệnh nhanh chóng:

Vệ sinh mũi: chảy nước mũi là triệu chứng hay gặp nhất của bệnh cảm lạnh. Vì thế cần thường xuyên hỉ mũi để tống chất nhầy ra ngoài và dùng nước muối sinh lý xịt mũi để giúp vệ sinh mũi.

Súc họng nhiều lần trong ngày: cảm lạnh làm tổn hại chủ yếu đến họng, gây ra đau họng, ho và tiết nhiều đờm. Vì thế cần súc họng bằng nước muối nhiều lần trong ngày để vệ sinh họng hiệu quả, loại bỏ vi khuẩn và giúp chống viêm, làm dịu cơn đau họng.

Nên dùng nước ấm pha với một ít muối hoặc cũng có thể sử dụng nước muối sinh lý.

Uống nước ấm: uống nhiều nước ấm sẽ giúp làm tan đờm, giảm nhẹ cơn đau họng. Nên pha cùng một ít gừng, mật ong và chanh để làm tăng mùi vị của thức uống và tăng hiệu quả điều trị do khả năng làm ấm cơ thể.

Sử dụng các loại tinh dầu: lấy một chút tinh dầu xoa nhẹ vào vùng mũi, gan bàn chân, thái dương,… sẽ giúp làm ấm cơ thể, trị nghẹt mũi và phòng ngừa cảm lạnh. Ngoài ra, còn có thể dùng tinh dầu để tắm bằng cách nhỏ vài giọt hòa vào nước ấm.

Dùng túi chườm: có thể chườm mát ở vùng trán hay mũi để giảm đau đầu và hạ sốt. Ngoài ra, còn có thể chườm nóng ở mũi để làm tiêu lớp dịch nhầy và chườm lạnh ở mũi để làm giảm đau vùng mũi.

Xông hơi: Xông hơi giúp điều tiết thân nhiệt cơ thể và giãn mạch máu, giải cảm, hạ sốt. Có thể dùng các loại lá như ngải cứu, nhân trần, lá bưởi,…

+ Cho tất cả vào nồi và đổ nước ngập mặt lá rồi đun sôi.

+ Người bệnh cần cởi hết quần áo và trùm chăn kín người.

+ Mở nồi xông ra và hít thở mạnh.

+ Xông đến khi mồ hôi chảy đầm đìa thì dừng lại và tắm qua bằng nước ấm.

+ Cần lưu ý không để bị bỏng khi xông, tránh dùng cho trẻ nhỏ.

Nghỉ ngơi hợp lý: cảm lạnh sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải. Vì thế, có nhiều người thường cố gắng vận động nhiều, làm việc gắng sức để đẩy lui bệnh. Tuy nhiên, việc làm này chỉ làm bệnh trở nên nặng hơn. Vì thế, khi bị cảm lạnh, điều bạn cần làm là có một chế độ ăn uống nghỉ ngơi phù hợp để có thêm sức khỏe và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Không nên ra ngoài nhiều: cảm lạnh thường xảy ra khi thời tiết trở lạnh hoặc có mưa. Vì thế nếu bệnh nhân đi ra ngoài nhiều sẽ càng làm nặng thêm bệnh. Không những thế, việc tiếp xúc với nhiều người còn có thể khiến cho bệnh lan truyền.

Súc miệng bằng nước muối trị cảm lạnh

Súc miệng bằng nước muối trị cảm lạnh

Không nên tự ý dùng thuốc tây y để điều trị bệnh, cần hỏi ý kiến bác sĩ hoặc các nhân viên y tế trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.

Cảm lạnh là một bệnh thường gặp cho tất cả mọi người, mỗi năm thường xuất hiện vài lần. Vì thế cần có những biện pháp để phòng chống cảm lạnh:

– Rửa tay thường xuyên với xà phòng: vì virus gây cảm lạnh lây qua đường tiếp xúc trực tiếp bằng tay nên cần phải vệ sinh tay sạch sẽ để tiêu diệt các mầm bệnh.

– Không dùng chung đồ và hạn chế việc tiếp xúc với người bệnh.

– Vệ sinh nhà cửa, không gian xung quanh sạch sẽ, thoáng mát để tránh sự tích tụ của vi khuẩn.

– Có chế độ sinh hoạt khoa học: ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

Rửa tay bằng xà phòng ngăn ngừa cảm lạnh

Rửa tay bằng xà phòng ngăn ngừa cảm lạnh

Hy vọng bài viết trên đây của chúng tôi sẽ giúp cho quý độc giả nắm được những thông tin cơ bản về bệnh cảm lạnh. Nếu muốn khỏi bệnh nhanh chóng, hãy áp dụng các mẹo kể trên để trị dứt điểm căn bệnh thường gặp này nhé!!!

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *