Viêm tai giữa nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Viêm tai giữa nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Viêm tai giữa nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Viêm tai giữa là một trong những bệnh lỳ nhiễm trùng vô cùng nguy hiểm, nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể gây nên những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, thậm chí gây điếc. Chế độ ăn uống hợp lý đóng một vai trò thiết yếu trong việc giảm nguy cơ viêm tai giữa. Vậy, người bị viêm tai nên ăn gì và cần phải kiêng gì? Hãy cùng Dược Điển Việt Nam tìm hiểu qua bài viết sau đây.

I. Viêm tai giữa nên kiêng gì?

1. Đối với người lớn

Viêm tai giữa thường xuất hiện ở trẻ em nhiều hơn người lớn. Tuy nhiên, với người lớn việc ăn uống đa dạng hơn nên lại cần chú ý hơn rất nhiều.

Thức ăn cứng, dai

– Khi bị viêm tai giữa sẽ ảnh hưởng đến hệ thống răng và hàm, khiến việc nhai khó khăn hơn, khó nhai. Đồ ăn cứng, dai sẽ cần hàm hoạt động nhiều, gây đau nhức cho tai đang bị viêm. Điều này khiến bệnh nặng và khó điều trị hơn.

– Những đồ ăn hạn chế như thịt bò, mía, ngô, táo,…

– Không nên nhai kẹo cao su vì cần cơ hàm hoạt động nhiều, gây khó chịu, đau nhức phần tai bị viêm.

Thực phẩm dễ gây dị ứng

Có nhiều nghiên cứu cho thấy, những người bị ứng thực phẩm có tỷ lệ mắc viêm tai giữa cao hơn. Do đó, cần loại bỏ những sản phẩm gây dị ứng khỏi chế độ ăn để cải thiện tình trạng bệnh. Một số thực phẩm dễ gây dị ứng như sữa, trứng, đậu nành…và một số loại hải sản.

Thực phẩm cay nóng, chiên xào, nhiều gia vị

Không nên ăn những món chiên, xào

Không nên ăn những món chiên, xào

Ăn đồ ăn cay nóng, chiên xào, nhiều gia vị như mì cay, tiêu, ớt… có thể gây ù tai, đau nhức nghiêm trọng làm bệnh nặng hơn. Ngoài ra món ăn chứa nhiều dầu mỡ làm chậm quá trình hồi phục tổn thương của cơ thể.

Đồ ăn kích thích quá trình mưng mủ trong tai

Bệnh viêm tai giữa khiến đau nhức, sưng đỏ và chảy dịch trong tai. Do đó nên tránh những thực phẩm gây kích thích mưng mủ trong tai như đồ nếp, hải sản, thịt bò…

Một số điều cần phải tránh khác, bao gồm:

– Không sử dụng chất kích thích, các đồ uống có cồn như rượu, bia, thuốc lá…

– Những thực phẩm quá ngọt như bánh kẹp, kem… có thể khiến chất nhầy vướng ở cổ, gây khó chịu.

2. Đối với trẻ nhỏ

Với trẻ nhỏ, bố mẹ nên chú ý những loại thực phẩm sau đây để cải thiện tình trạng viêm tai giữa cho trẻ.

Nên tránh cho con uống những sản phẩm gây dị ứng như sữa bò

Nên tránh cho con uống những sản phẩm gây dị ứng như sữa bò

Theo nghiên cứu, chế độ ăn không có chất dị ứng giúp 86% trẻ bị viêm tai giữa cải thiện triệu chứng và bệnh lại tái phát nếu ăn những loại thực phẩm này. Những thực phẩm gây dị ứng có thể gây viêm do liên quan đến phức hợp kháng nguyên – IgG, đặc biệt phức hợp protein có trong sữa bò.

– Đối với trẻ sơ sinh đang bú bình: Không được để trẻ bú bình nằm ngửa, nên đảm bảo một góc 30 độ hoặc hơn.

– Nếu trẻ đang được bú sữa mẹ thì các mẹ nên tránh những chất gây dị ứng thông thường như sữa bò, hoặc bất cứ những chất nào khác có thể gây dị ứng cho bé như đồ nếp, hải sản.

– Với những bé lớn hơn, không nên những thực phẩm quá cứng, dai hoặc được chế biến nhiều dầu mỡ, nhiều đường do chúng khiến đờm dễ vướng vào họng trẻ.

II. Viêm tai giữa nên ăn gì?

Ngoài những thực phẩm phải kiêng, trẻ nhỏ hay người lớn cần bổ sung thêm chất có khả năng chống viêm, chống oxy hóa, tốt cho tai như sau:

1. Uống nhiều nước

Việc giữ đủ nước cho cơ thể vô cùng quan trọng vì nước có thể giúp làm loãng chất nhầy được tiết ra. Mỗi ngày nên uống đủ 2 lít nước bao gồm cả sinh tố và súp.

Đồng thời nên uống và nấu thức ăn bằng nước tinh khiết. Tránh những loại nước chứa nhiều Clo, hay Flo.

2. Thịt gà

Thịt gà luộc cải thiện tình trạng viêm

Thịt gà luộc cải thiện tình trạng viêm

Nhiều người thắc mắc: Viêm tai giữa có nên ăn thịt gà? Họ cho rằng thịt gà có thể làm trầm trọng hơn tình trạng viêm, ngứa của bệnh viêm tai giữa. Tuy nhiên điều này không thực sự chính xác. Trong thịt gà có chứa nhiều chất tốt cho sức khỏe, trong đó có Vitamin A, E, D, sắt… là những chất tốt cho người bị viêm tai giữa. Ngoài ra thịt gà còn chứa acid amin thiết yếu, rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên cần chú ý khi một số điều sau:

– Không ăn thịt gà chiên: Đối với người bị viêm tai giữa nói chung đều không khuyến khích thức ăn chứa nhiều dầu mỡ. Chính vì vậy, nên ăn thịt gà được chế biến đơn giản như luộc, hấp, canh gà nấu nấm, súp bí đỏ thịt gà…hạn chế chiên rán.

– Ăn lượng vừa phải: Thịt gà chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể, tuy nhiên không nên ăn quá nhiều vì lượng lớn protein trong thịt gà có thể khiến bạn bị khó tiêu.

– Không kết hợp với các thứ kiêng kị: Thịt gà không nên nấu chung với rau thơm, rau kinh giới, cá chép… Người bệnh ăn chung có thể bị chóng mặt, đau bụng, ngứa…

3. Trái cây

Cam và các loại trái cây có múi khác với khả năng dọn sạch các gốc tự do gây ra các vấn đề về sức khỏe, bao gồm cả viêm tai giữa. Các vitamin C và E có trong cam, đặc biệt là glutathione giúp bảo vệ tế bào khỏi nhiễm trùng và hoạt động như một chất chống oxy hóa tự nhiên.

Cam có khả năng chống oxy hóa bảo vệ lớp tế bào ở tai bị viêm

Cam có khả năng chống oxy hóa bảo vệ lớp tế bào ở tai bị viêm

4. Omega-3

Omega 3 đã được chứng minh có khả năng chống viêm, do đó giảm các triệu chứng của bệnh viêm tai giữa. Một số thực phẩm chứa nhiều omega 3 là cá (cá thu, cá ngừ, đặc biệt là cá hồi), quả óc chó, hạt lanh…

Đồng thời nên thay thế các chất béo bão hòa trong mỡ động vật bằng các loại dầu thực vật chứa các các nối đôi chưa bão hòa như dầu hướng dương, dầu oliu để ngăn ngừa tình trạng viêm. Ngoài ra, chúng còn chứa nhiều Vitamin D và Vitamin A có khả năng chống oxy hóa, bảo vệ tai khỏi các tác nhân gây bệnh.

5. Vitamin C

Xây dựng một chế độ sinh dưỡng cân bằng, bổ sung thêm những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất sẽ giúp ích cho tình trạng viêm tai giữa. Vitamin có khả năng bảo vệ lớp niêm mạc trong tai, tăng cường thính lực.

Vitamin C có khả năng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, giúp tế bào bạch cầu tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. Một số thực phẩm chứa nhiều vitamin C như súp lơ, cam, quýt, đu đủ, việt quất…

6. Vitamin A

Vitamin A có đặc tính chống oxy hóa giúp giảm tình trạng viêm tai giữa hiệu quả. Do đó nên bổ sung thêm những đồ ăn sau trong thực đơn của bạn như gan bò, cà rốt, cà chua, cà tím xào mềm…

7. Rau xanh

Các loại rau xanh như bông cải xanh, bắp cải, rau bina là nguồn cung cấp lý tưởng acid folic, vitamin K, C, Kali, Magie. Các vitamin giúp ngăn ngừa sự hình thành các gốc tự do có thể làm tổn thương các mô trong tai. Ngoài ra, acid folic và khoáng chất khác giúp lưu thông máu đến tai tốt hơn.

Bông cải xanh giúp cải thiện tình trạng viêm tai giữa

Bông cải xanh giúp cải thiện tình trạng viêm tai giữa

Ngoài việc quan tâm đến chế độ ăn, người bệnh cần chú ý đến chế độ sinh hoạt hằng ngày để bệnh nhanh chóng cải thiện hơn.

– Tránh tình trạng căng thẳng quá mức, nên kết hợp thời gian làm việc – nghỉ ngơi hợp lý.

– Vệ sinh tai hằng ngày bằng nước muối sinh lý để tránh viêm nhiễm lan rộng ra ống tai ngoài, dẫn đến suy giảm thính lực.

– Cần tuân thủ theo đúng thuốc của bác sĩ, không nên tự ý nhỏ những loại thuốc khác.

– Không được sử dụng tăm bông, hoặc những dụng cụ cứng để tự lấy mủ tai ra bên ngoài. Khi bạn thực hiện không đúng cách, làm nhiễm trùng lan rộng hoặc nguy cơ thủng màng nhĩ gây hậu quả nghiêm trọng.

Biện pháp dinh dưỡng góp phần quan trọng hỗ trợ nhanh chóng đẩy lùi bệnh, tuy nhiên cần lưu ý rằng, chế độ ăn không thể giúp bạn khỏi hoàn toàn bệnh viêm tai giữa. Khi bị bệnh, nên đi khám tại các cơ sở y tế và sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để góp phần chữa dứt điểm bệnh.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *