Chụp cộng hưởng từ MRI

Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Chụp cộng hưởng từ MRI

Chụp cộng hưởng từ MRI là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại được ứng dụn nhiều trong ngành y học hiện nay. MRI dùng kiểm tra toàn bộ cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là não và thần kinh cột sống. Hãy cùng tìm hiểu những ích lợi mà kỹ thuật này mang lại cho nền y học qua bài viết dưới đây.

1. Chụp cộng hưởng từ MRI là gì?

MRI (Magnetic Resonance Imaging) là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh tiên tiến nhất hiện nay Phương pháp này sử dụng các từ trường mạnh và sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh. Những hình ảnh thu nhận sẽ có giá trị quan trọng trong việc phát hiện tổn thương, chẩn đoán và điều trị bệnh.

2. Khi nào bệnh nhân được chỉ định chụp cộng hưởng từ MRI?

Việc thực hiện chụp cộng hưởng từ sẽ do bác sĩ chỉ định. Sau đây là một số trường hợp thường được yêu cầu chụp MRI để cung cấp hình ảnh giúp cho việc chẩn đoán chính xác:

– Rà soát ung thư vú đối với những phụ nữ có nguy cơ mắc cao.

– Nghi ngờ u não, u thần kinh sọ não, tai biến, chấn thương, động kinh, bệnh chất trắng, viêm não – màng não, các dị tật bẩm sinh, các bệnh liên quan mạch máu,…

– Một số bệnh về mắt, tai, mũi, họng như u, chấn thương, viêm.

Thoát vị đĩa đệm, u tủy sống.

– Chấn thương và các bất thường về cột sống thắt lưng, khớp gối, khớp háng, khớp khuỷu tay,…

– Nghi ngờ có khối u phần mềm, đánh giá khả năng vô sinh của phụ nữ.

– Kiểm tra sức khỏe của các cơ quan nội tạng như gan, lách, phổi,…

– Một số bệnh lý về tim.
Hình ảnh của chụp cộng hưởng từ MRI não

Hình ảnh của chụp cộng hưởng từ MRI não

3. Ưu nhược điểm của chụp cộng hưởng từ

Ưu điểm:

– MRI hỗ trợ cho các bác sĩ trong việc đánh giá các chức năng và cấu trúc của nhiều cơ quan nội tạng trong cơ thể. 

– Chụp cộng hưởng từ MRI cung cấp nhanh, chính xác, có giá trị cao hơn so với chụp bằng tia X trong việc chẩn đoán bệnh tim mạch. 

– Có giá trị cao trong chẩn đoán giai đoạn đầu và đánh giá các khối u bên trong cơ thể.

– Phát hiện được các điểm bất thường phía sau các lớp xương trong các bệnh xương khớp trong khi các phương pháp khác khó có thể nhận ra được.

– Ảnh của các cấu trúc mô mềm rõ nét và chính xác hơn.

– Phương pháp này không phát ra các bức xạ gây nguy hiểm cho con người. An toàn, không gây tác dụng phụ cho người chụp đặc biệt là mẹ và thai nhi như trong tạo ảnh bằng chụp X – quang hay chụp CT.

Nhược điểm:

– Đồ vật bằng kim loại cấy trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng bởi từ trường mạnh.

– Bệnh nhân mang thai ở 12 tuần đầu tiên không được phép sử dụng và bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp khác.

4. Những việc cần phải làm để chụp MRI an toàn

Để thực hiện việc chụp cộng hưởng từ bệnh nhân cần lưu ý những quy định sau:

– Cần tuân thủ theo yêu cầu của nhân viên phòng máy.

– Không mang đồ trang sức, răng giả, thẻ ATM, các vật dụng bằng kim loại vào phòng máy. –

+ Lưu ý tuyệt đối không mang các đồ vật bằng kim loại vào phòng chụp vì chúng có thể bị hút mạnh và gây tổn thương cơ thể.

+ Những thiết bị điện từ bao gồm thẻ tín dụng, thẻ ATM, chìa khóa từ có thể bị xóa mất dữ liệu.

– Nằm yên trong khi chụp.

– Đối với bệnh nhân đang đặt các thiết bị điện tử như máy khử rung, máy trợ thính, máy tạo nhịp nhân tạo thì không nên vào phòng máy. Do từ trường mạnh trong máy có khả năng làm hỏng các thiết bị trên.

– Bệnh nhân phải báo cáo trước với nhân viên phòng chụp MRI nếu có mang theo van tim nhân tạo, vòng tránh thai, dụng cụ bơm thuốc tự động đặt dưới da, chỏm xương nhân tạo,,…

5.1 Chuẩn bị trước khi chụp

– Bệnh nhân mang theo kết quả siêu âm, xét nghiệm, phim X – quang và CT đã thực hiện trước đó (nếu có).

– Kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn tháo răng giả, trang sức trên người như đồng hồ đeo tay, thẻ từ, vòng, nhẫn,…

5.2 Trong quá trình chụp

Để có kết quả chính xác nhất, bệnh nhân nên tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu sau:

– Bệnh nhân cần nằm yên, không được cử động trong lúc chụp.

– Nếu chụp vùng cổ, không được nuốt nước bọt trong khi chụp. Đối với vùng ngực hoặc bụng, có thể nhân viên y tế sẽ yêu cầu nín thở trong khoảng thời gian ngắn để hình ảnh được sắc nét hơn.

– Chụp MRI không đau. Một số trường hợp có cảm giác hơi mỏi vì phải nằm yên ở một tư thế.

– Nếu cần tiêm thuốc tương phản từ, nhân viên phòng chụp sẽ hỏi bệnh nhân về tiền sử dị ứng thuốc, tiền sử về bệnh thận trước khi chụp. Sau đó, sẽ hướng dẫn ký giấy cam kết.

– Thời gian chụp cộng hưởng dao động từ 15 – 60 phút tùy theo từng bệnh nhân. Trường hợp có tiêm thuốc tương phản thì thời gian chụp tối thiểu là 20 phút.

Nhân viên phòng máy chuẩn bị chụp MRI

Nhân viên phòng máy chuẩn bị chụp MRI

5.3 Một số phản ứng phụ sau khi chụp cộng hưởng từ MRI

Chụp cộng hưởng từ khá an toàn, rất hiếm khi gặp phản ứng phụ. Tuy nhiên, thuốc tương phản có thể gây một số phản ứng như: Buồn nôn, đau đầu, nóng rát tại chỗ tiêm.

Do vậy, để đảm bảo an toàn bệnh nhân sẽ được theo dõi trong thời gian khoảng 15 phút tại phòng chờ để phát hiện các triệu chứng dị ứng thuốc (nếu có).

6. Giá chụp cộng hưởng từ MRI

Vì đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại nhất nên chi phí cho mỗi lâng chụp cao hơn so với các phương pháp khác. Và giá sẽ chênh lệch theo từng bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh, vị trị chụp…

– Theo vị trí chụp: Những bộ phận khác nhau sẽ có cách chụp khác nhau. Do đó, giá chụp của mỗi vị trí cũng khác nhau. Một số trường hợp, cần phải sử dụng thuốc đối quang từ trong khi chụp, nên chi phí sẽ cao hơn.

– Mỗi bệnh viện giá chụp cũng khác nhau tùy vào cơ sở vật chất, chất lượng dịch vụ.

– Dựa vào đời máy, thông số kỹ thuật của máy: Hiện nay, có một số máy chụp cộng hưởng từ như 0.5 Tesla, 1.5 Tesla, 3.0 Tesla và hãng sản xuất khác nhau nên giá chụp cũng khác nhau.

– Hiện nay, giá chụp cộng hưởng từ có thể dao động trong khoảng từ 1.500.000 đến 3.000.000 đồng/vị trí.

7. Một số gợi ý về các cơ sở uy tín nên chụp cộng hưởng từ MRI

Ngày nay, kỹ thuật chụp cộng hưởng từ MRI đang được áp dụng ở rất nhiều bệnh viện trên toàn quốc. Dưới đây là một số cơ sở uy tín có thể tham khảo để lựa chọn:

– Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã đưa vào sử dụng máy chụp cộng hưởng từ mới 3.0 Tesla công nghệ Silent từ nhà sản xuất GE Healthcare Hoa Kỳ.

– Bệnh viện hữu nghị Việt Đức.

– Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc.

– Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc.

– Bệnh viện quân đội 108.

– Bệnh viện quân y 103.

– Bệnh viện Bạch Mai.

– Bệnh viện Đại học Y.

Trên đây là những thông tin cần biết về chụp cộng hưởng từ MRI. Hi vọng với những thông tin này sẽ giúp độc giả có cái nhìn đầy đủ về phương pháp này hiểu được ứng dụng của chúng trong y tế. 

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *